Báo cáo tham luận tỉnh Nam Định
BÁO CÁO THAM LUẬN THỰCTRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CAN THIỆP
TÌNH TRẠNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH
TỈNH NAM ĐỊNH
1. Đặc điểm tình hình:
Nam Định là một tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng có diện tích 1.652,29 km2, phía Tây Bắc giáp Hà Nam, phía Đông Bắc giáp Thái Bình, phía Tây Nam giáp Ninh Bình, phía Đông Nam giáp biển Đông. Nam Định có 10 huyện/thành phố với 229 xã, phường, thị trấn. Dân số đến hết tháng 6 năm 2012 của Nam Định là 1.903.076 người tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, chiếm 82,16%, trong đó số phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng là 347.665 người chiếm tỷ lệ 18,26 %. Tôn giáo chủ yếu: Thiên chúa giáo 23% dân số. Tổng số trẻ sinh ra đến hết tháng 8 năm 2012 là 19.637 cháu tăng so với cùng kỳ 17,65%, trong đó số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên là 2.982 cháu tăng so với cùng kỳ 25,3%.
Địa hình Nam Định tương đối bằng phẳng, có 2 vùng chính là vùng đồng bằng thấp trũng và vùng đồng bằng ven biển. Vị trí địa lý trên tạo điều kiện thuận lợi cho Nam Định về giao thông liên tỉnh, liên huyện, xã và phát triển giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng.
Nam Định có nhiều di tích lịch sử văn hóa được đông đảo người dân biết đến như: Đền Trần, Phủ Dầy, nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh…
2. Thực trạng công tác Dân số-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian qua.
2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo:
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tiếp tục tăng cường được triển khai đến toàn thể các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và toàn thể người dân tại cộng đồng tham gia thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ.
Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo như: Chỉ thị số: 11-CT/TU ngày 27 tháng 5 năm 2008 của Tỉnh uỷ về tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch 66/KH-UBND ngày 23/12/2011 về việc thực hiện chiến lược Dân số sức khỏe sinh sản giai đoạn 2010 – 2015; tỉnh đã ra Thông báo kết luận sau khi sơ tổng kết Chỉ thị và Chiến lược Dân số và Phát triển 2001-2010; nhiều quyết định phê duyệt các đề án được tỉnh ban hành; chỉ đạo Sở Y tế, các sở ban ngành đoàn thể, UBND các huyện, thành phố ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, lãnh đạo về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.
2.2. Kết quả thực hiện:
Được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền cũng như sự vào cuộc của các Ban ngành, đoàn thể và sự nỗ lực của đội ngũ làm công tác dân số - KHHGĐ thời gian qua công tác này đã đạt được những kết quả:
Tỷ suất sinh giảm từ 18,06%o năm 2001 xuống 15,46%o năm 2011; bình quân giảm sinh khoảng 0,23%o mỗi năm. Tổng tỷ suất sinh năm 2001 là 2,54 con, xuống còn 2,19 con vào năm 2011.
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên hàng năm đều giảm: từ 16,7% năm 2001 xuống còn 12,7% năm 2011.
Tỷ lệ người chấp nhận các biện pháp tránh thai hiện đại đạt gần 80%.
* Sau 8 tháng đầu năm 2012, theo số liệu của 10 huyện, thành phố báo cáo số sinh 19637 và sinh con thứ 3 trở lên 2982, tăng quá cao so với cùng kỳ năm 2011 là 2946 và 603 cháu; số sinh và sinh con thứ 3 trở lên tăng cao ở 9 huyện, riêng TP Nam Định giảm sinh 54 cháu, con thứ 3 không tăng không giảm. Việc sinh con thứ 3 trở lên có ở cả cán bộ, đảng viên ngành Giáo dục, Y tế còn lại chủ yếu là người dân.
