Bài học từ việc phát triển đặc khu kinh tế ở một số quốc gia
GiadinhNet - Bên cạnh những đặc khu kinh tế phát triển thành công ở một số nước trên thế giới thì cũng còn không ít các đặc khu phát triển “khô cứng”, thiếu tính khoa học, áp dụng sai các chính sách. Việc thiếu định hướng mục tiêu chiến lược phát triển rõ ràng, môi trường cạnh tranh quốc tế thiếu tính vượt trội... đã khiến không ít đặc khu kinh tế ở các nước bị “chết lâm sàng”.
ĐKKT Vân Đồn được kỳ vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Ảnh: TL
Có thành công
Tiền thân của mô hình đặc khu kinh tế (ĐKKT) là các loại hình khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) tự do. Mô hình phát triển các ĐKKT đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm với sự hình thành các “Cảng tự do” đầu tiên ở Ý vào năm 1547 và khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào đầu thế kỷ 18. Mục tiêu của các khu này là nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại, gia công, chế biến, cung ứng dịch vụ vận tải đường biển với chính sách miễn thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa trong phạm vi cảng tự do. Mô hình Cảng tự do sau đó được mở rộng trên phạm vi một vùng lãnh thổ trở thành khu mậu dịch tự do như Singapore (1819) và Hồng Kông (1842).
Mô hình KKT hiện đại đầu tiên được thành lập tại Puerto Rico năm 1942. Từ đó, các mô hình KKT dần được nhân rộng tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, điển hình như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Phillippines, Singapore vào cuối thập kỷ 60. Trong thập kỷ 70-80, nhiều quốc gia (bao gồm cả các nước đang phát triển và các nước phát triển) bắt đầu xây dựng những khu công nghệ cao (KCNC) nhằm khuyến khích nghiên cứu và phát triển các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại.
Số lượng các KKT tăng nhanh qua từng thời kỳ, từ 9 khu tại 9 nước vào những năm 60 đến 111 khu tại trên 40 nước vào cuối những năm 80 và tới năm 2008 đã có trên 3.000 khu tại trên 135 quốc gia, trong đó có nhiều nước đang phát triển (FIAS, 2008). Theo thống kê, đến năm 2016 đã có khoảng 4.500 khu tại 140 quốc gia, trong đó có nhiều nước đang phát triển. Sự phát triển của các khu kinh tế góp phần quan trọng thúc đẩy thương mại toàn cầu, tạo ra trên 66 triệu việc làm trực tiếp.
Các nước được đánh giá phát triển thành công mô hình ĐKKT như: Singapore, các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Trung Quốc, Hàn Quốc, British Virgin Islands và Cayman Islands. Ngay từ đầu những năm 1980, Trung Quốc thành lập 5 ĐKKT đầu tiên (Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Dầu (tỉnh Quảng Đông), Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến) và đảo Hải Nam trực thuộc Trung ương) để phát triển hợp tác kinh tế và trao đổi kỹ thuật với nước ngoài và thực hiện chương trình hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Từ cuối những năm 1980, mở rộng ra 14 thành phố ven biển (trong đó có Thượng Hải) với chính sách tương tự như 5 ĐKKT. Từ những năm 1990, mở toàn diện hơn và hướng vào nội địa. Sau một thời gian phát triển thành công các ĐKKT, từ năm 2010 Trung Quốc điều chỉnh chính sách tập trung phát triển một số khu vực với mô hình, chính sách mở cửa, tự do hóa và đột phá hơn trước.
Tại Hàn Quốc, các KKT tự do của Hàn Quốc được thành lập vào năm 2003, nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài thông qua cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường sống quốc tế cho nhà đầu tư, bãi bỏ các rào cản đối với hoạt động kinh doanh và áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt cho nhà đầu tư. Hiện tại, Hàn Quốc có 8 KKT tự do, trong đó có 6 khu được thành lập ở khu vực ven biển và 2 khu được thành lập trong đất liền.
Hay như Singapore, có 9 khu thương mại tự do. Các khu này được thành lập gắn với việc phát triển cảng biển để thúc đẩy phát triển ngành sản xuất chế tạo và thu hút đầu tư nước ngoài với chính sách đặc biệt ưu đãi về thuế, tự do chuyển lợi nhuận về nước, nhà đầu tư có quyền cư trú và trong một số trường hợp được hưởng quyền công dân nếu đáp ứng điều kiện đầu tư.
Nhưng có cả thất bại
Trên thế giới, có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ phát triển ĐKKT (bao gồm các mô hình KCN, khu chế xuất, KKT tự do, ĐKKT, KKT mở…) không thành công theo 2 mức độ, có thể nhắc đến toàn bộ không thành công như các nước ở châu Phi (gồm có Senegal, Namibia, Liberia, Bờ Biển Ngà, Congo, Nam Phi), châu Á (Pakistan), Ukraine, Moldova; hay như một phần hoặc một số khu không thành công như các nước ở châu Phi (Dakar, Senegal, Walvis Bay, Namibia, Monrovia, Liberia, Athi Rivêr, Kenya), châu Á (Kandla, Ấn Độ và Bataan, Philippines) và các nước khác như: Zolic, Guaterma, Main Costa Rica, Puerto Costa, Honduras, Cartagena, Colombia, San Bartolo, El Salvador, Aden, Yemen.
