Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bao giờ hết cảnh “giải cứu” nông sản Việt Nam?

Thứ năm, 08:17 29/03/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Trước tình trạng người nông dân tại xã Tráng Việt (Mê Linh, Hà Nội) đang phải đổ bỏ hàng tấn củ cải vì không có người mua, những tấm lòng hảo tâm lại hô hào nhau đi “giải cứu củ cải”. Một tuần, 2 tuần rồi 3 tuần trôi qua, những cuộc giải cứu vẫn cứ tiếp diễn bởi số “củ cải ế” mãi vẫn chưa bán hết. Người nông dân, người đi giải cứu dường như cũng đã mệt nhoài với những cuộc “giải cứu” không lối thoát.


Hàng loạt các loại nông sản như củ cải, su hào, khoai tây được đem đi “giải cứu”.     Ảnh: K.O

Hàng loạt các loại nông sản như củ cải, su hào, khoai tây được đem đi “giải cứu”. Ảnh: K.O

Những cuộc “giải cứu” bất tận

Trước tình trạng người nông dân tại xã Tráng Việt (Mê Linh, Hà Nội) đang phải đổ bỏ hàng tấn củ cải vì không có người mua, nhiều doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, đoàn thanh niên đã tổ chức các điểm tiêu thụ hỗ trợ người dân “giải cứu” củ cải. Công cuộc “giải cứu” càng trở nên cấp bách khi số củ cải này phải được tiêu thụ trong 10-15 ngày tới, nếu không nông dân sẽ “mất trắng”.

Theo lý giải của những người dân ở xã Tráng Việt, Mê Linh, Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến tình trạng “ế củ cải” là do, năm trước có nhiều doanh nghiệp thu mua củ cải về sấy khô hoặc vận chuyển vào Nam tiêu thụ nhưng năm nay họ không thu mua. Trong khi đó, thời tiết nắng ấm, củ cải phát triển ra hoa sớm khiến cho giá bán giảm nhanh chóng, từ giá 4.500 – 5.000 đồng/kg nay chỉ còn 500 – 1.000 đồng/kg.

Vậy là từ các siêu thị lớn nhỏ như Lotte Mart, Big C, Coo.opmart, Vinmart,... đã đứng ra thu mua củ cải, bán hộ người dân. Dọc các con phố Hà Nội như Đê La Thành, Công viên Cầu Giấy, Công viên Thống Nhất,... cũng mọc lên hàng loạt các điểm “giải cứu củ cải” hộ bà con nông dân. Câu chuyện “nguy nan” đến mức các chiến sĩ cảnh sát, các doanh nghiệp cũng đứng ra “giải cứu củ cải”.

Đây ắt hẳn không phải cuộc giải cứu lần đầu của nền nông nghiệp Việt Nam. Còn nhớ, trước Tết Nguyên Đán, khi thời tiết nắng ấm, sản lượng hoa ly tại một số tỉnh miền Bắc lại vượt quá nhu cầu thị trường dẫn tới việc giá hoa ly sụt giảm nhanh chóng, nhiều nhà vườn “chán không buồn thu hoạch”, mặc cho hoa ly nở rộ khắp vườn. Thế là lại có một công cuộc “giải cứu hoa ly” được huy động.

Trước kia cũng đã có hàng loạt các cuộc “giải cứu” trải dài từ Bắc vào Nam ở khắp các chủng loại nông nghiệp từ chuối, dưa hấu, thịt lợn, cà chua, tỏi... Cuộc “giải cứu” này thậm chí đã trở thành “đặc sản”, thành “điệp khúc” của ngành nông nghiệp Việt Nam: được mùa – mất giá – giải cứu.

Rõ ràng, người nông dân chẳng ai muốn đổ bỏ công sức, đổ bỏ thành quả mình làm ra và họ cũng chẳng muốn đi giải cứu nông sản với cái giá rẻ bèo. Nhưng vì sao những cuộc “giải cứu” dài bất tận vẫn cứ tiếp diễn?

