Ban QLDA KĐT Tân Tây Đô (Hà Nội) nói gì về thông tin van nước bị vặn để hạn chế dòng chảy?
Giadinhnet – Theo phản ánh của nhiều hộ dân, đại diện ban cư dân cùng tổ kiểm tra đột xuất của Công ty nước sạch Tây Hà Nội đã bất ngờ phát hiện ra van nước bị vặn khiến nước chảy chậm vào bể cư dân, dẫn đến sự cố mất nước kéo dài.
Nhiều bức xúc sau việc cư dân Tân Tây Đô suýt "chết khát"
Như Báo Gia đình & Xã hội đã thông tin, sự cố mất nước tại KĐT Tân Tây Đô (xã Tân Lập, huyện Đan Phượng) diễn ra từ ngày 24/5 đến ngày 27/5, khiến hơn 11.000 cư dân sinh sống tại đây đều lao đao, khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt.
Tiếp tục ghi nhận sự việc, ngày 28/5, trao đổi với PV, ông Hồ Sỹ Thắng, thành viên Bản quản trị toà nhà CT2A-B (KĐT Tân Tây Đô) cho biết: “Sau nhiều ngày mất nước thì hiện nay, cư dân tại đây đã có nước để sử dụng. Tuy nhiên, lượng nước này mới là chỉ tạm đủ để sinh hoạt trước mắt”.

Cảnh lấy nước sinh hoạt của cư dân Tân Tây Đô (xã Tân Lập, Đan Phượng).
Ông Nguyễn Ngọc Lam, Trưởng ban quản trị nhà chung cư HHB cho biết, đến tối muộn ngày Chủ nhật, tức 26/5, van dẫn nước vào khu đô thị được mở hết cỡ và hầu hết, các toà nhà ở Tân Tây Đô bao gồm 6 toà cao tầng và các khu nhà thấp tầng, giãn dân đều có nước sông Đà để sử dụng.
Ông Lam cho biết: “Đến thời điểm hiện nay, mặc dù nước mới có để sinh hoạt nhưng chưa thể đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt lâu dài của người dân. Về căn cứ pháp lý, nước sông Đà đã chảy về KĐT Tân Tây Đô từ 30/9/2018, cho đến thời điểm hiện nay đã là hơn 7 tháng nhưng người dân Tân Tây Đô vẫn chưa được chính thức ký hợp đồng mua bán nước với Công ty CP nước sạch Tây Hà Nội. Không có hợp đồng mua bán thì không thể đảm bảo các quyền của người mua nước.
Trước đó, thời điểm sau khi có nước sông Đà dẫn về KĐT vào ngày 30/9/2018 thì ngày 15/10/2018, Công ty CP XD&DVTM Tuấn Quỳnh (chủ đầu tư cấp 1) đã tổ chức cuộc họp với các đơn vị liên quan.
Trong buổi họp đó, Công ty nước Tây Hà Nội đã yêu cầu chủ đầu tư là Công ty Tuấn Quỳnh phải thực hiện việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ thống, hạ tầng dẫn nước trong vòng 3 tháng, để đảm bảo tỷ lệ thất thoát nước dưới 10%.
Sau khi thực hiện xong, đảm bảo được con số thất thoát dưới 10% thì sẽ trực tiếp tiến hành ký hợp đồng mua bán nước với người dân. Tuy nhiên, trong suốt 7 tháng qua, Công ty Tuấn Quỳnh đã không thực hiện các yêu cầu từ Công ty nước sạch Tây Hà Nội, mà họ chỉ tận dụng toàn bộ hạ tầng cấp nước cũ. Hạ tầng cũ này lại rất cao so với địa thế mặt đất hiện tại. Ngoài ra, bể chứa nước trung chuyển hiện tại có dung tích chỉ chứa được 750m3 nước.
Với dung tích 750m3 thì còn nhỏ hơn cả bể chứa của toà nhà CT1A-B (hơn 1.000 khối), trong khi có hơn 11.000 cư dân phải được cung cấp nước”.

