Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bà lão suýt mất tay vì đắp thuốc, bó lá

Thứ sáu, 10:00 18/03/2016 | Y tế

GiadinhNet - Đắp lá hay bó lá là phương pháp chữa bệnh theo phương pháp Đông y, dùng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến xương khớp như gãy xương, bong gân, trật khớp. Tuy nhiên, nhiều người không có chuyên môn chữa bệnh theo cách này khiến tình trạng của bệnh nhân ngày càng nặng hơn. Thực tế, đã có người bị hoại tử chân tay...

Các bác sĩ khuyến cáo, trong trường hợp bị gãy xương, bong gân, trật khớp, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Ảnh. Ngọc Dung
Các bác sĩ khuyến cáo, trong trường hợp bị gãy xương, bong gân, trật khớp, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Ảnh. Ngọc Dung

“Rước” bệnh vì bó lá

Chị Nguyễn Thị M (35 tuổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) là một trong những người rơi vào hoàn cảnh tiền mất tật mang do quá tin lời ông “thầy” bó lá ở xã bên cạnh. Chị M bị tai nạn xe máy năm 2012 và được đưa đến Bệnh viện Quân y 103 để điều trị. Các bác sĩ chẩn đoán chị bị gãy xương khuỷu tay và đề nghị bó bột.

Tuy nhiên, thấy vết thương không nặng, xương gãy cũng không có dấu hiệu chồi ra ngoài, gia đình chị đã “xin” về nhà để đến bó lá của một ông “thầy” có tiếng ở xã bên. Sau gần một tháng chữa đắp lá, chỗ khuỷu tay của chị bị ngứa rồi loét ra, cánh tay càng ngày càng nặng nề và khó cử động. Thấy tình trạng bệnh nghiêm trọng, gia đình đã cho chị quay trở lại viện để kiểm tra. Kết quả chụp phim cho thấy, hai đầu xương khuỷu tay lệch hẳn nhau.

Do vết thương không được điều trị kịp thời nên đã để lại di chứng. Hiện tại, cánh tay của chị M bị cong. Do vậy, mọi việc nặng, chị đều “nhường” cho bên tay còn lại. Đã thế, mỗi khi thay đổi thời tiết, cánh tay bị tật lại tấy và nhức mỏi. Chị M bảo: “Đúng là tiền mất, tật mang”.

Tại Khoa Khám xương và điều trị ngoại trú (Bệnh viện Việt Đức) cũng đã tiếp nhận nhiều trường hợp gãy xương “biến chứng” do không được điều trị đúng và kịp thời. Đơn cử, trường hợp bà Nguyễn Thị X (50 tuổi, quê Hòa Bình). Bà X bị gãy xương cánh tay di lệch nhiều và gãy xương đòn. Khi bà đến viện, bác sĩ đã chỉ định mổ dùng nẹp vít cố định xương cánh tay, đóng đinh nội tủy xương đòn.

Tuy nhiên thay vì chấp nhận mổ, bà X đã tìm đến một ông lang để đắp thuốc. Sau hơn 2 tuần được đắp bằng một loại thuốc bột, cuốn lá rồi nẹp lại, bà X thấy vai vẫn rất đau và khó điều khiển cánh tay. Sau đó, vết thương càng sưng to, chảy dịch vàng và có dấu hiệu bị hoại tử, da cẳng tay khuyết hổng lộ xương, có mùi hôi thối… Lúc này, bà X mới được đưa trở lại viện để “cứu vãn tình hình”.

Các bác sĩ cho biết, trong quá trình mổ cho bệnh nhân X đã phát hiện tình trạng viêm xương do da ở chỗ gãy hoại tử. Việc điều trị cho bệnh nhân rất phức tạp, tốn kém và dài ngày, nếu để muộn thêm thì nguy cơ tàn phế do đoạn chi là rất cao.

Không có thuốc nào đắp bên ngoài có thể làm liền xương

Chia sẻ về việc các phương pháp điều trị gãy xương, BS CKII Nguyễn Duy Hẳn – Chủ nhiệm khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Quân y 103) cho hay, về phương diện y học hiện đại, việc điều trị gãy xương gồm hai biện pháp cơ bản là phẫu thuật và bó bột. Nguyên lý của hai biện pháp này là làm sao cố định hai đầu gãy tiến lại gần nhau theo đúng tư thế ban đầu (khi chưa gãy). Cố định vững hay không là yếu tố quyết định đến việc xương liền nhanh hay chậm.