Loay hoay với điệp khúc “được mùa mất giá”

Theo lý giải của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), nguyên nhân dẫn đến tình trạng nông dân phải nhổ bỏ củ cải là do: “Thứ nhất, theo quy luật hàng năm, cuối vụ Đông, đầu vụ Xuân, người nông dân phải dọn vườn nên giá nông sản có đi xuống. Lý do thứ hai, thường sau vụ Đông, nông dân tranh thủ trồng rau vụ xuân với kỳ vọng giá cao, do đó thường trồng từ tháng 1 nhưng năm nay bà con lại trồng từ tháng 12 dẫn đến tình trạng dồn ứ về sản lượng.

Năm nay do thời tiết thuận lợi, nửa cuối tháng 2 và tháng 3 thời tiết ấm cho nên một số rau vụ hè như rau rền, rau muống, mùng tơi phát triển rất nhanh, đến đầu tháng 3 đã có sản phẩm trên thị trường nên việc tiêu thụ rau vụ Đông giảm đáng kể. Ngoài ra, do một số hộ chưa có hợp đồng bao tiêu, hoặc một số đối tác chưa hoạt động trở lại sau Tết nên dẫn đến tình trạng nông sản bị ùn ứ lại”.

Rõ ràng, để xảy ra cơ sự này là hậu quả tất yếu của một nền nông nghiệp sản xuất manh mún.

Một nền nông nghiệp sẽ không thể nào lớn mạnh nếu cứ sản xuất tùy hứng, thấy cây nào có giá trị kinh tế cao thì đua nhau đi trồng mà không cần tính đầu ra của thị trường. Chúng ta đã từng nghe đến câu chuyện nông dân tại vùng Tây Nguyên chặt đi hàng trăm ha cây cà phê, xuống giống trồng chanh dây để xuất bán sang Trung Quốc với giá cao ngất ngưởng. Nhưng đến khi thương lái không thu mua thì người nông dân lại khóc ròng trên giàn chanh dây. Người nông dân của ta vẫn thiếu định hướng, sản xuất manh mún.

Một nền nông nghiệp phát triển không thể nào trông chờ vào những cuộc giải cứu, vào sự từ tâm của xã hội để giải quyết đầu ra. Rõ ràng, bài hát “được mùa mất giá” chẳng ai muốn hát nhưng năm nào người nông dân ta cũng phải hát và người chịu thiệt không ai khác chính là những người nông dân.

Một nền sản xuất lớn mạnh phải là nền sản xuất đi đôi với nhu cầu thị trường. Sản xuất phải tính đến đầu ra. Tức là hãy sản xuất ra sản phẩm để bán cho thị trường có nhu cầu. Hãy bán cái người mua cần chứ không phải bán cái mình có.

Ở đất nước ta vẫn có một nghịch lý, chúng ta thừa rau, thừa thịt nhưng chúng ta vẫn phải đi nhập khẩu. Bởi lẽ, sản phẩm của ta không thể cạnh tranh nổi với những sản phẩm nhập ngoại. Câu chuyện thực phẩm bẩn đôi lúc đã khiến người tiêu dùng dè chừng với ngay cả nông sản do đất nước mình làm ra.

Ngoài ra, chúng ta cũng không thể nào tiêu thụ hết được những nông sản chúng ta sản xuất ra. Chúng ta cần đẩy mạnh công nghệ dự trữ, chế biến sâu cho nông sản để thu về những sản phẩm với giá trị cao hơn.

Câu chuyện giải cứu nông sản, một tin vui là nó còn được đưa ra bàn thảo trong nghị trường Quốc hội. Nhiều biện pháp cũng đã được đưa ra trước nghị trường năm 2018, chúng ta sẽ có 8 nhà máy chế biến rau quả được khánh thành tại Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, Gia Lai, Sơn La… nhằm chế biến được những sản phẩm chất lượng.

Bộ Công thương cũng khẳng định sẽ tái cơ cấu ngành chế biến nông sản trên cơ sở xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu, không sản xuất manh mún, sẽ đưa ra khung chính sách để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sử dụng công nghệ cao. Hy vọng với những chính sách mà cơ quan nhà nước đưa ra sẽ làm biến mất hai chữ “giải cứu” trong nông nghiệp.

Kim Oanh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn

Vị ‘khách’ lạ mặt và hành trình truy tìm tên cướp manh động

Vị ‘khách’ lạ mặt và hành trình truy tìm tên cướp manh động

Pháp luật - 16 phút trước

GĐXH - Sau tiếng “bốp” khô khốc, chị H ngã vật xuống đất. Trong cơn choáng váng chị H vẫn cảm nhận được bàn tay của gã đàn ông vừa đánh mình đang lục lọi. Biết mình đã gặp kẻ cướp, nhưng chị H chẳng thể làm gì, chị nằm im, bất lực.