2.3. Tồn tại thách thức, nguyên nhân:
2.3.1. Tồn tại thách thức.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tỉnh đang phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ như: mức sinh thay thế chưa thực sự vững chắc, đặc biệt ở vùng ven biển, vùng đông dân; mật độ dân số cao (năm 2011 là 1.132 người/km2), qui mô dân số lớn (đứng thứ 8 trong toàn quốc) và tiếp tục tăng đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết như các nhu cầu cơ bản về nhà ở, học hành, khám chữa bệnh, việc làm, vui chơi giải trí và cả vấn đề tăng trưởng kinh tế hàng năm; Cơ cấu dân số bắt đầu chuyển từ giai đoạn “cơ cấu dân số trẻ”, bước vào “cơ cấu dân số vàng” và “già hoá dân số”. Sự chuyển đổi này đưa đến nhiều cơ hội thuận lợi nhưng đồng thời đặt ra những thách thức gay gắt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đối với công tác DS-KHHGĐ; Tuổi thọ trung bình của người dân tỉnh Nam Định tuy tăng (73,3 tuổi) nhưng chất lượng dân số chưa cao (tuổi thọ bình quân khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi). Việc chăm sóc người già và vấn đề bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp… là thách thức lớn; Chất lượng dân số thấp thể hiện ở chiều cao, cân nặng của thanh niên, tỷ lệ người khuyết tật, trẻ em sinh ra mắc các bệnh di truyền, bẩm sinh còn cao; Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang trở thành một vấn đề xã hội lớn (năm 2011 là 120/100), nếu không được khống chế ngay từ bây giờ thì trong vài thập kỷ tới sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam thiếu nữ với những hệ lụy nghiêm trọng về mặt an ninh và xã hội
Theo số liệu của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Nam Định: Tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh Nam Định luôn cao hơn rất nhiều so với mức trung bình cả nước; năm 2011 tập trung ở 8 huyện, riêng Thành phố và Vụ Bản có thấp hơn nhưng luôn vượt qua mức cho phép 106/100; (Nam Định là 1 trong 10 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất cả nước).
Tỷ số giới tính khi sinh tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 – 2012
Tên đơn vị |
Năm 2006 |
Năm 2007 |
Năm 2008 |
Năm 2009 |
Năm 2010 |
Năm 2011 |
8 tháng năm 2012 |
Toàn tỉnh |
117 |
116 |
123 |
116 |
121 |
120 |
118 |
Tp Nam Định |
108 |
107 |
118 |
113 |
93 |
109 |
119 |
Mỹ Lộc |
128 |
111 |
124 |
115 |
117 |
113 |
109 |
Vụ Bản |
123 |
119 |
108 |
107 |
107 |
108 |
119 |
Ý Yên |
114 |
113 |
124 |
112 |
119 |
121 |
111 |
Nam Trực |
128 |
120 |
125 |
116 |
123 |
121 |
117 |
Trực Ninh |
109 |
109 |
103 |
114 |
127 |
124 |
131 |
Nghĩa Hưng |
119 |
121 |
144 |
118 |
133 |
124 |
110 |
Xuân Trường |
117 |
112 |
110 |
109 |
109 |
121 |
114 |
Giao Thuỷ |
122 |
118 |
127 |
128 |
118 |
121 |
112 |
Hải Hậu |
115 |
124 |
134 |
119 |
140 |
121 |
129 |
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh thất thường qua các năm và xảy ra ở khắp các huyện trên địa bàn tỉnh kể cả nơi có đông đồng bào giáo dân (Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Giao Thủy), ở cả những vùng ven biển (Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng), vùng đồng chiêm trũng (Ý Yên).
Mặc dù các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương cùng ngành chuyên môn cùng các sở, ban, ngành tỉnh đã tích cực lãnh chỉ đạo xong thực tế hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Nam Định vẫn mất cân bằng nghiêm trọng, chưa kiểm soát được.
2.3.2. Nguyên nhân:
2.3.2.1. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng sinh và tăng sinh con thứ 3 trở lên:
- Chính sách của Đảng về công tác Dân số - KHHGĐ có phần nới lỏng như: Quy định 94 ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm (đảng viên sinh con thứ 3 bị cảnh cáo, sinh con thứ 4 bị khai trừ); Quyết định 09/2011 sửa đổi điều 7 của Quy định 94 (đảng viên sinh con thứ 3 bị khiển trách, sinh con thứ 4 bị cảnh cáo). Chưa có chế tài xử lý những người vi phạm chính sách DS-KHHGĐ.
- Năm 2011, là năm tập trung nhiều cho công tác bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp cho nên sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo đối với công tác Dân số - KHHGĐ thực sự chưa đúng mức (trước tháng 6/2011).
- Theo quan niệm của nhân dân thì năm Nhâm Thìn, 2012 là năm đẹp vì vậy họ đã chuẩn bị cho việc sinh con vào năm này.
- Số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ lớn nên số đôi kết hôn trong mấy năm gần đây tăng: năm 2009 có 11.926 cặp, năm 2010: 12.044, năm 2011: 15.207.