Những phản ánh của cư dân Tân Tây Đô trước lo ngại về tình trạng nước kéo dài tại đây.
Theo các hộ dân, nếu như Công ty Tây Hà Nội ngừng cung cấp nước thì đồng nghĩa với việc, không có bất kỳ bể tích trữ nước nào trữ nước cho người dân.
Cũng theo các cư dân, để dẫn đến những mâu thuẫn hiện tại giữa đơn vị chủ đầu tư cấp 1 là Công ty Tuấn Quỳnh với cư dân, đơn vị được Tuấn Quỳnh ủy quyền là HT Group không những không có giấy phép được cấp có thẩm quyền cấp về kinh doanh tài nguyên nước, mà các đơn vị này chưa hề thực hiện việc đầu tư, sửa chữa hệ thống hạ tầng dẫn nước.
“Một đơn vị không thực hiện việc đầu tư gì, mà lại không có quyền để ký hợp đồng mua bán nước với người dân, toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân hoàn toàn bị cắt giảm, những điều này cho thấy, đơn vị HT Group và Công ty Tuấn Quỳnh không tôn trọng Nghị định 117 năm 2007 của Bộ Xây dựng về sản xuất, cung cấp, tiêu thụ nước sạch. Cho nên, người dân rất thiệt thòi, kể cả đến ngày hôm nay, tạm thời có nước nhưng ngày mai vẫn không biết sẽ như thế nào.
Hơn nữa, trong suốt 7 tháng qua, công ty này cũng không thực hiện các trách nhiệm về nội kiểm, ngoại kiểm đối với nguồn nước, hệ thống nước. Nước sạch Sông Đà của Tây Hà Nội đồng bộ thì phải là nước đảm bảo chất lượng từ đầu nguồn, nhưng nước đã chảy qua hệ thống hạ tầng trạm cấp nước cũ, vận hành trong suốt 5 năm với những cặn rửa vẫn chưa được thau dọn thì liệu rằng nguồn nước đó có đảm bảo hay không?”, ông Hồ Sỹ Thắng, thành viên Bản quản trị toà nhà CT2A-B bức xúc.

Cảnh người dân xếp hàng trực lấy nước là hình ảnh quen thuộc nhiều ngày qua tại KĐT Tân Tây Đô
Theo các cư dân, với thực tế như hiện nay, nếu các đơn vị chủ đầu tư không thực hiện việc cải tạo, nâng cấp, đầu tư thêm hạ tầng dẫn nước sạch, cũng như không thực hiện các trách nhiệm với cư dân như đã nêu trong hợp đồng với cư dân, hỗ trợ cư dân để sớm ký hợp đồng với Công ty nước sạch Tây Hà Nội thì chừng đó người dân Tân Tây Đô vẫn chưa thể yên tâm sử dụng nước, cũng như chưa thể nào chắc chắn rằng các quyền lợi của mình sẽ được đảm bảo.
Ban Quản lý dự án Tân Tây Đô nói gì?
Trước những thông tin bất lợi như trên, trao đổi nhanh với PV, ông Huỳnh Tiến Hùng, Trưởng Ban QLDA Tân Tây Đô xác nhận có những sự việc như trên.
Tuy nhiên, ông Hùng cho biết: “Sự cố mất nước là do trục trặc kỹ thuật trên đường Láng Hoà Lạc. Sự cố này diễn ra cả một phần khu vực huyện Hoài Đức và thị trấn Trôi, chứ không riêng KĐT Tân Tây Đô. Còn nói việc mất nước do khoá van để hạn chế dòng nước là có sự hiểu lầm, bản thân chúng tôi cũng mong muốn có nước hơn ai hết”.
Ông Hùng xác nhận, hiện tại, nhiều cư dân tại toà chung cư HHB chưa đóng chi phí nước đến 2 tháng, CT2A-B cũng chưa đóng gần 2 tháng nay. Nguyên nhân là người dân muốn ký hợp đồng mua bán với Công ty nước sạch Tây Hà Nội.
“Bản thân chúng tôi cũng muốn bàn giao cho đơn vị nước Tây Hà Nội nhưng vì thành phố chỉ giao Tây Hà Nội cấp nước đến đồng hồ tổng. Còn biện pháp không đóng tiền nước của người dân thì sẽ dẫn đến nguy cơ Công ty HT Group không có chi phí đóng cho Công ty nước sạch Tây Hà Nội, rất dễ ảnh hưởng chung đến toàn cư dân, nhất là việc bị cắt nước.
Theo quy định, nhiệm vụ của HT Group và Công ty Tuấn Quỳnh là duy trì hạ tầng khu vực bên trong KĐT, nếu chủ đầu tư Tuấn Quỳnh chưa thể thống nhất và giao Công ty nước Tây Hà Nội quản lý thì hiện tại, Tuấn Quỳnh vẫn phải quản lý, trực tiếp bán nước cho dân, đặc biệt, số tiền thất thoát hạ tầng chúng tôi cũng không phân bổ cho người dân”, ông Hùng cho hay.
Những ngày qua, để có nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt, cư dân KĐT Tân Tây Đô đã phải tìm mọi cách xoay xở như mua nước bình, xách từng xô nước tại khu vực bể ngầm – nơi chứa nước chỉ sử dụng cho mục đích PCCC.
Theo nhiều người dân, các sự cố liên quan đến nước sinh hoạt tại KĐT Tân Tây Đô đã diễn ra trong 4 năm qua. Nơi đây đã trở thành một “điểm nóng” được dư luận hết sức chú ý.
Bảo Loan