Tại Nam Phi, các nguyên nhân thất bại bao gồm: Các chính sách và đặc quyền trong các ĐKKT còn hạn chế và không minh bạch, phụ thuộc nhiều vào cơ quan cấp phép. Hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các ĐKKT chưa được quan tâm đúng mức; doanh nghiệp phải tự huy động tài chính hoặc tìm các doanh nghiệp cung cấp hệ thống điện, nước, viễn thông trong các ĐKKT nên chi phí rất cao. Các quy định và thủ tục hành chính phức tạp và các quy định về lao động hạn chế.
Nguyên nhân không thành công của mô hình ĐKKT Ấn Độ là do việc thành lập tràn lan và áp dụng mức ưu đãi thuế dài hạn và tỷ lệ ưu đãi lớn, gây thất thu cho ngân sách quốc gia. Ngoài ra, thể chế kinh tế và hành chính của các ĐKKT tế của Ấn Độ về cơ bản không có sự vượt trội rõ rệt.
Theo Ban soạn thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt tỉnh Quảng Ninh, một loạt những yếu tố dẫn đến sự thất bại của một số ĐKKT và các mô hình tương tự khác trên thế giới, bao gồm: Vị trí ĐKKT không thuận lợi dẫn đến các chi phí đầu tư lớn; các chính sách thiếu tính cạnh tranh, chủ yếu dựa vào thời gian miễn hoặc ưu đãi thuế, các chính sách lao động cứng nhắc; kết cấu hạ tầng của các ĐKKT chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư; sự phối hợp không chặt chẽ giữa các doanh nghiệp tư nhân và các Chính phủ trong phát triển hạ tầng cho ĐKKT; giá thuê và các dịch vụ mang tính bao cấp; mô hình quản lý và tổ chức bộ máy cồng kềnh, có quá nhiều cơ quan tham gia vào việc quản lý đặc khu.
Theo Ban soạn thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt tỉnh Quảng Ninh, thành công của ĐKKT của các nước nêu trên là nhờ gắn kết các điều kiện địa lý – chính trị thuận lợi với các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt và thể chế hành chính vượt trội… Do đó, ĐKKT Vân Đồn cũng cần áp dụng những chính sách thông thái này để thành công.
Hoàng Long
Cảnh độc đáo của ngôi đình thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam ở Nam Định
Đời sống - 15 phút trướcGĐXH - Có tuổi đời hàng trăm năm, hàng cây duối khổng lồ vẫn sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam ở xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế
Giáo dục - 1 giờ trướcNgoài vẻ ngoài duyên dáng, nụ cười khả ái, Huyền Trang (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người ấn tượng với thành tích học ấn tượng.
Danh tính bốn người cùng nhà tử vong trong vụ tai nạn ở Chương Mỹ
Thời sự - 1 giờ trướcCơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.
Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Hàng chục con trâu bò chết bất thường ở xã vùng cao Kỳ Sơn
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - UBND xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã huy động lực lượng và nguồn hóa chất để tiêu độc, khử trùng các khu vực trại chăn nuôi có trâu, bò chết hoặc mắc bệnh ung khí thán nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Hà Nội: Hơn 300 bộ hài cốt đã được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Tính đến 25/11, trong quá trình thi công hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Tây Sơn, quận Đống Đa (TP Hà Nội), công nhân đã phát hiện hơn 300 bộ hài cốt.
Nam thanh niên bị xe tải cán trọng thương khi đang ngồi trước cửa kho hàng
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Chiếc xe tải trong lúc di chuyển ra khỏi kho hàng thì bất ngờ cán trúng một nam thanh niên đang ngồi trước cửa kho. Vụ tai nạn khiến nạn nhân bị thương nặng, phải nhập viện cấp cứu.
Mê mẩn vườn hồng cổ đỏ rực, du khách khắp nơi đổ xô về săn những bức ảnh triệu view
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Mùa hồng chín ở núi Đại Huệ, xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, Nghệ An) bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Vì vậy, đến núi Đại Huệ những ngày này, du khách sẽ được ngắm nhìn những vườn hồng rực rỡ ngút ngàn.
3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp những ngày cuối năm
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH – Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, trong tuần cuối cùng của tháng 11 này, đây là 3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Người bị rối loạn nhận biết 3 màu này có thể không được lái xe từ 1/1/2025
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về sức khỏe đối với lái xe trong đó có lưu ý các bệnh về mắt. Những người có vấn đề về mắt cần lưu ý điều gì?
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.