Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ chia sẻ câu chuyện: Mẹ tự tay "giết chết" con vì theo trào lưu chữa bệnh qua mạng

Thứ ba, 09:17 14/11/2017 | Sống khỏe

Có rất nhiều câu chuyện đáng buồn đã xảy ra chỉ vì người mẹ tin vào "trào lưu" chữa bệnh trên mạng. Có bé may mắn được cứu chữa kịp thời, nhưng có bé đã phải từ bỏ mạng sống.

Mất con vì chỉ tin kinh nghiệm chữa bệnh truyền miệng trên mạng

Có rất nhiều fanpage bổ ích trên mạng xã hội giúp các chị em được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Nhưng không phải chia sẻ nào là có lợi, nhiều chia sẻ không tốt sau đó trở thành trào lưu tai hại.

Khảo sát cho thấy, các bà mẹ trong nhóm chia sẻ và tỏ ra rất tin vào các kinh nghiệm và trào lưu chữa bệnh trên mạng. Bản thân họ không cần biết thực hư ra sao, mặc kệ tư vấn của bác sĩ và vẫn cố tin vào những "lời người ta bảo" như: "loại vắc xin này không tốt cho con đâu", "vitamin này nguy hiểm lắm, đừng cho con tiêm nhé"... chỉ dựa theo kinh nghiệm truyền miệng.

Nghe đến những nhóm và trào lưu này, bác sĩ Trần Vũ Quang - Bệnh viện Phụ sản Trung ương tỏ ra rất thắc mắc là không hiểu cơ sở gì, lý thuyết ở đâu mà các mẹ, các chị lại dám tin vào những trào lưu như vậy.


Các bà mẹ trong nhóm chia sẻ và tỏ ra rất tin vào các kinh nghiệm và nhiều trào lưu.

Các bà mẹ trong nhóm chia sẻ và tỏ ra rất tin vào các kinh nghiệm và nhiều trào lưu.

"Các bà mẹ chỉ thấy người ta nói là con dùng cái này, cái kia không tốt nên các bà mẹ cứ tin thôi, mặc kệ việc người ta có phải là người có kinh nghiệm, hiểu biết hay không. Thực tế, bác sĩ mới là người có kiến thức về y học và là người trực tiếp chữa bệnh, cứu người.

Vậy mà nhiều người không tin vào bác sĩ mà lại đi tin vào cái gọi là "người chia sẻ", người không có một chút kiến thức nào về y học!" – Bác sĩ Quang cho biết.

Có rất nhiều câu chuyện đáng buồn đã xảy ra chỉ vì người mẹ tin vào "trào lưu" chữa bệnh trên mạng. Có bé may mắn được cứu chữa kịp thời, nhưng có bé đã phải từ bỏ mạng sống.

BS Quang cho biết, đồng nghiệp của anh xót xa kể lại trường hợp một bệnh nhi bị sốt, viêm màng não mủ. Mẹ bé tin vào trào lưu được gọi là trường phái thuận theo tự nhiên, nên khi con bị sốt nhiều ngày nhưng chị nhất quyết không cho con đi bệnh viện và không cho con dùng thuốc. Vì chị tin là để tự nhiên con sẽ tự khỏi.

Sau đó, bé mãi không khỏi chị mới đưa con tới bệnh viện, nhưng chị chỉ cho bác sĩ truyền nước cho con chứ nhất quyết không cho dùng kháng sinh, mặc dù bé bị viêm màng não mủ rất nặng.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu không điều trị bằng kháng sinh thì bé có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Sau khi nghe khuyến cáo, bà mẹ này vẫn quả quyết là con có thể khỏi tự nhiên, không cần dùng bất kỳ loại thuốc gì.

Cho đến khi tình trạng của bé chuyển biến nguy kịch chị mới đồng ý cho con điều trị. Nhưng cháu bé đã không qua khỏi vì biến chứng và thuốc không đáp ứng được. Sau khi bé qua đời, bà mẹ này còn hành hung bác sĩ vì cho rằng, bác sĩ cho bé sử dụng thuốc nên bé mới không qua khỏi.


BS Trần Vũ Quang - Bệnh viện Phụ sản Trung ương

BS Trần Vũ Quang - Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Kháng sinh vẫn cần thiết nhưng phải dùng đúng cách

BS Quang cho biết, kháng sinh vẫn luôn là đề tài nóng hổi trong các diễn đàn về chăm sóc sức khoẻ, ngay cả trong giới khoa học. Kháng sinh có thể diệt được vi khuẩn nhờ những cơ chế chính như ức chế tổng hợp màng tế bào của vi khuẩn, kích hoạt các men phá hủy màng tế bào của vi khuẩn, tăng tính thấm màng tế bào vi khuẩn, cản trở tổng hợp protein và chuyển hóa acid nucleic của vi khuẩn.

Kháng sinh hỗ trợ hiệu quả và là loại thuốc cần thiết trong trường hợp người bệnh mắc các bệnh do vi khuẩn. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên lạm dụng kháng sinh, bởi mặt trái của việc lạm dụng kháng sinh là đẩy con người đến mối nguy hiểm mới là kháng kháng sinh.

Sự kháng kháng sinh của vi khuẩn một phần là do tự nhiên vì quá trình đấu tranh để sinh tồn của vi khuẩn, một phần là do sử dụng kháng sinh không đúng cách.

Qua đó, bác sĩ Quang cũng chỉ ra những sai lầm gây nên tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn như:​

- Dùng thuốc kháng sinh không đủ thời gian, không đủ liều lượng làm cho vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết và biến đổi để trở nên kháng thuốc.

- Việc lạm dụng thuốc kháng sinh thành thói quen và phổ biến như không có bệnh nhiễm khuẩn cũng dùng kháng sinh làm cho các vi khuẩn có lợi cho cơ thể bị tiêu diệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh kháng lại với kháng sinh.​

- Dùng thuốc kháng sinh không đúng loại như khi bị mắc bệnh nhiễm khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này lại dùng loại kháng sinh khác, làm cho vi khuẩn không bị tiêu diệt mà còn biến đổi để kháng lại với kháng sinh.

Để không xảy ra tình trạng kháng kháng sinh, bác sĩ Quang cũng khuyến cáo mọi người cần tuân theo nguyên tắc là "đúng" và "đủ". "Đúng" ở đây là dùng đúng loại kháng sinh cho đúng loại bệnh đó. Còn "đủ" là dùng đủ về liều lượng. Và đồng thời không nên lạm dụng kháng sinh.

Khi trẻ bị ốm, phụ huynh cần theo dõi nghiêm ngặt tình trạng của con. Nếu bé sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc sốt cao không dứt kèm co giật, nôn mửa… thì cần đưa bé đến bệnh viện để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 7 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 14 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 16 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 19 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top