Hà Nội
23°C / 22-25°C

Báo Gia đình & Xã hội đoạt giải A cuộc thi viết về mất cân bằng giới tính khi sinh

Thứ năm, 10:32 11/01/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngày 10/1, tại Hội nghị đánh giá công tác dân số năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 do Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ TP Hà Nội tổ chức., Hội Nhà báo TP Hà Nội phối hợp với Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội đã trao Giải báo chí viết về bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh. Tác giả Bùi Thị Việt Hà (bút danh Hà Thư), Báo Gia đình và Xã hội nhận giải A cho tác phẩm “Áp lực mang tên “đứa đi giật lùi”.

Cuộc thi được phát động từ tháng 6 đến tháng 10/2017 đã nhận hàng trăm bài dự thi với các thể loại báo in (báo viết), báo nói (phát thanh) và báo hình (truyền hình), báo ảnh, báo điện tử về đề tài bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh.

Các tác phẩm dự thi đều phản ánh được thực trạng, những khó khăn, trăn trở và giải pháp của những người làm công tác dân số, của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và cả người dân.


Mất cân bằng giới tính khi sinh gây ra nhiều hệ lụy trong tương lai. Ảnh: T.L

Mất cân bằng giới tính khi sinh gây ra nhiều hệ lụy trong tương lai. Ảnh: T.L

Mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh (TSGTKS – số bé trai/100 bé gái sinh ra sống) xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2006, muộn hơn rất nhiều so với những nước có tình trạng tương tự. Tuy nhiên, dù xuất hiện muộn nhưng TSGTKS tại nước ta lại tăng rất nhanh với những diễn biến khá phức tạp.

Từ cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999, khi đó TSGTKS là 107 bé trai/100 bé gái. Đến cuộc Tổng Điều tra Dân số và nhà ở năm 2009, tỉ số này là 110,5 và tăng lên 113,8 năm 2013, cho đến nay tỉ số này vẫn dao động xung quanh ngưỡng 112,2.

Theo phân tích của các nhà điều tra nhân khẩu học, có những đặc điểm rất ngạc nhiên và rất riêng của Việt Nam được nhìn thấy từ thực trạng này: TSGTKS tại Việt Nam cao ngay trong lần sinh đầu tiên (110,2 và tăng cao ở lần sinh thứ ba trở lên (120,2; TSGTKS tăng lên theo trình độ học vấn của người mẹ (115 ở bậc đại học trở lên); Tỉ lệ các bà mẹ biết giới tính thai nhi trước khi sinh rất cao, chủ yếu bằng phương pháp siêu âm. Điều tra biến động dân số 2013 của Tổng cục Thống kê cho thấy: 83% bà mẹ biết giới tính thai nhi trước khi sinh. Năm 2015, con số này lên tới 98,1%.

Các nhà nhân khẩu học cho rằng, nếu không có những biện pháp can thiệp quyết liệt, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3 - 4,3 triệu phụ nữ vào năm 2050, gây hệ lụy biến động xã hội theo chiều hướng xấu: Sự khan hiếm cô dâu có thể dẫn đến việc phụ nữ phải kết hôn sớm, tỉ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ cao, có sự cạnh tranh, giành giật trong quá trình tìm kiếm bạn đời; Nguy cơ gia tăng tình trạng mua bán phụ nữ và trẻ em, đặc biệt dễ gia tăng tình trạng mại dâm, xâm hại tình dục…


Đại diện Hội Nhà báo TP và Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội trao giải cho các nhà báo có tác phẩm đoạt giải. Nhà báo Việt Hà, Báo Gia đình & Xã hội (thứ năm từ trái qua) nhận giải A.

Đại diện Hội Nhà báo TP và Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội trao giải cho các nhà báo có tác phẩm đoạt giải. Nhà báo Việt Hà, Báo Gia đình & Xã hội (thứ năm từ trái qua) nhận giải A.

Hà Nội, một trong 2 địa phương có số dân lớn nhất cả nước, trong top đầu tàu về kinh tế, chính trị cũng ở tình trạng mất cân bằng GTKS diễn ra khá phức tạp. TSGTKS của Hà Nội luôn cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Năm 2009, TSGTKS của Hà Nội rất cao 118 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái. Với những nỗ lực của những người làm công tác dân số và sự vào cuộc của Thành phố, TSGTKS của Hà Nội đã từ 117 (năm 2010, 2011) xuống 114,5 năm 2014. Trong các năm liên tiếp 2015, 2016 TSGTKS của Hà Nội đã được khống chế ở mức 114. Năm 2017, TSGTKS của Hà Nội là 113,5. “Trong tình hình chung TSGTKS diễn biến phức tạp và vẫn có xu hướng tăng, việc Hà Nội khống chế tỉ số này không tăng trong 3 năm liền đã là một kết quả to lớn; nhất là khi Hà Nội được giao chỉ tiêu không tăng quá 0,4 điểm phần trăm/năm” – ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội chia sẻ.

Tại Hội nghị ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) và ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ Hà Nội đều đánh giá cao những nỗ lực của ngành Dân số Hà Nội, đồng thời chỉ đạo những hoạt động cần triển khai, đặc biệt là giảm thiểu tình trạng mất cân bằng GTKS.

Hội nghị cũng trao Giải báo chí viết về bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh cho các nhà báo và các cây bút không chuyên đã góp một tiếng nói mạnh mẽ giúp toàn xã hội nhận thức và hành động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; tránh những hệ lụy mà các nhà nhân khẩu học đã cảnh báo. Ban Tổ chức đã trao 1 giải A, 3 giải B, 5 giải C và 7 giải Khuyến khích. Nhà báo Việt Hà (bút danh Hà Thư), Báo Gia đình và Xã hội vinh dự nhận giải A cho tác phẩm “Áp lực mang tên “đứa đi giật lùi”.

Mai Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Top