- Sự nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ những người làm công tác DS-KHHGĐ ở cơ sở có phần giảm sút do không yên tâm công tác (bộ máy tổ chức ngành, cán bộ làm dân số chưa ổn định, chế độ đãi ngộ quá thấp).
- Kinh phí chương trình năm 2011 giao chậm, (20/5/2011 mới có QĐ) nên việc triển khai các hoạt động bị hạn chế (nhất là việc triển khai Chiến dịch TTLG).
2.3.2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Nam Định.
a. Sự ưa thích con trai và bất bình đẳng giới:
- Nam Định là một tỉnh đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng, tư tưởng Nho giáo phương Đông đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân đặc biệt là người dân đang sinh sống tại vùng nông thôn. Sự ưa thích con trai, đặc biệt là những quan niệm “Trọng nam, hơn nữ”, có con trai để “nối dõi tông đường”, “có người thờ cúng tổ tiên”... vẫn còn ngự trị trong tư tưởng một số đông người dân. Sự thúc ép của cha mẹ, sự khích bác của bạn bè và sự dằn vặt về trách nhiệm đã khiến nhiều gia đình tìm mọi cách để sinh được con trai. Trong nghiên cứu “Thực trạng tỷ số giới tính khi sinh tỉnh Nam Định năm 2011” cho thấy đối tượng nghiên cứu cho rằng có áp lực phải sinh con trai là 43,4%, sinh con gái là 14,9%, còn lại sinh con nào cũng được trong lần sinh gần đây nhất; có quan niệm có con trai để nối dõi tông đường có nguy cơ chẩn đoán giới tính trước sinh cao gấp 1,76 lần so với những người không có quan niệm trên.
Nam Định có 3 huyện ven biển chiếm 36% dân số toàn tỉnh với nghề nghiệp chính là đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản và làm muối. Ở các gia đình ngư dân, người đàn ông có công việc chính là đi biển, trong khi công việc của người phụ nữ là nội trợ, buôn bán nhỏ và các hoạt động hỗ trợ cho công việc của người đàn ông như: đan lưới, vá lưới, tiêu thụ và chế biến những sản vật được khai thác từ biển. Chính vì vậy, để có người đi biển, không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải sinh được ít nhất một người con trai, người làm ra kinh tế cho gia đình.
- Sự bất bình đẳng giới vẫn còn diễn ra tại một bộ phận đáng kể trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Nam Định. Họ cho rằng người phụ nữ chỉ quanh quẩn sân, vườn, bếp núc lo cơm nước cho chồng, cho con và sinh con (phải có con trai để nối dõi là được). Một số gia đình không có con trai đã xảy ra nhiều mâu thuẫn dẫn đến bạo lực gia đình và phần lớn phụ nữ và trẻ em là nạn nhân. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội còn hạn chế; giá trị của phụ nữ, trẻ em gái không được đề cao. Qua một nghiên cứu về “ Nhận thức của người dân, cán bộ và thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại tỉnh Nam Định năm 2008-2009” cho thấy 65,2% người dân và 71,9% cán bộ cho rằng gia đình không có sự bình đẳng dễ xảy ra bạo lực. Tỷ lệ BLGĐ đối với phụ nữ là 53,8%, trong đó BL thể xác là 39,9%, BL tinh thần là 48,8%, BL kinh tế là 7,9%, BL tình dục là 3,4%.
Với quan niệm hiện nay, khi người phụ nữ lấy chồng thì phải “Gánh vác giang sơn nhà chồng” nên việc chăm sóc bố mẹ đẻ sẽ bị sao nhãng và nhiều khi muốn cũng không được (do hoàn cảnh kinh tế, xã hội,…)
b. Có ít con và có con trai
Chính sách “mỗi gia đình chỉ có từ 1 hoặc 2 con” cùng với quan niệm ưa thích con trai như trên đã dẫn đến việc áp dụng các biện pháp nhằm lựa chọn giới tính thai nhi theo ý muốn, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ngay ở lần sinh thứ nhất và thứ hai.
c. Chế độ an sinh xã hội cho người già
Người già ở Nam Định sống tại khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao, phần lớn không có lương hưu, sống phụ thuộc vào con cái . Vì vậy, tư tưởng “Trẻ cậy cha, già cậy con”, “Dưỡng tử phòng lão” tồn tại là điều tất yếu; do đó việc cần có con trai để nương tựa lúc về già là điều mà ai cũng nghĩ tới.
