Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ gia đình là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất!

Thứ tư, 14:08 11/09/2019 | Y tế

GidinhNet - Sau 6 năm triển khai, bác sĩ gia đình đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong công tác khám chữa bệnh. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn còn mơ hồ, chưa hiểu rõ về mô hình này.

Quan niệm về bác sĩ gia đình không phải là vấn đề mới ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhiều người coi bác sĩ tổng quát như là bác sĩ gia đình nếu vị bác sĩ tổng quát này quan tâm chăm sóc đến sức khoẻ của họ, mỗi khi họ bệnh sẽ gặp vị bác sĩ này. Một số người khác thì cho rằng, người bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ban đầu và liên tục cho các thành viên trong gia đình, trong nhiều trường hợp họ chính là bác sĩ gia đình.

Ở Việt Nam, nhiều người cho rằng BSGĐ là bác sĩ đến tận nhà khám cho bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải bác sĩ nào đến nhà khám cũng là BSGĐ.

Bác sĩ gia đình là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất! - Ảnh 1.

Ở nhiều nơi, bệnh nhân sẽ được lựa chọn bác sĩ để theo khám và điều trị suốt đời. Ảnh minh họa

BSGĐ có 2 mảng: Điều trị tại phòng khám và đến nhà bệnh nhân

Thực tế, Bác sĩ gia đình là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh, là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất. Bác sĩ gia đình là bác sĩ hướng về gia đình, biết rõ từng người bệnh trong hoàn cảnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng.

Trong các dịch vụ phòng khám thông thường, các phòng khám BSGĐ có thể triển khai dịch vụ khám tại nhà. Còn mô hình BSGĐ chủ trương quản lý hồ sơ bệnh nhân thường xuyên, kéo dài. Nếu phòng khám BSGĐ có dịch vụ khám tại nhà, tức là bác sĩ hiểu rõ bệnh cảnh bệnh nhân, họ mới đến.

Nói cách khác, BSGĐ có 2 mảng: Điều trị tại phòng khám và đến nhà bệnh nhân. Tại phòng khám: bệnh nhân sẽ được khám và kiểm tra bằng cận lâm sàng (ví dụ: X quang, điện tim, xét nghiệm...) kỹ lưỡng. Đến nhà bệnh nhân, các bác sĩ thường chỉ mang theo ống nghe và các dụng cụ gọn nhẹ để khám cho người bệnh nên việc khám đôi khi bỏ sót bệnh. Nếu mang theo các máy móc như X quang di động, siêu âm xách tay... thì phí điều trị cao hơn.

Bác sĩ gia đình là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất! - Ảnh 2.

Bác sĩ gia đình tận tình chăm sóc cho từng bệnh nhân. Ảnh minh họa

Chức năng của BSGĐ là chăm sóc ban đầu cho người dân tại cộng đồng theo hướng dự phòng. BSGĐ biết rõ từng người bệnh và những vấn đề liên quan đến sức khỏe gia đình của họ trên cơ sở xem xét lối sống của bệnh nhân, di truyền trong gia đình... Việc chăm sóc, theo dõi từ lúc còn khỏe mạnh, vừa mới sinh ra… giúp bác sĩ nắm được bệnh sử của người bệnh, diễn tiến bệnh lý nên đề ra được những liệu pháp điều trị hiệu quả, nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng, giảm gánh nặng chi phí khám chữa bệnh cho xã hội.

Tại phòng khám BSGĐ, các bác sĩ sẽ sơ cứu, khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh thường gặp; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm bệnh, tật và khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám và tại nhà người bệnh; có hồ sơ theo dõi sức khỏe toàn diện liên tục cho cá nhân và gia đình theo quy định của Bộ Y tế.

Ngoài ra, phòng khám BSGĐ cũng tham gia quản lý bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi; thực hiện chuyển tuyến y học gia đình; là cơ sở đầu tiên trong hệ thống chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, có trách nhiệm giới thiệu và chuyển người bệnh đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu về chuyên môn; tiếp nhận người bệnh từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác chuyển đến để tiếp tục chăm sóc và điều trị. Các nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình đều phải bảo đảm nguyên lý toàn diện và liên tục.

Hoạt động bác sĩ gia đình đã bước đầu được tổ chức tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ với các mô hình khác nhau: Trung tâm bác sĩ gia đình, phòng khám bác sĩ gia đình là cơ sở thực hành của các trường đại học chuyên ngành y, phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân, trạm y tế có hoạt động bác sĩ gia đình…

Trong đề án Bác sĩ gia đình, Bộ Y tế lên kế hoạch trong năm 2013-2015, thành lập được ít nhất 80 phòng khám tại 8 tỉnh, thành phố tham gia dự án. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh được kỳ vọng xây dựng được 30 phòng khám bác sĩ gia đình.

Trên thực tế, cho đến thời điểm này, TPHCM đã có hơn 224 phòng khám BSGĐ tại 20 bệnh viện quận - huyện, 191 trạm y tế phường - xã và 13 phòng khám đa khoa tư nhân. Nhưng, vẫn rất nhiều người dân vẫn còn chưa biết đến mô hình này.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 1 ngày trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 3 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 3 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 3 ngày trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 4 ngày trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Top