Báo cáo tham luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ VN
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM VỚI CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VỀ TÌNH TRẠNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH TẠI VIỆT NAM
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang ngày càng phổ biến và trở thành báo động đỏ ở các địa phương trong cả nước. Đặc biệt tại một số địa phương của một số tỉnh có mức chênh lệch giới tính rất cao như: theo ông Hoàng Văn Bào - trả lời phỏng vấn của Đài Phát thanh và TH Hưng Yên: sự chênh lệch này lại 'rơi' vào những địa phương có điều kiện kinh tế phát triển ở Hưng Yên như: Phụng Công (Văn Giang): 253 trẻ trai/100 trẻ gái, thị trấn Như Quỳnh (Văn Lâm): 202,4 trẻ trai/100 trẻ gái, Chỉ Đạo (Văn Lâm): 163,5 trẻ trai/100 trả gái; bài đăng trên báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 22/3/2012 đưa tin tại một số địa phương thuộc tỉnh Quảng Ngãi như: Minh Long 140 trẻ trai/100 trẻ gái; Nghĩa Hành 137,8 trẻ trai/100 trẻ gái; Đức Phổ 129,7 trẻ trai/100 trẻ gái; bài đăng trên báo điện tử Hà Tĩnh online ngày 26/9/2012 ghi nhận trong 8 tháng đầu năm 2012, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh trở nên báo động đỏ về chệnh lệch giới tính như xã Thạch Trung 195 trẻ trai/100 trẻ gái; phường Đại Nài 164 trẻ trai/100 trẻ gái; phường Bắc Hà 140 trẻ trai/100 trẻ gái; xã Thạch Hưng 130 trẻ trai/100 trẻ gái…
Kính thưa các quý vị đại biểu,
Là tổ chức đại diện chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, Hội LHPN Việt Nam luôn xác định công tác DS/KHHGĐ là một nội dung quan trọng và thường xuyên trong công tác của Hội. Nhiều năm qua, các hoạt động triển khai công tác Hội và vai trò truyền thông, vận động của Hội luôn được các ngành các cấp đánh giá cao vai trò và tác động của các hoạt động truyền thông do Hội thực hiện. Theo phát biểu của Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tân “ cộng tác viên đắc lực của ngành dân số chính là các chị hội viên PN, họ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, Bí Thư Đảng Uỷ xã tân Dân huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên đánh giá vai trò của Hội PN trong công tác truyền thông tại Hội nghị đánh giá mô hình hỗ trợ PN xây dựng gia đình hạnh phúc “... Hội PN là đội ngũ tiên phong trong triển khai các hoạt động của địa phương, hoạt động nào do Hội PN tổ chức cũng thu hút được đông đảo người dân tham gia và hưởng ứng, đôi khi chính quyền phải mượn hội nghị của Hội PN để triển khai các kế hoạch và phổ biến chính sách...”.
Trước thực trạng MCBGT, với nhận thức về hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến phụ nữ, trẻ em gái, đến hạnh phúc của từng gia đình, cả xã hội và tương lai. Hội LHPNVN đã phát huy vai trò được đánh giá cao và tổ chức các hoạt động, cụ thể như sau:
1. Để triển khai tuyên truyền công tác DS-KHHGĐ nói chung và tình trạng MCBGT nói riêng một cách có hệ thống và rộng khắp, Hội LHPN Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các tỉnh/thành Hội tích cực phối hợp với ngành Dân số, tổ chức các hoạt động triển khai công tác DS-KHHGĐ, tập trung tuyên truyền về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, BĐG nhằm nâng cao nhận thức, thái độ và chuyển đổi hành vi của Hội viên, Phụ nữ và người dân cộng đồng; Chủ động tham mưu với Cấp Uỷ, chính quyền địa phương các hoạt động tuyên truyền về tình trạng MCBGT.
2. Tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên chủ chốt của Hội phụ nữ cấp tỉnh, huyện và đội tuyên truyền viên cơ sở cho một số tỉnh/thành Hội và hướng dẫn xây dựng và vận hành mô hình điểm truyền thông về DS-KHHGĐ góp phần hạn chế MCBGT lồng ghép với phát triển cộng đồng, phù hợp với thực tế địa phương.
3. Xây dựng mô hình điểm tại một số tỉnh có tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao nhất nước. Hiện nay trong khuôn khổ thực hiện CTMTQG về DS-KHHGĐ 2012 Hội đã xây dựng và vận hành 14 CLB “SKSS và cân bằng giới tính” tại tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hoà Bình tuyên truyền về các chính sách liên quan đến công tác DS-KHHGĐ, tập trung các văn bản liên quan đến nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; thực trạng mất CBGTKS, hậu quả của MCBGTKS; BĐG/PCBLGĐ; kỹ năng ứng xử, vận động trong gia đình, vận động cộng đồng; kỹ năng tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương... Tại một số địa phương đã lựa chọn thành viên tích cực, gương điển hình sinh con 1 bề gái làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình hạnh phúc, họ là những người tâm huyết, có trách nhiệm và nhiệt tình của các mô hình để bồi dưỡng tham gia tuyên truyền về chính sách DS-KHHGĐ, tuyên truyền vận động các đối tượng khác cùng tham gia thực hiện không lựa chọn giới tính thai nhi.
