Bài thuốc nâng cao sức đề kháng nên dùng trong mùa hè
Theo quan điểm của Đông y “đông bệnh hạ trị”- bệnh mùa đông chữa từ mùa hè. Mùa hè là mùa của các bài thuốc nâng cao sức đề kháng đối với một số bệnh mạn tính trong mùa đông
"Đông bệnh" là những chứng bệnh thường phát tác vào mùa đông; "hạ trị" là sớm tiến hành phòng ngừa, chữa trị ngay trong mùa Hạ; như vậy, "đông bệnh hạ trị" nghĩa là tiến hành chữa trị các chứng bệnh mùa đông từ mùa hè.
Từ nhiều thế kỷ trước, Đông y đã nhận thấy: một số chứng bệnh như ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính ở người già, hen phế quản (thể hư hàn), tiêu chảy lúc sáng sớm (ngũ canh tả), viêm khớp (thể hàn tý), viêm mũi dị ứng (thể phong hàn), ... thường hay tái phát hoặc trở nên trầm trọng hơn trong những ngày giá lạnh mùa đông.

Một số chứng bệnh như ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính hay tái phát vào mùa đông nên chữa từ mùa hè.
Để chữa trị các chứng bệnh mạn tính nói trên, Đông y thực thi theo nguyên tắc: bệnh cấp trị ngọn, bệnh hoãn trị gốc. Nghĩa là, trong thời gian bệnh phát tác mạnh, nói chung chỉ có thể tập trung vào việc khống chế các triệu chứng ( "chữa phần ngọn" ); muốn chữa trị tận gốc, cần tiến hành trị liệu ngay từ mùa hè, lợi dụng giai đoạn bệnh tình đang tạm ổn định; phòng trị sớm như vậy, thì khi tới mùa đông, bệnh sẽ đỡ tái phát, hoặc có phát tác thì cũng nhẹ hơn.
Một số bài thuốc nâng cao sức đề kháng nên dùng trong mùa hè:
Bài thuốc uống:
Dùng 1 trong 2 bài thuốc sau
Bài 1: Đảng sâm 16g, bạch truật 16g, phục linh 12g, cam thảo 4g, hoàng kỳ 16g, đương quy 12g, bạch thược 12g, sinh địa 10g, sơn thù 12g, kỷ tử 12g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang. Sắc 2 nước, hợp 2 nước lại, chia 3 phần, uống trong ngày, uống cách xa bữa ăn.
Bài 2: Thục địa hoàng 4 lạng, sơn thù 2 lạng, sơn dược 2 lạng, trạch tả 1,5 lạng, phục linh 1,5 lạng, đan bì 1,5 lạng. Các vị (trừ thục địa) sao giòn tán mịn; thục địa nghiền tinh và mật chưng trộn đều với bột thuốc hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20g, uống cách xa bữa ăn.
Tác dụng: Tăng cường thể lực và nâng cao sức đề kháng đối với một số bệnh mạn tính trong mùa Đông như suy nhược thần kinh , viêm đường tiết niệu mạn tính, tăng huyết áp và các bệnh về phổi

Mùa hè, mùa của các bài thuốc nâng cao sức đề kháng đối với một số bệnh mạn tính trong mùa Đông
Đắp thuốc lên huyệt vị:
Thành phần: Bạch giới tử, tế tân, huyền hồ sách - mỗi thứ 12g; tất cả tán nhỏ, trộn với nước gừng và đắp trên các huyệt "phế du", "tâm du", "cách du" hoặc trên các huyệt "phế du", "bách lao", "cao hoang"; sau đó dùng băng dính cố định lại. Sau 3-4 giờ thấy nóng rát hoặc đau nhức ở vùng huyệt thì gỡ thuốc ra. Nếu chỉ thấy hơi ngứa và nóng thì để thêm 1-2 tiếng nữa. Cách 10 ngày làm một lần như vậy.
Tác dụng : Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị với một số bệnh về phổi như hen suyễn , ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính trong mùa đông.
Ngoài ra, "đông bệnh hạ trị", trong Đông y có nhiều biện pháp khác như châm, cứu, dán cao, giác hơi, tắm thuốc, xông thuốc, ẩm thực liệu pháp, ... Tuy nhiên, việc chữa trị cần tuân theo nguyên tắc "biện chứng luận trị", dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.