Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bảo vệ các quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe và giáo dục giới tính của trẻ em dân tộc thiểu số

Thứ năm, 10:00 15/07/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Các nội dung của Dự án "Bảo vệ các quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe và giáo dục giới tính của trẻ em người dân tộc đang sống trong hoàn cảnh khó khăn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019-2021" đã có nhiều tác động ý nghĩa, nâng cao kiến thức, có kỹ năng thiết thực, phù hợp để chăm sóc sức khỏe sinh sản và giáo dục giới tính cho trẻ.

Thực tế hiện nay, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các gia đình, nhà trường, cộng đồng và bản thân trẻ chưa có đủ kiến thức và sự quan tâm đúng mức để hướng dẫn, giáo dục cách chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), giáo dục giới tính (GDGT) cho trẻ.

Thông qua các hoạt động truyền thông phù hợp, ý nghĩa khi thực hiện Dự án "Bảo vệ các quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe và giáo dục giới tính của trẻ em người dân tộc đang sống trong hoàn cảnh khó khăn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019-2021", trẻ em tại 4 xã Cảm Ân, Bảo Ái (huyện Yên Bình), Nậm Khắt, Dế Xu Phình (huyện Mù Cang Chải) đã được tiếp cận với nhiều kiến thức, kỹ năng thiết thực về quyền trẻ em, quyền chăm sóc sức khỏe sinh sản, những thay đổi ở tuổi dậy thì, những khác biệt về giới tính… để tự bảo vệ mình.

Bảo vệ các quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe và giáo dục giới tính của trẻ em dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Nhiều trẻ em dân tộc thiểu số đã được tiếp cận với nhiều kiến thức, kỹ năng thiết thực về quyền trẻ em, quyền chăm sóc sức khỏe sinh sản, những thay đổi ở tuổi dậy thì, những khác biệt về giới tính… để tự bảo vệ mình. Ảnh minh hoạ.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, sinh con sớm vẫn còn tồn tại. Trước thực trạng ấy, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng tỉnh Yên Bái đã chủ động đề xuất với nhà tài trợ Adoptionscentrum Thụy Điển triển khai Dự án và được phê duyệt kinh phí gần 2,2 tỷ đồng.

Bà Đào Thị Ngọc Lan - Giám đốc Trung tâm cho biết: "Từ nguồn vốn này, năm 2020, Trung tâm đã tổ chức 10 lớp tập huấn với sự hướng dẫn trực tiếp của các chuyên gia nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng về bình đẳng giới và quyền tiếp cận SKSS, GDGT cho trẻ em, bên đáp quyền gồm: cha mẹ, nhà trường, chính quyền địa phương. 

Các buổi tập huấn sử dụng các phương pháp: thuyết trình sáng tạo, động não, thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, trò chơi trải nghiệm..., đã huy động tối đa được sự tham gia của học viên, tạo được không khí vui vẻ, thoải mái để học tập tích cực".

Thông qua các hoạt động ấy, bên đáp quyền đã chủ động cải thiện sự tiếp cận và thực hiện các hoạt động GDGT và SKSS cho người dân tại cộng đồng. Cha mẹ của trẻ được nâng cao kỹ năng giao tiếp hiệu quả và yêu cầu bên đáp quyền thực hiện tốt các quyền trẻ em. Trẻ em được cung cấp thêm kiến thức về SKSS, những thay đổi tuổi dậy thì về tâm sinh lý, cơ thể và giao tiếp.

Em Nguyễn Văn Đạt - học sinh lớp 8B, Trường THCS Cảm Ân cho biết: "Các lớp tập huấn đã đưa ra một số cách thức phòng chống nguy cơ về SKSS cho học sinh như: phòng chống xâm hại tình dục, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tảo hôn, kết hôn sớm… giúp chúng em có một cái nhìn thực tế và có tư duy, nhận thức đúng đắn về các vấn đề này. Tất cả các kiến thức đều rất hữu ích".

Để các kiến thức này được phổ biến sâu rộng, các buổi truyền thông tại cộng đồng lần lượt được tổ chức. Truyền thông viên là chính những học sinh trong nhóm nòng cốt và CLB trẻ em đã sử dụng nhiều hình thức để truyền thông giúp trau dồi kiến thức cho người dân, rèn luyện kỹ năng thúc đẩy sự tham gia tích cực nổi bật của trẻ. Bên cạnh đó, Trung tâm còn hỗ trợ thành lập và tổ chức sinh hoạt định kỳ CLB trẻ em tại 4 trường học; hỗ trợ duy trì sinh hoạt các CLB cha mẹ; hỗ trợ 2 trạm y tế xã Cảm Ân, Bảo Ái và 4 đơn vị trường THCS thuộc các xã dự án góc truyền thông về chăm sóc SKSS và GDGT vị thành niên.

Các nội dung của Dự án "Bảo vệ các quyền tiếp cận chăm sóc sức khỏe và giáo dục giới tính của trẻ em người dân tộc đang sống trong hoàn cảnh khó khăn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019-2021" đã có nhiều tác động ý nghĩa, nâng cao kiến thức, có kỹ năng thiết thực, phù hợp để chăm sóc SKSS, GDGT cho trẻ.