Chưa có chính sách an sinh xã hội tốt cho người cao tuổi và chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho gia đình sinh con một bề là gái.
d. Lạm dụng kỹ thuật Y học trong việc lựa chọn, chẩn đoán giới tính thai nhi;
Mặc dù đã có các quy định về “Nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức” (Luật Bình đẳng giới, Pháp lệnh dân số, Nghị định 104, nghị định 114) Sở Y tế tỉnh đã có văn bản chỉ đạo, thành lập đoàn kiểm tra các đơn vị y tế trong ngành nhưng việc đối tượng tìm cách biết trước giới tính khi sinh chiếm 59,6%; trong số đó 91% biết trước giới tính của thai nhi qua siêu âm; 42% họ sẽ phá thai nếu như thấy giới tính thai nhi không như mong muốn.
e. Nhận thức của những người cung cấp dịch vụ và người dân về pháp luật liên quan và hậu quả của MCBGTKS còn hạn chế, chỉ có 69,0% chung cả 2 nhóm nhận biết được hậu quả của MCBGTKS.
Đối với người làm dịch vụ, họ cần khách hàng để tăng nguồn thu; đối với người dân, đi khám thai với mục đích tìm hiểu giới tính thai nhi thì họ không tiếc tiền để đạt được mục đích của mình.
f. Rủi ro trong xã hội: vấn đề an toàn giao thông, môi trường sống và làm việc, tệ nạn xã hội, trật tự xã hội, … con trai gặp rủi ro nhiều hơn con gái.
3. Kết quả triển khai đề án Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Nam Định:
3.1. Tình hình triển khai thực hiện đề án.
Năm 2012, tỉnh Nam Định đầu tư triển khai mở rộng 100% số xã (229 xã/phường/thị trấn) thực hiện Đề án nhằm đồng bộ hóa các hoạt động tuyên truyền, vận động để từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn toàn tỉnh.
Đề án được triển khai từ năm 2010, qua hơn 2 năm thực hiện đã đạt được một số kết quả sau:
- Tổ chức 18 cuộc hội thảo cung cấp thông tin về Đề án cho hơn 700 lãnh đạo tỉnh, huyện và 04 Hội nghị phổ biến văn bản nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi cho lãnh đạo, cán bộ trực tiếp thực hiện các quy định của pháp luật nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh.
- Tổ chức 20 lớp tập huấn cung cấp kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới tính khi sinh cho hơn 1000 cộng tác viên dân số, cán bộ y tế thôn của 229 xã triển khai đề án.
- Tổ chức tuyên truyền định kỳ trên đài phát thanh xã mỗi tháng 2 lần về vấn đề giới tính khi sinh đồng thời ký kết hợp đồng với Đài PTTH làm chuyên mục về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh.
- Nhân bản và cung cấp hơn 170 nghìn tờ rơi tuyên truyền về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh và những quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức
- Xây dựng 04 cụm pano tuyên truyền về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức
- Tổ chức 458 Hội nghị nói chuyện chuyên đề tại 229 xã triển khai Đề án trong đó trọng tâm vào vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Tổ chức tư vấn cho 3282 cặp nam/nữ thanh niên đăng ký kết hôn tại xã về vấn đề giới và giới tính khi sinh
- Phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể tỉnh trong việc triển khai các hoạt động thường xuyên với việc tuyên truyền về giới tính khi sinh.
- Rà soát các quy định, quy ước liên quan đến giới tính khi sinh tại địa bàn triển khai Đề án
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ hàng năm các cơ sở y tế làm dịch vụ siêu âm, các cơ sở kinh doanh các loại sách, báo, văn hóa phẩm về việc thực hiện các quy định của pháp luật nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.
- Tổ chức 03 Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm cấp tỉnh và huyện với hơn 200 người tham gia.
Kết quả bước đầu cho thấy sự nhận thức rõ rệt về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả về mất cân bằng giới tính khi sinh của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân tại đây được nâng lên. Năm 2011 tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh là 120/100 (giảm 1 điểm % so với năm 2010 là 121/100)
4. Giải pháp cơ bản để giảm thiểu MCBGTKS:
- Thay đổi tư tưởng từ rất thích con trai sang ít thích con trai và dần chuyển sang thích con gái. Nên cần tăng cường hơn nữa công tác truyền thông bằng nhiều hình thức với mọi đối tượng thấm nhuần về pháp luật và hậu quả của việc MCBGTKS, coi con nào cũng tốt.
- Nếu ai đó còn thích con trai thì khó có điều kiện đáp ứng để lựa chọn bằng việc tăng cường kiểm soát các cơ sở có điều kiện lựa chọn giới tính thai nhi; có chính sách xử phạt nghiêm minh, thích đáng đối với những trường hợp vi phạm.
- Có chính sách và tạo điều kiện thuận lợi đề cao giá trị của phụ nữ, trẻ em gái; tạo cơ hội việc làm tốt cho phụ nữ trong việc làm ra của cải cho gia đình và xã hội.
- Thúc đẩy mạnh mẽ bình đẳng giới.
- Có hệ thống chính sách an sinh xã hội tốt cho người cao tuổi; chú ý đến người cao tuổi có con 1 bề là gái.
- Giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông, tai tệ nạn xã hội. Tăng cường chăm sóc tốt về y tế.
5. Kiến nghị và đề xuất
5.1. Đối với Trung ương:
a. Về công tác tổ chức cán bộ: Có mô hình tổ chức thống nhất trên toàn quốc; khi ban hành văn bản về tổ chức, cần có sự thống nhất của 2 Bộ.
b. Về chính sách: Nên có chính sách phù hợp với từng vùng, địa phương trong tình hình thực tế.
c. Về tài chính:
- Đề nghị Trung ương tăng nguồn kinh phí, hàng năm giao dự toán kinh phí đúng thời gian, để địa phương chủ động triển khai kế hoạch hoạt động.
- Sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các văn bản quy định về tài chính (Thông tư 32/TTLT-BYT-BTC; Thông tư 233/TTLT-BYT-BTC,…) về nội dung, đối tượng, mức chi (vì không còn phù hợp với tình hình thực tế).
- Nâng mức thù lao cho CTV thôn, xóm lên mức từ 0,2 - 0,3 mức lương tối thiểu.
d. Về đề án MCBGTKS:
- Đề nghị hỗ trợ kỹ thuật và tăng kinh phí thực hiện Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Bổ sung, sửa đổi chế tài xử phạt đủ mạnh những hành vi vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi, chú trọng xử lý hành vi siêu âm xác định giới tính thai nhi và nạo phá thai vì lý do giới tính.
- Xây dựng một số đề án nghiêm cứu (Thực trạng và những yếu tố liên quan đến MCBGTKS vùng đồng bào giáo dân; MCBGTKS ở khâu nào: trước – trong – đã có thai, …), đề án giải pháp (đề cao giá trị của phụ nữ, trẻ em gái; chính sách an sinh người cao tuổi có con 1 bề là gái,…).
5.2. Đối với Tỉnh:
a. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo:
- Ban chấp hành tỉnh đảng bộ hoặc HĐND tỉnh cần có Nghị quyết chuyên đề về công tác DS-KHHGĐ; trong đó cần có nội dung:
- Hàng năm bổ sung ngân sách địa phương cho công tác DS-KHHGĐ bình quân đầu người khoảng 1.500đ đến 2.000đ.
- Có quy định cụ thể việc xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm chính sách DS-KHHGĐ.
b. Về công tác tổ chức cán bộ:
- Giao chỉ tiêu biên chế cho Chi cục DS-KHHGĐ ít nhất là 20 người.
- Tăng biên chế viên chức cho Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện: Mỗi huyện tăng 1-2 chỉ tiêu, (huyện Hải Hậu, Ý Yên, Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ và thành phố Nam Định, mỗi đơn vị 02 chỉ tiêu; huyện còn lại thêm 1 chỉ tiêu).
- Cho phép tuyển dụng cán bộ DS cấp xã thành viên chức nhà nước.
c. Về Đề án MCBGTKS:
- Các cấp ủy đảng, chính quyền tại địa phương có kế hoạch trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; xử lý nghiêm hành vi vi phạm.
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ triển khai mạnh mẽ các hoạt động tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Có chính sách hỗ trợ, động viên các gia đình sinh con một bề là gái.
- Chỉ đạo đưa nội dung cam kết không lựa chọn giới tính thai nhi vào Hương ước, quy ước làng, xóm, tổ dân phố.
- Có chế độ an sinh xã hội phù hợp với người cao tuổi, đặc biệt là người già cô đơn, không có nơi nương tựa, sinh con 1 bề là gái.
CHI CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ TỈNH NAM ĐỊNH
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 9 giờ trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...