Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bài thuốc phòng, trị bệnh ho gà

Thứ ba, 19:00 31/03/2015 | Y tế

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Hemophillus periusis gây ra, hay gặp ở mùa đông xuân. YHCT gọi là bách nhật khái, sinh khái (ho cơn). Nguyên nhân khí qua miệng mũi vào phế, phế khí không thông, nghịch lên gây ho, bên trong đờm nhiệt ẩn nấp ở phế, gây nên các cơn ho kịch liệt. Bệnh kéo dài ảnh hưởng đến phế khí, phế âm và dễ sinh ra các biến chứng.

Hiện nay, trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã có vắc-xin tiêm phòng ho gà cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ nhỏ trong nhân dân mắc bệnh. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc phòng và trị bệnh ho gà, xin giới thiệu cùng bạn đọc:

Hoa đu đủ đực

Bột hoa đu đủ: hoa đu đủ đực khô 20g, trần bì 20g, vỏ rễ dâu 20g, bạch phàn 12g, bách bộ 12g. Hoa đu đủ sao vàng, rễ dâu tẩm mật sao ròn. Các vị sấy khô tán bột, đóng gói 4g/túi, đựng trong hộp kín. Trẻ em 1 - 5 tuổi, mỗi lần 1/4 - 1 gói; trẻ từ 5 - 10 tuổi, mỗi lần uống từ 1 - 2 gói. Ngày uống 3 lần. Tác dụng mát phổi trừ đờm. Chữa chứng ho gà có sốt, ho rất nhiều đờm dãi. Lưu ý: Không ăn các chất dầu mỡ, cay nóng, tanh.

Viên ho mật gà: mật gà 20 cái, đường cát 50g, hạt chanh 40 hạt, hạt mướp đắng 40 hạt. Hạt chanh, hạt mướp đắng sao khô tán bột. Mật gà lấy nước trộn với bột thuốc, sấy khô tán mịn. Đường cô thành châu, cho thuốc bột vào luyện kỹ làm viên bằng hạt đậu xanh. Sấy khô, cho vào lọ kín. Trẻ 1 - 5 tuổi mỗi lần uống từ 2 - 4g; từ 5 - 10 tuổi, mỗi lần uống 4 - 8g. Ngày uống 2 lần, uống với nước nóng. Trị ho gà có sốt, ho từng cơn, ho cả ngày lẫn đêm, ho kéo dài hoặc ho khan, ho khạc ra đờm có dính máu, mắt đỏ và có dử. Lưu ý: Không ăn các chất dầu mỡ, cay nóng, tanh; trẻ nhỏ suy nhược quá không nên dùng.

Cao ho gà: lá chanh 10g, cỏ gà 10g, gừng tươi 5g, củ sả 5g, lá táo 10g, cỏ sữa nhỏ lá 10g, vỏ rễ dâu 10g, hoa đu đủ đực 5g. Các dược liệu tươi rửa sạch nấu thành cao, cho đường nấu thành sirô. Cho vào lọ nút kín. Liều lượng: dưới 5 tuổi mỗi lần uống 1 thìa cà phê; trên 5 tuổi, mỗi lần dùng 2 thìa cà phê. Ngày uống 2 lần pha với nước ấm. Lưu ý: Không ăn các chất dầu mỡ, cay nóng, tanh (tôm, cua).

Sirô ô mai rễ dâu: trần bì 5g, vỏ rễ dâu 5g, củ sả 5g, bách bộ (bỏ lõi) 5g, ô mai 5g, cát cánh 5g, hạnh nhân 5g, kinh giới 5g, cam thảo 5g, bạc hà 5g. Nếu biến chứng nặng như chảy máu mắt, nôn ra máu, thêm sinh địa 10g, mạch môn 10g. Sắc đặc lấy nước, thêm đường nấu thành sirô, đóng chai nút kín. Liều lượng: dưới 5 tuổi mỗi lần uống 1 thìa cà phê; trên 5 tuổi, mỗi lần dùng 2 thìa cà phê. Ngày uống 2 lần pha với nước ấm. Kiêng kỵ: Không ăn dầu mỡ, cay nóng, tanh.

Theo TS. Nguyễn Đức Quang

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tưởng rối loạn tiêu hóa, cô gái 30 tuổi nhận kết quả ung thư giai đoạn cuối

Tưởng rối loạn tiêu hóa, cô gái 30 tuổi nhận kết quả ung thư giai đoạn cuối

Y tế - 11 giờ trước

Đến khi tình trạng đau bụng hạ vị xuất hiện nhiều, rối loạn phân, lúc lỏng, lúc táo, phân nhầy máu, sút cân, người mệt mỏi bệnh nhân mới đến bệnh viện thăm khám.

