Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ba điều kiện để bác sĩ đa khoa và chuyên khoa được khám, chữa bệnh y học gia đình

Thứ sáu, 09:53 01/11/2019 | Y tế

GiadinhNet - Ngày 21/8/2019, Bộ Y tế ban hành Thông tư 21/2019/TT-BYT về việc hướng dẫn thí điểm hoạt động y học gia đình.

Ba điều kiện để bác sĩ đa khoa và chuyên khoa được khám, chữa bệnh y học gia đình - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/10/2019, thay thế cho Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình. Theo đó, bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa hệ lâm sàng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được khám bệnh, chữa bệnh Y học gia đình ngay sau khi đáp ứng một trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, có một trong các văn bằng bác sĩ nội trú, chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành Y học gia đình.

Thứ hai, có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng về Y học gia đình tối thiểu 03 tháng.

Thứ ba, có giấy chứng nhận theo học từng đợt học có các nội dung ghi trong giấy xác nhận hoặc tín chỉ hoặc chương trình đào tạo, bồi dưỡng về Y học gia đình với tổng thời gian tối thiểu 03 tháng.

Ngoài ra, bác sĩ y học dự phòng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, có giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 03 tháng được tham gia khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình tại trạm y tế xã, phường, thị trấn (tuyến 4).

Toàn bộ nội dung Thông tư 21/2019 ngày 21/8/2019

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn thí điểm về:

a) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở y học gia đình sau đây:

- Trạm y tế xã, phường, thị trấn; bệnh xá; trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức (sau đây viết tắt là trạm y tế);

- Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa tư nhân;

- Phòng khám đa khoa, phòng khám đa khoa khu vực, phòng khám chuyên khoa thuộc trung tâm y tế quận, huyện, phòng khám quân dân y;

- Khoa khám bệnh thuộc bệnh viện quận, huyện hoặc trung tâm y tế quận, huyện hoặc bệnh viện của trường đại học y.

b) Nhiệm vụ của bác sĩ gia đình;

c) Văn bằng chuyên môn, giấy chứng nhận đào tạo về y học gia đình.

2. Các nội dung không quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Điều 2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ sở y học gia đình

1. Vị trí, chức năng:

Cơ sở y học gia đình là cơ sở đầu tiên tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tư vấn, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh đa khoa theo nguyên lý y học gia đình cho cá nhân, hộ gia đình.

2. Nhiệm vụ:

a) Quản lý sức khỏe cộng đồng:

- Lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân theo Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu;

- Quản lý, chăm sóc sức khỏe theo nguyên lý y học gia đình cho cá nhân, hộ gia đình theo phân công của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Sở Y tế).

b) Tư vấn nâng cao sức khỏe và phòng bệnh:

- Tư vấn về dinh dưỡng, hoạt động thể lực, phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia và các yếu tố nguy cơ khác đối với sức khỏe, tư vấn về khám bệnh, chữa bệnh cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng;

- Truyền thông, giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh tích cực và chủ động, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe;

- Hướng dẫn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm;

- Tham gia giám sát, phát hiện sớm, phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng;

- Tiêm chủng;

- Phòng chống các bệnh không lây nhiễm: ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.

c) Thực hiện các chương trình, hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời; các chương trình mục tiêu y tế dân số, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, người cao tuổi, dân số - kế hoạch hóa gia đình, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.

d) Khám bệnh, chữa bệnh:

- Sơ cứu, cấp cứu;

- Khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tật, đặc biệt các bệnh dịch;

- Bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm;

- Chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh tại nhà đối với người bệnh theo danh mục quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

- Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trong:

Các gói dịch vụ y tế cơ bản quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Danh mục kỹ thuật của tuyến 3, tuyến 4 quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, danh mục kỹ thuật;

Các kỹ thuật chuyên môn khác, ở tuyến cao hơn khi đủ điều kiện theo quy định.

Phạm vi hoạt động chuyên môn tối đa của cơ sở y học gia đình, bác sĩ gia đình bao gồm các dịch vụ, kỹ thuật quy định tại điểm này. Căn cứ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực thực tế (chứng chỉ hành nghề, văn bằng chuyên môn, giấy chứng nhận đào tạo về y học gia đình của người hành nghề) của từng cơ sở y học gia đình, Bộ Y tế, Sở Y tế xác định phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật phù hợp đối với từng cơ sở y học gia đình, phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sĩ gia đình thuộc thẩm quyền quản lý.

đ) Chuyển người bệnh lên tuyến trên theo yêu cầu chuyên môn phù hợp; tiếp nhận người bệnh đã được điều trị ổn định từ tuyến trên chuyển về để tiếp tục điều trị theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

e) Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật về y học gia đình; là cơ sở thực hành trong đào tạo chuyên ngành y học gia đình theo quy định của pháp luật.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền quy định.

Điều 3. Nhiệm vụ của bác sĩ gia đình

Bác sĩ gia đình thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này theo phân công của người phụ trách chuyên môn của cơ sở y học gia đình.

Điều 4. Văn bằng chuyên môn, giấy chứng nhận đào tạo về y học gia đình

1. Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh và đã thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được hoạt động và có trách nhiệm tham gia đào tạo lại, đào tạo liên tục để cập nhật kiến thức về y học gia đình tối thiểu 03 tháng.

2. Bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa hệ lâm sàng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước và sau ngày Thông tư này có hiệu lực được khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình ngay sau khi đáp ứng một trong các trường hợp sau đây:

a) Có một trong các văn bằng bác sĩ nội trú, chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành y học gia đình;

b) Có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 03 tháng;

c) Có giấy chứng nhận theo học từng đợt học có các nội dung ghi trong giấy xác nhận hoặc tín chỉ hoặc chương trình đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình với tổng thời gian tối thiểu 3 tháng.

3. Bác sĩ y học dự phòng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước và sau ngày Thông tư này có hiệu lực, có giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 03 tháng được tham gia khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình tại trạm y tế xã, phường, thị trấn (tuyến 4).

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

2. Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 6. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 7. Điều khoản chuyển tiếp

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động y học gia đình nhưng phải cập nhật để đáp ứng quy định về đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình của người hành nghề quy định tại Điều 4 Thông tư này trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 8. Trách nhiệm thi hành

1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm đầu mối hướng dẫn, tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi cả nước.

2. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở đào tạo việc đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về y học gia đình theo quy định của Thông tư này.

3. Vụ Kế hoạch - Tài chính phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh xây dựng, bổ sung, hướng dẫn thực hiện các quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình.

4. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

a) Tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi quản lý và định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Thông tư;

b) Căn cứ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân, số lượng, năng lực chuyên môn của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình của địa phương, hằng năm giao, điều chỉnh số lượng quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân cho phù hợp.

5. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng Cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng y tế ngành và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để nghiên cứu, giải quyết.

TA (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 6 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 4 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Top