BS Nguyễn Duy Hẳn cho biết: “Trong trường hợp người bệnh gãy xương kín không có di lệch hoặc rạn xương, có thể tiến hành bó lá. Nếu đảm bảo cố định xương tốt thì sau 6-8 tuần, cơ thể sẽ tự bồi đắp chất tạo xương khiến xương liền lại. Không có thuốc nào đắp bên ngoài có tác dụng làm liền xương cả. Riêng với các ca gãy xương hở, di lệch lớn, không được tùy tiện bó lá mà phải đến bệnh viện chụp X-quang để các bác sĩ có phương pháp điều trị kịp thời, tránh di chứng đáng tiếc có thể xảy ra”.

BS Nguyễn Duy Hẳn khuyến cáo, việc tùy tiện bó lá để chữa gãy xương có nguy cơ để lại nhiều biến chứng. Một là, việc cố định không chắc chắn sẽ khiến phần xương lâu liền hoặc liền lệch dẫn đến bị tật ở phần bị gãy. Hai là, bó lá có thể gây nhiễm trùng, viêm loét nếu gãy xương mà có vết rách da. Bởi lẽ, người ta sử dụng những phương pháp thủ công tạo thành một hỗn hợp lá để đắp lên da. Phần hỗn hợp này chưa được kiểm nghiệm và đảm bảo vô trùng. Chúng sẽ keo dính lên da và gây viêm nhiễm vào vết thương. Nếu bó lá quá lâu trên vết thương hở sẽ gây viêm nhiễm, thậm chí hoại tử da và nguy hại đến xương bên trong. Tốt nhất, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng xương gãy ra sao để đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.

Theo BS CKII Nguyễn Duy Hẳn, đối với phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ, việc bó lá cần phải hết sức lưu ý, đặc biệt là thời gian đắp lá. BS CKII Nguyễn Duy Hẳn giải thích, các loại thuốc nam dùng để đắp thường có tính nóng, giúp tiêu sưng, lưu thông khí huyết. Tuy nhiên, với những cơ thể “nhạy cảm” như phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ, sản phụ sau sinh hoặc trẻ nhỏ da còn non và xương chưa phát triển toàn diện, nếu thuốc được đắp quá lâu sẽ khiến phần bị tổn thương phải chịu sức nóng trong thời gian dài, gây ra tình trạng cứng khớp, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các chi trong cơ thể. Trong đó, cứng khớp có thể làm chậm quá trình phát triển của các chi ở trẻ nhỏ.

Không chủ quan với bong gân, trật khớp

Theo ThS.BS Đỗ Văn Minh (Viện Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Việt Đức), trật khớp là một chấn thương không hề nhẹ. Khi khớp bị trật ra khỏi ổ khớp, 90% các dây chằng đều bị tổn thương, có trường hợp nặng dây chằng còn bị đứt. Trật khớp còn có thể dẫn tới tình trạng vỡ ổ khớp, vỡ chỏm khớp… Khi bị trật khớp, cần chụp X-quang để xác định tình trạng trật khớp và những biến chứng để có cách điều trị hợp lý nhất. Nếu đi bó lá, thuốc có thể chỉ giảm sưng, giảm đau mà tình trạng trật khớp không được điều chỉnh, để lâu ngày sẽ để lại tật.

Bên cạnh đó, BS Đỗ Văn Minh cũng khuyến cáo, không nên coi thường bong gân. Bong gân là một tổn thương dây chằng, tổn thương này có thể nhẹ như dãn dây chằng nhưng cũng có thể nặng tới mức đứt dây chằng. Với những trường hợp tự xử lý bong gân tại nhà bằng cách xoa mật gấu, dầu nóng… còn nguy hơn, bởi dầu nóng sẽ chỉ khiến tình trạng ứ dịch và bầm máu nặng hơn. Bong gân nếu không được điều trị đúng sẽ dẫn tới tình trạng xơ dây chằng gây đau mạn tính, teo cơ, cứng khớp...

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ của Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu cấp cứu thành công bé gái bị hóc dị vật

Bác sĩ của Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu cấp cứu thành công bé gái bị hóc dị vật

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Bằng nghiệm pháp Heimlich, bác sĩ của trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu Đà Nẵng đã cấp cứu thành công cho bé gái bị hóc dị vật.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 5 ngày trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 6 ngày trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thiếu niên 15 tuổi (ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng bao quy đầu bị sưng nề, thắt nghẹt và hoại tử kéo dài 3 ngày.

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 1 tuần trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Y tế - 1 tuần trước

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Một người đàn ông ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn may mắn được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Top