Đi khám vì ho, khó thở, cô gái 17 tuổi bất ngờ phát hiện mắc u khí quản hiếm gặp

Đi khám vì ho, khó thở, cô gái 17 tuổi bất ngờ phát hiện mắc u khí quản hiếm gặp

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Đi khám vì có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp như ho, khạc đờm, khó thở bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp nguy kịch do u lớn khí quản.

Hai trẻ tử vong thương tâm sau khi bị chó cắn

Hai trẻ tử vong thương tâm sau khi bị chó cắn

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Sau khi vào bệnh viện, dù được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa nhưng cả 2 bé đã không qua khỏi.

Chủ quan với triệu chứng đau đầu, nữ bệnh nhân tử vong vì vỡ mạch máu não

Chủ quan với triệu chứng đau đầu, nữ bệnh nhân tử vong vì vỡ mạch máu não

Y tế - 1 ngày trước

Nếu đau đầu kéo dài, sụp mi mắt, người bệnh nên tới cơ sở y tế để kiểm tra vì mạch máu não có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.

Nhiều người mất ngón tay do tai nạn máy cưa

Nhiều người mất ngón tay do tai nạn máy cưa

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Những ngày qua, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) tiếp nhận nhiều trường hợp bị tai nạn lao động do máy cưa cắt vào tay. Có thời điểm một ngày tiếp nhận đến 3 bệnh nhân...

Bộ Y tế khuyến cáo gì để người tiêu dùng không 'dính' độc tố botulinum có thể gây tử vong?

Bộ Y tế khuyến cáo gì để người tiêu dùng không 'dính' độc tố botulinum có thể gây tử vong?

Y tế - 1 ngày trước

Không ít vụ ngộ độc xảy ra do độc tố botulinum khi người dân sử dụng pate chay, cá chép muối ủ chua; đã có trường hợp tử vong do độc tố này có trong thực phẩm. Qua các sự việc này, Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế có khuyến cáo gì với người dân để không là 'nạn nhân' của độc tố botulinum?

Thông tin mới nhất về các bệnh nhân ngộ độc do ăn cá chép muối ủ chua

Thông tin mới nhất về các bệnh nhân ngộ độc do ăn cá chép muối ủ chua

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa báo cáo Bộ Y tế về chùm ca ngộ độc Botulinum tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi Bắc Quảng Nam.

Bị rắn cắn vào tay, người đàn ông cầm theo đầu rắn đến viện cầu cứu bác sĩ

Bị rắn cắn vào tay, người đàn ông cầm theo đầu rắn đến viện cầu cứu bác sĩ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trong lúc bắt rắn chẳng may bị rắn cắn vào tay, anh H. đã mang theo đầu con rắn khi đến bệnh viện để nhận diện và cầu cứu bác sĩ.

Lội nước bẩn khi bị thương ở chân, bệnh nhân bị nhiễm trùng, suy thận cấp

Lội nước bẩn khi bị thương ở chân, bệnh nhân bị nhiễm trùng, suy thận cấp

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi lội nước bẩn 2 ngày, cẳng chân phải người bệnh bị sưng nề, bầm tím, nổi phỏng nước, tổn thương diễn biến nhanh và xuất hiện sốt rét run không rõ nhiệt độ, tiểu ít...

Chủ quan, cụ ông 85 tuổi ở Hải Phòng phải tháo bỏ nửa bàn chân

Chủ quan, cụ ông 85 tuổi ở Hải Phòng phải tháo bỏ nửa bàn chân

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Trước khi đến bệnh viện thăm khám, người bệnh có biểu hiện đau tê bàn chân, đau tăng nhiều khi vận động. Tiếp đó, đầu ngón chân người bệnh xuất hiện tím, mất cảm giác, chảy dịch đục, bốc mùi hôi. Người bệnh tự dùng thuốc, thay băng tại nhà nhưng không thuyên giảm.

Chủ quan, cụ ông 85 tuổi ở Hải Phòng phải tháo bỏ nửa bàn chân

Chủ quan, cụ ông 85 tuổi ở Hải Phòng phải tháo bỏ nửa bàn chân

Y tế

GĐXH - Trước khi đến bệnh viện thăm khám, người bệnh có biểu hiện đau tê bàn chân, đau tăng nhiều khi vận động. Tiếp đó, đầu ngón chân người bệnh xuất hiện tím, mất cảm giác, chảy dịch đục, bốc mùi hôi. Người bệnh tự dùng thuốc, thay băng tại nhà nhưng không thuyên giảm.

Top