Bằng đại học sẽ không phân biệt chính quy và tại chức
Hình thức đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học sẽ đổi thành đào tạo tập trung và không tập trung chứ không còn là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên như trước đây.
Đây là một trong những điểm mới đáng chú ý trong quy định về hình thức đạo tạo cũng như văn bằng của giáo dục đại học được đưa ra trong dự thảo Luật GD ĐH sửa đổi đang được Bộ GD-ĐT công bố lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.
Cụ thể, tại khoản 2, Điều 6 quy định về trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học quy định, các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo tập trung và đào tạo không tập trung.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện thực hiện các hình thức đào tạo.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng trao đổi với báo chí chiều 24/11. Ảnh: Thanh Hùng.
Trong khi đó, theo Luật Giáo dục Đại học hiện hành, các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được chia theo hai hình thức là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
Tại Điều 38, quy định về văn bằng giáo dục đại học, dự thảo mới bổ sung quy định: "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thống nhất các nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục kèm theo".
Trong Luật Giáo dục Đại học hiện hành chỉ quy định: "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mẫu văn bằng giáo dục đại học".
Trao đổi với báo chí chiều 24/11, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho hay, việc phân biệt hình thức đào tạo thành đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên tạo cảm giác "ngay trong hình thức đào tạo đã tuyên bố các hạng chất lượng khác nhau rồi".
Vì vậy, dự thảo mới đã đưa ra 2 hình thức là tập trung và không tập trung nhằm nói đến hình thức đào tạo như thế nào, đối tượng nào thì đào tạo theo hình thức tập trung, đối tượng nào thì đạo tạo theo hình thức không tập trung.
Theo đó, đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm hay đào tạo tại chức là đào tạo theo hình thức không tập trung. Tuy nhiên, tập trung hay không tập trung đều được xây dựng trên cùng một chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên, chuẩn đầu ra để cấp một văn bằng chuẩn.
Bên cạnh đó, theo bà Phụng, hình thức đào tạo cũng sẽ không được ghi trên văn bằng nữa.
"Chúng tôi kỳ vọng các cơ sở sở đào tạo khi quan tâm chất lượng đào tạo của cơ sở mình thì phải cẩn thận khi cấp văn bằng. Tất cả văn bằng khi cấp ra thì phải đạt chuẩn vì không phân biệt văn bằng tại chức hay chính quy nữa. Đây sẽ là lời khẳng định với xã hội về chất lượng đào tạo của trường" - bà Phụng nói.
Trong khi đó, theo quy định tại Thông tư số 19 năm 2015, hình thức đào tạo (chính quy, thường xuyên) là một trong những nội dung được ghi trên văn bằng của các cơ sở giáo dục đại học.
Trước những lo ngại liên quan tới những tiêu cực có thể phát sinh khi văn bằng không còn phân biệt các hình thức đào tạo chính quy và tại chức như trước, bà Phụng cho rằng, một khi phát sinh tiêu cực thì trước hết sinh viên sẽ không đồng ý và đấu tranh vì bằng của họ bị lẫn lộn với bằng không đảm bảo chất lượng khác.
"Về phía quản lý nhà nước chỉ làm kiểm định chất lượng. Sắp tới kiểm định chương trình đào tạo sẽ được sẽ được đẩy mạnh. Kiểm định chương trình sẽ gắn với kiểm định quá trình tổ chức, quản lý đào tạo từng chương trình và cấp bằng cho chương trình đó" - bà Phụng cho hay.
Bỏ quy định không chia lợi tức trong các trường tư thục
Trong dự thảo mới cũng đã bỏ quy định các cổ đông hoặc thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ quy định tại khoản 7, Điều 4 của Luật Giáo dục Đại học hiện hành.
Cụ thể, trong dự thảo mới, tại khoản giải thích về cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận, nội dung quy định chỉ được định nghĩa là: Cơ sở giáo dục đại học mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.
Theo Vietnamnet

Cận cảnh cầu vượt 'đắp chiếu' nhiều năm chuẩn bị được giải cứu ở Hà Nội
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Sau 5 năm "đắp chiếu" vì vướng giải phóng mặt bằng, dự án cầu vượt nút giao Phạm Tu – tỉnh lộ 70 – Phúc La tại huyện Thanh Trì (TP Hà Nội) sắp được “giải cứu” khi Hà Nội lên kế hoạch thu hồi đất của gần 200 hộ dân trong quý II/2025.

Chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan quân đội phục viên 2025 được quy định thế nào?
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ được cấp có thẩm quyền quyết định phục viên thì được hưởng chế độ, chính sách gì? Dưới đây là thông tin cụ thể.

Top 10 trường THPT dễ trúng tuyển lớp 10 nhất TP.HCM năm 2025
Giáo dục - 5 giờ trướcDưới đây là top 10 trường THPT dễ trúng tuyển lớp 10 nhất TP.HCM năm 2025, mời phụ huynh học sinh cùng tham khảo.

Con giáp chia tay vận xui đón cơn mưa tài lộc cuối tháng 4 Âm lịch
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Hãy xem bạn có nằm trong số những con giáp dưới đây không nhé.

Quảng Bình siết chặt xử lý ‘quái xế’ tại các điểm du lịch
Xã hội - 6 giờ trướcGĐXH - Tình trạng thanh thiếu niên vi phạm giao thông tại các điểm du lịch ở Quảng Bình diễn ra phổ biến, gây mất an toàn và mỹ quan du lịch. Lực lượng chức năng đang tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, góp phần xây dựng hình ảnh một Quảng Bình an toàn, văn minh trong mắt du khách.

Người phụ nữ sinh liền 5 con và tái phạm đặc biệt nguy hiểm ở Phú Quốc
Pháp luật - 7 giờ trướcLợi dụng chính sách nhân đạo, người phụ nữ ở Phú Quốc sinh liền 5 người con, mỗi lần cách nhau dưới 3 năm, nhằm tránh thi hành án.

Tỏa sáng nghị lực Việt năm 2025 sẽ tuyên dương 30 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH – Chương trình “Tỏa sáng Nghị lực Việt” năm 2025 được triển khai từ tháng 5 đến tháng 12/2025 sẽ tuyên dương 30 đại biểu là thanh niên khuyết tật tiêu biểu. Chương trình năm nay cũng diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi khác nhằm hỗ trợ thanh niên khuyết tật.

Người dân, phật tử trang nghiêm, thành kính đón mùa Đại lễ Phật đản
Xã hội - 7 giờ trướcHướng tới mùa Phật đản 2025 - Phật lịch 2569 (15/4) nhiều nơi trên cả nước đang ngập tràn trong không khí trang nghiêm, thiêng liêng và rực rỡ sắc màu.

Tỷ lệ chọi thi vào lớp 10 Hà Nội năm nay có gì biến động?
Giáo dục - 9 giờ trướcGĐXH - Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số lượng đăng ký nguyện vọng thi vào lớp 10 các trường THPT. Tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm nay có biến động?

Hà Nội: Ba học sinh thương vong khi dùng gậy sắt để lấy diều mắc trên đường dây điện
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Dùng gậy sắt để lấy diều mắc trên đường dây điện cao thế, 3 học sinh tại xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) đã bị điện giật. Sự việc khiến 1 em tử vong, 2 em khác bị thương.

Miền Bắc chuẩn bị hứng chịu những trận mưa như trút nước, nơi nào là tâm điểm mưa lớn?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, từ chiều tối nay trên cả nước nhiều nơi có mưa dông. Trong đó Bắc Bộ mưa dông gia tăng, khu vực vùng núi là tâm điểm mưa lớn. Cần đề phòng hiện tượng lốc sét và gió giật mạnh đi kèm.