Ba dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư tuyến giáp ở trẻ em
Trẻ em thường ít được chú ý thăm khám tuyến giáp, vì vậy bệnh thường phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe.
Trẻ em thường ít được chú ý thăm khám tuyến giáp, vì vậy bệnh thường phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe.
Ung thư tuyến giáp trẻ em xuất hiện ở độ tuổi dưới 18. Bệnh ít gặp hơn người lớn, tuy nhiên khi trẻ xuất hiện u giáp, tỷ lệ gặp ung thư cao hơn.
Tại Mỹ, ung thư tuyến giáp chiếm 1,8% ở độ tuổi dưới 20 và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Đây là một trong 8 bệnh ung thư thường gặp ở độ tuổi 15-19. Ung thư tuyến giáp là loại ung thư phổ biến thứ hai của trẻ nữ, tỷ lệ nữ/nam là 5/1.
Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp trẻ em
Nguyên nhân ung thư tuyến giáp ở trẻ em thường không xác định được giống như người lớn. Các yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến giáp trẻ em là:
- Tiền sử tiếp xúc tia xạ, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi là nhạy cảm nhất.
- Tiền sử mắc bệnh tuyến giáp, thiếu iod.
- Yếu tố di truyền (gặp trong các hội chứng đau tuyến nội tiết, hội chứng Cowden, Carney complex…)
Trẻ em thường ít được chú ý thăm khám tuyến giáp, vì vậy bệnh thường phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe. Biểu hiện lâm sàng hay gặp của bệnh là:
- Khàn tiếng
- Khối sưng phồng vùng tuyến giáp
- Hạch cổ

Nguyên nhân ung thư tuyến giáp ở trẻ em thường không xác định được giống như người lớn. Ảnh: Ianslife.
Chẩn đoán
Chẩn đoán ung thư tuyến giáp trẻ em được thực hiện tương tự như với người lớn, gồm có:
- Khám lâm sàng: Đánh giá tuyến giáp (có sờ thấy khối tương ứng với tuyến giáp, kích thước, mật độ, số lượng…), hạch cổ, nội soi thanh quản đánh giá di động của hai dây thanh.
- Siêu âm tuyến giáp, đánh giá các đặc điểm hình ảnh để phân loại nguy cơ ác tính (TIRADS) và chọc hút tế bào u giáp dưới hướng dẫn siêu âm nếu nghi ngờ ung thư.
- Siêu âm phát hiện hạch cổ, chọc hút tế bào hạch khi nghi ngờ hạch di căn.
- Chụp cắt lớp vi tính vùng cổ có tiêm thuốc cản quang.
Thể ung thư phổ biến nhất là biệt hóa (ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang). Dựa trên lâm sàng và các thăm dò cận lâm sàng nói trên, ung thư tuyến giáp được phân giai đoạn là T-N-M. Trong đó:
- T (Tumor - khối u nguyên phát): Ung thư tuyến giáp trẻ em thường phát hiện muộn, hay xâm lấn các cấu trúc xung quanh như cơ dưới móng, khí quản, thực quản, dây thần kinh quặt ngược.
- N (Nodes - hạch cổ): Thường xuất hiện hạch di căn vùng cổ.
- M (Metastasis - di căn xa): Thường di căn phổi khi có di căn xa.

Ung thư tuyến giáp trẻ em khi phát hiện thường có di căn hạch vùng cổ. Ảnh: Heraldnet.
Điều trị ung thư tuyến giáp trẻ em như thế nào?
Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp trẻ em thường áp dụng là cắt toàn bộ tuyến giáp, nạo vét hạch cổ do khối u lớn, xâm lấn tổ chức xung quanh và di căn hạch cổ.
Sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, bệnh nhân được điều trị iod phóng xạ 131.
Ung thư tuyến giáp trẻ em khi phát hiện thường có di căn hạch vùng cổ, tuy nhiên điều trị phẫu thuật kết hợp với iod phóng xạ 131 cho tiên lượng tốt. Tỷ lệ khỏi bệnh cao tương đương ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa ở người lớn.
Để phát hiện sớm ung thư tuyến giáp, trẻ cần khám sức khỏe định kỳ một năm/lần, được kiểm tra vùng cổ và nội soi thanh quản đánh giá di động dây thanh. Cha mẹ cần cho trẻ khám ngay khi xuất hiện khối sưng phồng vùng cổ, nuốt nghẹn, nuốt vướng hay khàn tiếng.
Đặc biệt khi có yếu tố nguy cơ như tiếp xúc tia xạ vùng đầu cổ, thiếu iod, tiền sử bệnh tuyến giáp hay gia đình có bệnh ung thư tuyến giáp... trẻ cần được khám tuyến giáp định kỳ 6 tháng/lần. Nếu phát hiện có u tuyến giáp, tùy theo mức độ nghi ngờ trên siêu âm, bác sĩ khuyến cáo chọc hút kim nhỏ xét nghiệm giải phẫu bệnh ngay hoặc theo dõi và khám lại sau 3-6 tháng, 6-12 tháng.
Bài viết do thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Tâm, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai, cung cấp thông tin.

