Báo động bệnh thiếu máu di truyền: Chờ mãi chưa đến... dậy thì (1)
GiadinhNet - Nhìn hai đứa con chậm phát triển cả về thể xác và trí tuệ, chị Tường (Thái Nguyên) buồn lòng vì sự bất lực của mình trước căn bệnh các con mắc phải - bệnh Thalassemia thiếu máu di truyền.
Những đứa trẻ thiệt thòi
Các con của chị Tường là hai trong số những đứa trẻ thiệt thòi mắc phải căn bệnh di truyền từ cha mẹ.
Cả hai vợ chồng chị Tường đều mang trong mình gene lặn bệnh Thalassemia - bệnh thiếu máu di truyền mà không biết. Ban đầu, nhìn đứa con đầu lòng chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển chị nghĩ rằng trời không cho nó được may mắn như người khác. Rồi đứa con thứ hai sinh ra sớm có biểu hiện như đứa đầu, vì là con trai nên vợ chồng chị rất lo lắng đến giống nòi của mình, lặn lội đưa con về Hà Nội chữa bệnh. Phải rất lâu sau khi được nghe bác sĩ phân tích, vợ chồng chị mới hiểu rằng, những đứa con của họ mang trong mình căn bệnh khó khăn này.
TS Dương Bá Trực - Chủ nhiệm Khoa Huyết học lâm sàng, BV Nhi TƯ cho biết, Thalassemia là một bệnh về máu có tính di truyền. Người mắc phải căn bệnh này cơ thể bị giảm trầm trọng khả năng sản xuất ra hemoglobin (một thành phần quan trọng của hồng cầu), làm cho cơ thể bị thiếu máu trầm trọng và ứ đọng sắt. Hiện tại, Khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Nhi TƯ quản lý tới hơn 1.000 hồ sơ bệnh nhân Thalassemia, số đến truyền máu mỗi tháng tới 120 - 150 trường hợp. Tại khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), mỗi năm cũng tiếp nhận từ 800 - 1.000 lượt bệnh nhân Thalassemia nhập viện điều trị. Còn tại các bệnh viện tỉnh Nghệ An, Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên... cũng có hàng trăm bệnh nhân đến để được điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, số bệnh nhân đến khám và điều trị chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong số những người mắc bệnh. Còn nhiều người chưa biết mình mắc bệnh hoặc biết nhưng không có điều kiện để theo đuổi việc truyền máu, điều trị. Con số bệnh nhân ngoài cộng đồng có thể lên tới hàng chục nghìn người.
Gánh nặng về tinh thần và bệnh tật
Các thể bệnh Thalassemia - Thể nhẹ: Đây là những người chỉ mang gene bệnh, không có triệu chứng lâm sàng bình thường hoặc chỉ thiếu máu nhẹ. - Thể trung gian: Người bệnh có chuỗi globin bị giảm, có triệu chứng lâm sàng thiếu máu nhẹ hay trung bình. Trẻ sinh ra vẫn bình thường, trẻ có dấu hiệu thiếu máu thường xuất hiện từ 3 - 6 tuổi. - Thể nặng: Bệnh nhân bị thiếu máu nặng và sớm từ 5 - 6 tháng tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh nhân sẽ bị thiếu máu trầm trọng, vàng da, gan, lách to. Bệnh nhân có vẻ mặt đặc biệt: Xương trán, xương chẩm dô ra, xương hàm trên nhô, mũi tẹt. Ngoài ra, trẻ dễ bị chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần. - Thể rất nặng: Bệnh nhân bị chết ngay sau sinh do thiếu máu nặng, suy tim thai. |
Theo TS Trực, đây là bệnh phải được truyền máu suốt đời, trung bình một tháng/lần, ít nhất phải đảm bảo được lượng hemoglobin từ 70g/l trở lên. Nhưng hầu hết các bệnh nhân đều không được điều trị như vậy. Thậm chí, có những trẻ đến bệnh viện nồng độ hemoglobin chỉ còn 20g/l. Sau truyền máu, bệnh nhân cần được thải sắt, vì bản thân bệnh Thalassemia làm tăng hấp thụ sắt, cộng với quá trình truyền máu nhiều làm cho hàm lượng sắt trong bệnh nhân rất lớn, nếu không được thải sắt sẽ dẫn đến các biến chứng như xơ gan, suy tim, gãy xương, đái tháo đường...
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là phần lớn các bệnh nhân không được truyền máu và thải sắt thường xuyên do gia đình không có đủ chi phí để điều trị, cùng đó là lượng máu để truyền hiện cũng khan hiếm. Theo BS Nguyễn Thị Hồng Nga - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp của BV Truyền máu - Huyết học TP HCM, bệnh Thalassemia chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số bệnh về máu tới khám và điều trị tại đây. Còn TS Nguyễn Thị Minh Cầm - Trưởng khoa Truyền máu của BV Nhi TƯ cho biết, lượng máu BV tiếp nhận từ Viện Huyết học Truyền máu TƯ chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu của BV. Có tới 30% bệnh nhân Thalassemia phải sử dụng máu của người nhà, nhưng với việc truyền máu định kỳ của bệnh nhân thì bản thân người nhà cũng không thể đáp ứng được.
Bệnh không chỉ đem lại gánh nặng cho gia đình về chi phí điều trị mà còn đem lại những gánh nặng về mặt tinh thần cho bản thân người bệnh. PGS.TS Bùi Văn Viên - Bộ môn Nhi, ĐH Y Hà Nội cho biết, theo đánh giá kết quả điều trị và chất lượng sống của bệnh nhân Thalassemia tại BV Nhi TƯ, có tới 81,9% bệnh nhân cảm thấy buồn chán vì bệnh tật của mình; 65% cảm thấy mình khác biệt với mọi người; 50,5% lo lắng vì khuôn mặt bất thường; 72,7% bệnh nhân trên 17 tuổi lo lắng về tương lai và không tự tin vào bản thân.

Học chế pháo theo hội nhóm trên mạng, trẻ suýt mất bàn tay
Dân số và phát triển - 5 giờ trướcBệnh nhi bị chảy máu nhiều, dập nát bàn tay phải và tổn thương nông các vùng cơ thể do chế pháo nổ theo hướng dẫn trên mạng.

Vượt lũ, lội bùn đưa sản phụ suốt chặng đường 20km đi sinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMưa lũ khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn xã Hữu Kiệm (Nghệ An) bị ngập sâu, lực lượng công an xã phải đẩy ca nô đưa sản phụ qua đoạn đường ngập nước và dìu qua khu vực ngập bùn.

Chạy bộ có làm tăng mức testosterone không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcChạy bộ là một trong những phương pháp hiệu quả để thúc đẩy quá trình sản xuất testosterone tự nhiên của cơ thể. Tập trung vào các bài chạy nước rút ngắn, cường độ cao sẽ mang lại lợi ích vượt trội, giúp tăng cường nồng độ hormone quan trọng này một cách đáng kể.

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcĐể hỗ trợ quá trình dậy thì cho trẻ, việc bổ sung đủ năng lượng (calo) đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm sao để biết con mình cần khoảng bao nhiêu calo mỗi ngày?

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNghiên cứu mới cho thấy, chế độ ăn uống, đặc biệt là chế độ ăn Địa Trung Hải có thể tạo ra sự khác biệt thực sự đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới.

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcDấu hiệu ung thư buồng trứng thường không rõ ràng, mơ hồ nên nhiều trường hợp chẩn đoán muộn. Hiểu rõ các đối tượng nguy cơ cao giúp nâng cao nhận thức và phòng ngừa sớm.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcCollagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcKhi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.