Trước đó, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Yên Bái cũng đã phối hợp với Adoptionscentrum Thụy Điển thực hiện Dự án "Bảo vệ quyền được chăm sóc sức khoẻ sinh sản và giáo dục giới tính của trẻ vị thành niên dân tộc Mông tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái" trong 2 năm 2017-2018, với kinh phí hơn 600 triệu đồng.

Dự án được triển khai ở 2 xã của huyện vùng cao Mù Cang Chải là Nậm Khắt và Dế Xu Phình. Đây là vùng tập trung đồng bào dân tộc Mông sinh sống, trình độ dân trí hạn chế và còn nhiều tập quán lạc hậu như: bắt vợ, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tư tưởng trọng nam khinh nữ, mong muốn có con sớm, sinh nhiều con… nên các vấn đề về SKSS và giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên chưa được quan tâm đúng mực.

Ngay sau khi Dự án được khởi động, Trung tâm đã tổ chức các lớp tập huấn về quyền trẻ em, vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản và giáo dục giới tính cho các thành phần, nhóm đối tượng bao gồm: 30 thành viên nòng cốt từ các gia đình có con trong độ tuổi từ 15-18, 20 trẻ vị thành niên nòng cốt, nhân viên y tế và các tổ chức cộng đồng.

Khảo sát trước khi tập huấn, đa số học viên đều băn khoăn đối với các khái niệm liên quan đến trẻ vị thành niên cũng như những kỹ năng phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn như: xâm hại tình dục, mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây qua đường tình dục, nguy cơ bị mua bán và bắt cóc…

Sau khi triển khai dự án, nhận thức của các học viên đã được nâng lên rõ rệt. Không chỉ về những kiến thức, kỹ năng phòng tránh các nguy cơ mà còn cả các kỹ năng truyền thông, công cụ thu hút sự tham gia của trẻ vị thành niên, quy trình tổ chức các cuộc nói chuyện, tư vấn về chăm sóc sức khoẻ sinh sản và giáo dục giới tính. Các thành viên cùng nhau chia sẻ những vấn đề khó khăn mà trẻ vị thành niên là con em mình đang gặp phải rồi cùng nhau bàn bạc, đưa ra giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề.

Dự án đã đem lại sự thay đổi tích cực trong tư duy, nhận thức của đồng bào dân tộc Mông trong việc bảo vệ quyền được chăm sóc sức khoẻ và giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên.

Hoài Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sử dụng liên tục thuốc tránh thai khẩn cấp, đau bụng dữ dội, rối loạn kinh nguyệt

Sử dụng liên tục thuốc tránh thai khẩn cấp, đau bụng dữ dội, rối loạn kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Việc lạm dụng, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường xuyên có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm...

4 loại gia vị có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

4 loại gia vị có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Gia vị có một vị trí rất đặc biệt trong cách chế biến món ăn. Nhiều người cho rằng, khi mang thai không nên ăn các loại gia vị cay, nóng nhưng có 4 loại gia vị dưới đây lại có lợi cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh?

Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo chuyên gia, có nhiều thực phẩm đơn giản giúp bà bầu đỡ nghén đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Bí quyết sống thọ của người Singapore dù chịu đủ áp lực

Bí quyết sống thọ của người Singapore dù chịu đủ áp lực

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Người dân Singapore sống thọ, khỏe mạnh nhờ chăm đi bộ, có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt, sử dụng thực phẩm lành mạnh.

Nhập viện cấp cứu do tự đặt mua thuốc phá thai tại nhà

Nhập viện cấp cứu do tự đặt mua thuốc phá thai tại nhà

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ngày 20/9, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa tiến hành cấp cứu, điều trị cho một trường hợp bệnh nhân bị chảy máu ồ ạt do tự đặt mua thuốc phá...

Nghệ An tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới

Nghệ An tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Năm nay, Ngày Tránh thai thế giới được triển khai với chủ đề "Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn".

Những bệnh truyền nhiễm bà bầu dễ mắc phải

Những bệnh truyền nhiễm bà bầu dễ mắc phải

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Khi mang thai hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm và dễ bị lây các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, đau mắt đỏ, Rubella hay viêm gan B…

Mờ mắt khi mang thai có nguy hiểm không?

Mờ mắt khi mang thai có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Khi mang thai, mẹ bầu thường bị ốm nghén, đau lưng, táo bón… Ngoài ra, mẹ bầu còn bị ảnh hưởng đến thị lực, trong đó mờ mắt là một triệu chứng phổ biến. Vậy, nguyên nhân gây mờ mắt là gì và mẹ bầu nên làm gì để khắc phục tình trạng này?

Vì sao phải khám thai định kỳ?

Vì sao phải khám thai định kỳ?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Khi có thai, người phụ nữ bắt buộc phải thực hiện khám thai ở 4 thời điểm để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Nam giới trẻ tuổi có bị mắc ung thư tinh hoàn không?

Nam giới trẻ tuổi có bị mắc ung thư tinh hoàn không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Khi còn trẻ, ít nam giới nghĩ đến bệnh ung thư nên nhiều người 'sốc' và không tin mình bị ung thư tinh hoàn. Mặc dù khá hiếm gặp nhưng đây lại là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 35, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam.

Top