Hà Nội và miền Bắc còn nắng ấm 2 ngày, sau đó có sự thay đổi hình thái thời tiết vào cuối tuần
Thời sự - 1 phút trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, Hà Nội và khu vực miền Bắc tiếp tục tăng nhiệt, trời ấm nóng. Dự báo khoảng ngày 12-13/4, không khí lạnh khả năng được tăng cường trở lại nước ta gây mưa dông ở miền Bắc, nền nhiệt giảm mạnh.

Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa ở TP.HCM dịp lễ 30/4
Thời sự - 2 phút trướcGĐXH - TP.HCM sẽ bắn pháo hoa 30 điểm vào tối 30/4 mừng 50 năm thống nhất đất nước.

Tin sáng 11/4: Vé máy bay dịp 30/4 đắt ngang Tết; không khí lạnh tràn về, miền Bắc sắp mưa to, rét đậm?
Thời sự - 19 phút trướcGĐXH - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện nay, một bộ phận không khí lạnh từ phía Bắc đang di chuyển xuống phía Nam; Giá vé hạng phổ thông chặng Hà Nội - TP HCM ngày 29/4 hiện được các hãng hàng không niêm yết ở mức dao động từ 3,4 đến 3,74 triệu đồng...

Hầu hết cha mẹ chưa biết điều này trước khi con mình bị rơi vào 'tầm ngắm' của 'yêu râu xanh'
Pháp luật - 19 phút trướcGĐXH - Xâm hại tình dục trẻ em không còn là những vụ việc cá biệt, nó là hiện thực lạnh lùng, âm ỷ, len lỏi trong cả gia đình, nhà trường lẫn không gian mạng. Những năm gần đây, con số vụ việc bị xâm hại tình dục ở trẻ em không ngừng tăng. Những lời kể lặp đi lặp lại, những gương mặt non nớt biến mất khỏi tuổi thơ quá sớm. Điều này càng đòi hỏi cần một hành lang pháp lý chặt chẽ để bảo vệ trẻ em khỏi 'yêu râu xanh'.

10X Nghệ An tốt nghiệp thủ khoa Đại học Thuỷ lợi với điểm GPA thuộc top 1%
Giáo dục - 1 giờ trướcNguyễn Phi Phong là thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc trường Đại học Thủy lợi với điểm trung bình học tập (GPA) đạt 3.85/4.0.

Những người sinh ngày Âm lịch này rất có duyên về tiền bạc
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ngày Âm lịch này Thần Tài luôn mỉm cười với họ nhờ đó tiền tài dư dả.

ABBANK gây quỹ thành công 100.000 cây quế, giúp người dân Yên Bái xây dựng tương lai bền vững
Xã hội - 12 giờ trướcNgân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) chính thức trao tặng 100.000 cây quế cho bà con xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, sau hơn 3 tháng phát động gây quỹ.

Danh tính kẻ 'ngáo đá' cầm kéo đâm nhiều người đi đường ở Cần Thơ
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng xác định, Đặng Thanh Tùng (37 tuổi) là người điều khiển xe máy, mang theo vật nhọn đâm liên tiếp 4 người trên đường. Tùng bị bắt sau gần 1 ngày lẩn trốn, xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính với ma túy.

Quy định mới nhất về độ tuổi được làm hộ chiếu (passport) năm 2025
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Hộ chiếu (passport) là giấy tờ quan trọng được sử dụng xuất nhập cảnh. Công dân từ bao nhiêu tuổi có thể làm hộ chiếu?

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12
Giáo dục - 15 giờ trướcGần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Ngỡ ngàng 'vương giả chi hoa' khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế
Đời sốngGĐXH - Những ngày tháng 4, nhiều du khách khi đến tham quan Hoàng cung Huế không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hoa ngô đồng - loại "vương giả chi hoa".