Nam nhân viên ngân hàng chuyên xâm nhập tài khoản chiếm đoạt tiền

Nam nhân viên ngân hàng chuyên xâm nhập tài khoản chiếm đoạt tiền

Pháp luật - 34 phút trước

Truy cập trái phép vào tài khoản của khách rồi chiếm đoạt tiền của nhiều người, nam nhân viên ngân hàng bị bắt giữ

Em bé bị kẹp tay vào cửa thang máy chung cư ở Hà Nội, cư dân hết lòng giải cứu

Em bé bị kẹp tay vào cửa thang máy chung cư ở Hà Nội, cư dân hết lòng giải cứu

Đời sống - 35 phút trước

Một đoạn clip dài hơn 5 phút ghi lại hình ảnh em bé ở Hà Nội bị kẹp tay trong thang máy đã được chia sẻ mạnh trên mạng.

Đến ngân hàng gửi tiền, người phụ nữ tá hỏa phát hiện bị mất hơn 20 triệu trong cốp ô tô

Đến ngân hàng gửi tiền, người phụ nữ tá hỏa phát hiện bị mất hơn 20 triệu trong cốp ô tô

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Mới đây một người dân ở Quảng Ninh đến ngân hàng gửi tiền, bất ngờ phát hiện bị mất hơn 20 triệu đồng để trong cốp xe ô tô. Khi xem lại camera an ninh gia đình đã phát hiện số tiền kia bị một thanh niên lạ mặt trộm cắp.

Xác minh thông tin hai du khách nước ngoài bị 'chặt chém' khi đi taxi ở Hà Nội

Xác minh thông tin hai du khách nước ngoài bị 'chặt chém' khi đi taxi ở Hà Nội

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết sẽ xác minh thông tin hai du khách nước ngoài bị tài xế taxi 'chặt chém' 500.000 đồng khi di chuyển quãng đường khoảng 50m từ phố Trần Nhật Duật về phố Chợ Gạo.

Bắc Kạn: Một công nhân tử vong trong quá trình khai thác trong hầm lò tại mỏ khoáng sản

Bắc Kạn: Một công nhân tử vong trong quá trình khai thác trong hầm lò tại mỏ khoáng sản

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Một công nhân mỏ khoáng sản Pù Sáp, xã Băng Lãng, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn gặp nạn trong quá trình khai thác trong hầm lò dẫn đến tử vong thương tâm.

Quy định mới nhất về xử phạt không có giấy phép lái xe 2024, cần nắm rõ để không bị ‘thủng ví’

Quy định mới nhất về xử phạt không có giấy phép lái xe 2024, cần nắm rõ để không bị ‘thủng ví’

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khi tham gia giao thông lái xe cần mang đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh đủ khả năng điều khiển theo quy định. Trường hợp không có giấy phép lái xe bị xử lý như thế nào?

Những đối tượng nào tạm dừng nhận lương hưu hằng tháng khi cải cách tiền lương?

Những đối tượng nào tạm dừng nhận lương hưu hằng tháng khi cải cách tiền lương?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Những đối tượng nào bị tạm dừng nhận lương hưu hằng tháng là câu hỏi được nhiều người khá quan tâm. Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tỷ lệ chọi lớp 10 một số trường ở Hà Nội cao đột biến: Thí sinh nên làm gì?

Tỷ lệ chọi lớp 10 một số trường ở Hà Nội cao đột biến: Thí sinh nên làm gì?

Xã hội - 4 giờ trước

Sở GD-ĐT Hà Nội đã công bố số thí sinh đăng ký thi lớp 10. Dựa vào số nguyện vọng 1 và chỉ tiêu tuyển sinh của mỗi trường, thí sinh có thể tính được tỷ lệ chọi.

Thời tiết hôm nay: Miền Bắc đón không khí lạnh, cảnh báo mưa lớn

Thời tiết hôm nay: Miền Bắc đón không khí lạnh, cảnh báo mưa lớn

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Thời tiết hôm nay 12/5, do tác động của không khí lạnh nên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to. Khu vực Nam Bộ ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Top