4. Vận động đối tượng nam giới tham gia sinh hoạt tại các CLB do Hội xây dựng để họ có cơ hội được tiếp cận thông tin trực tiếp về thực trạng MCBGT, tạo sự cảm thông chia sẻ giữa vợ chồng....thúc đẩy thực hiện hành vi không lựa chọn giới tính thai nhi.
5. Nội dung và hình thức tuyên truyền: bằng nhiều hình thức thu hút thành viên tham gia và sự quan tâm của cộng đồng như: Viết bài truyền thông trên hệ thống đài phát thanh xã phường, sinh hoạt định kỳ các CLB/tổ/nhóm, nêu gương điển hình.... Tập trung truyền thông về tình trạng mất cân bằng giới tính, hậu quả của MCBGT, bình đẳng giới, vai trò của phụ nữ trong cuộc sống...; lồng ghép đưa nội dung vào biên soạn các tài liệu truyền thông, sinh hoạt tại các CLB, tổ, nhóm của Hội như: CLB mẹ và con gái, CLB Mẹ chồng – nàng dâu, CLB xây dựng gia đình hạnh phúc, CLB những người sinh con 1 bề, CLB phòng chống BLGĐ....
6. Hiện nay TW Hội đã chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác DS-KHHGĐ trong đó có nội dung tuyên truyền về MCBGT gắn với thực hiện Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch và lồng ghép với triển khai Đề án 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt nhằm gắn việc tuyên truyền, hướng dẫn cho phụ nữ và cộng đồng thực hiện KHHGĐ, không lựa chọn giới tính thai nhi với việc nuôi dạy con tốt và xây dựng gia đình văn hóa, phát triển bền vững.
Căn cứ kết quả hoạt các hoạt động đã triển khai và tình hình thực tế cơ sở Hội, Hội LHPNVN dự kiến một số giải pháp tiếp tục triển khai góp phần giảm thiểu MCBGTKS như:
- Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn tỉnh/thành Hội các cấp chú trọng tuyên truyền về MCBGTKS; phát huy tính chủ động tham mưu với cấp Uỷ, chính quyền địa phương các chính sách; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong tổ chức hoạt động truyền thông về DS-KHHGĐ nói chung và truyền thông về tình trạng MCBGTKS nói riêng; lồng ghép nội dung tuyên truyền về MCBGT vào các Hội nghị chuyên đề triển khai hoạt động của Hội.
- Tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình CLB “SKSS và cân bằng giới tính” tại các tỉnh có tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao, lồng ghép nội dung truyền thông vào các mô hình CLB hiện có và các tài liệu sinh hoạt Hội.
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông với chủ đề“ Vì tương lai- chúng ta hãy nói không với lựa chọn giới tính” xuống cộng đồng nơi có tình trạng MCBGTKS cao để tuyên truyền về tình trạng MCBGT gắn với thực trạng MCBGT của các địa phương, hậu quả của MCBGT, không phá thai vì lý do mang thai trai hay gái... nhằm cảnh báo về tình trạng MCBGT, vận động sự vào cuộc của chính quyền, các ban ngành đoàn thể cơ sở với Hội PN tuyên truyền sâu rộng, tạo sự quan tâm rộng rãi của các đối tượng đến công tác dân số - KHHGĐ nói chung và tình trạng mất CBGTKS nói riêng.
- Chú trọng truyền thông nhóm đối tượng cặp vợ chồng sinh con một bề gái hoặc con đầu lòng là gái, cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, đối tượng là mẹ chồng.
- Xây dựng tài liệu truyền thông về MCBGT dành cho mô hình điểm và tuyên truyền viên dưới dạng sổ tay, áp phích; biên soạn tờ rơi, sách mỏng cung cấp thông tin cho thành viên tham gia sinh hoạt tại các mô hình; tham gia phổ biến tuyên truyền các tài liệu do Tổng cục DS – KHHGĐ phát hành.
- Tích cực tham gia góp ý các chính sách liên quan đến công tác DS-KHHGĐ, phụ nữ, trẻ em gái góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ trong xã hội, cải thiện nhận thức của người dân, cộng đồng về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, xã hội.
Trên đây là một số kết quả hoạt động cụ thể và dự kiến hoạt động triển khai của Hội LHPN VN nhằm góp phần hạn chế tình trạng MCBGT.
Cảm ơn Hội nghị............Chúc.......
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 8 giờ trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...