Phát động chiến dịch nâng cao nhận thức chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé
Mẹ và bé - 8 giờ trướcGĐXH - Chiến dịch truyền thông "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan" do Cục Bà mẹ và Trẻ em phát động nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ mang thai và các gia đình về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ và những năm tháng đầu đời của trẻ.

Cô gái 18 tuổi ở Hà Nam suýt chết vì mắc bệnh phụ khoa diễn biến nặng, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Mẹ và bé - 5 ngày trướcGĐXH - Viêm mủ vòi trứng là bệnh phụ khoa hay gặp ở phụ nữ, nguyên nhân do vệ sinh kinh nguyêt chưa đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn...

Trẻ nhỏ đi chơi xa, những loại thuốc cha mẹ nên chuẩn bị
Mẹ và bé - 2 tuần trướcDịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 là thời điểm lý tưởng để nhiều gia đình đưa trẻ đi chơi xa, về quê hoặc du lịch dài ngày. Tuy nhiên, việc di chuyển, thay đổi môi trường, thời tiết, sinh hoạt có thể khiến trẻ dễ gặp các vấn đề sức khỏe như sốt, tiêu chảy, say xe, dị ứng hoặc côn trùng cắn…

Bé 7 tháng tuổi ở Quảng Ninh suy hô hấp do bệnh sởi biến chứng nặng
Mẹ và bé - 3 tuần trướcGĐXH - Bệnh nhi 7 tháng tuổi mắc bệnh sởi biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp kèm tiêu chảy cấp. Được biết, bệnh nhi chưa đến độ tuổi tiêm phòng và có tiền sử viêm phổi hai lần trong những tháng đầu đời.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

Bé 10 tháng tuổi bất ngờ phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Trẻ vô tình phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh khi đi khám với lý do chậm tăng cân, kém ăn, thở khó...

Kỳ tích người phụ nữ 42 tuổi có con sau 18 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Đi qua 6 bệnh viện chữa hiếm muộn, 18 lần chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm (IVF) thất bại ngay cả khi chấp nhận xin trứng, chị Tr. hạnh phúc lần đầu được làm mẹ sau phác đồ điều trị đặc biệt.

5 sai lầm phổ biến khi dùng thuốc trị tiêu chảy cấp ở trẻ
Mẹ và bé - 1 tháng trướcBệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em không khó điều trị, chỉ cần điều trị đúng, sớm kết hợp với chăm sóc tốt sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục. Tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách, tiêu chảy dễ chuyển biến xấu, gây biến chứng nặng.

Thai phụ 40 tuổi bất ngờ phát hiện u nang buồng trứng xoắn từ dấu hiệu đáng sợ này trong lúc mang thai
Mẹ và bé - 2 tháng trướcGĐXH - Đang mang thai lần 3 được hơn 20 tuần, thai phụ bất ngờ phải nhập viện trong tình trạng đau bụng, đau hố chậu phải, có phản ứng thành bụng... do bị u nang buồng trứng xoắn.

Hút dịch màng phổi thai nhi từ trong bụng mẹ, phụ nữ mang thai cần lưu ý những điều này
Mẹ và bé - 2 tháng trướcGĐXH - Thai phụ có tiền sử đa u xơ tử cung đến bệnh viện khám, siêu âm được phát hiện thai nhi bị tràn dịch màng phổi hai bên số lượng nhiều.

Cô gái 18 tuổi ở Hà Nam suýt chết vì mắc bệnh phụ khoa diễn biến nặng, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Mẹ và béGĐXH - Viêm mủ vòi trứng là bệnh phụ khoa hay gặp ở phụ nữ, nguyên nhân do vệ sinh kinh nguyêt chưa đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn...