Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bảo vệ và phát triển các dân tộc rất ít người ở Điện Biên

Thứ sáu, 17:21 25/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới, giao thông đi lại khó khăn, địa bàn rộng, phân bố dân cư không đồng đều. Đây là địa phương có 19 dân tộc cùng sinh sống, trong có nhóm dân tộc rất ít người như đồng bào Si La, Cống…

Cái khó khăn nhất được Sở Y tế tỉnh Điện Biên đặt ra chính từ tập quán của dân tộc rất ít người còn duy trì hủ tục lạc hậu, không tiếp cận dịch vụ y tế khi có bệnh. Bên cạnh đó còn tình trạng người dân ở đây di cư tự do, nhận thức còn hạn chế, chưa tích cực tham gia các chương trình y tế để nâng cao sức khỏe…

Theo đánh giá, tốc độ phát triển dân số của các dân tộc rất ít người đạt thấp; chiều cao, cân nặng trung bình còn khá khiêm tốn; suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn ở mức cao; các chỉ tiêu về phòng bệnh còn thấp; tuổi thọ trung bình đạt thấp so với tuổi thọ trung bình chung của tỉnh.

Dù vậy, bảo vệ và phát triển các dân tộc rất ít người luôn là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt, được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc của toàn tỉnh Điện Biên. Được sự quan tâm ban ngành chức năng địa phương cùng sự hỗ trợ chuyên môn và nguồn lực từ Trung ương, chính sách y tế, dân số cho người dân tộc rất ít người đang từng bước được cải thiện.

Bảo vệ và phát triển các dân tộc rất ít người ở Điện Biên - Ảnh 2.

Mô hình hỗ trợ giống lúa từ Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững được thực hiện tại các bản làng dân tộc thiểu số của tỉnh Điện Biên. Ảnh: Lan Phương


Bản Nậm Sin, xã Chung Chải nằm cách trung tâm huyện Mường Nhé gần 40km. Đây là nơi cư trú duy nhất của 50 hộ, với 223 nhân khẩu đồng bào dân tộc Si La trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Do cư trú tại địa bàn khó khăn về giao thông, trình độ sản xuất lạc hậu nên đời sống của đồng bào gặp rất nhiều khó khăn. Trước đây, người Si La ở Nậm Sin sống gần như tách biệt với thế giới bên ngoài, kinh tế mang tính tự cung tự cấp với phương thức canh tác lạc hậu, phụ thuộc vào tự nhiên nên cái đói, cái nghèo cứ đeo bám dân bản quanh năm.

Nhờ nguồn lực đầu tư từ Dự án "Hỗ trợ phát triển dân tộc Si La", bản Nậm Sin đã có bước phát triển đáng kể. Trước đây, bà con dân bản chủ yếu sống trong những ngôi nhà tạm bợ thì nay được hỗ trợ làm nhà ở khang trang, kiên cố. Đặc biệt, bản Nậm Sin được đầu tư mở rộng đường giao thông, xây dựng công trình nước sinh hoạt bảo đảm vệ sinh với hệ thống 7 bể chứa; đầu tư công trình thủy lợi có năng lực tưới tiêu cho hơn 10ha với hệ thống kênh mương khép kín...

Bảo vệ và phát triển các dân tộc rất ít người ở Điện Biên - Ảnh 3.

Bản Nậm Sin giờ đã có thêm nhiều những nếp nhà khang trang. Ảnh: Ngọc Bích


Bên cạnh đó, người dân còn được tập huấn nâng cao năng lực sản xuất, tiếp thu khoa học - kỹ thuật và chăm sóc sức khỏe nên nhận thức của người dân đã được nâng cao. Con em trong bản được đến trường học hành đầy đủ.

Ông Hù Chà Thái, người có uy tín của bản Nậm Sin tâm sự: "Mấy năm nay, đời sống người dân đã ổn định hơn trước. Người dân có điện thắp sáng, có máy xát lúa gạo thay giã gạo thủ công, được xem Tivi để nắm bắt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đời sống của bà con đã thay đổi rất nhiều, không còn khổ như trước đây nữa".

Theo bà Đặng Thúy Lan, Trưởng phòng Truyền thông – Giáo dục, Chi cục Dân số & KHHGĐ tỉnh Điện Biên, điều đáng mừng nhất là hiện nay, bản Nậm Sin đã không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Con em dân tộc Si La đã kết hôn với các dân tộc khác ở trong vùng. Tỷ lệ dân số của người Si La đã được cải thiện đáng kể (năm 2004, bản chỉ có 35 hộ dân với hơn 170 khẩu).

Bảo vệ và phát triển các dân tộc rất ít người ở Điện Biên - Ảnh 4.

Con em người dân tộc Si La đến trường học cái chữ ngày càng đông. Ảnh: Chu Linh


Cùng với đồng bào Si La, dân tộc Cống là dân tộc nằm trong số 16 dân tộc rất ít người của Việt Nam. Theo điều tra năm 2009 toàn tỉnh Điện Biên có 184 hộ với 923 nhân khẩu dân tộc Cống. Đến nay, dân số đã phát triển lên 225 hộ, 1.152 nhân khẩu, sinh sống chủ yếu tại các bản làng của 3 huyện: Mường Nhé, Nậm Pồ, Ðiện Biên.

Những năm trước, cuộc sống của dân tộc Cống gặp nhiều khó khăn, sản xuất manh mún, chủ yếu là "chọc lỗ, tra hạt". Nhất là dịch bệnh, hạn hán, mất mùa xảy ra triền miên khiến cuộc sống của bà con, luẩn quẩn trong đói nghèo, lạc hậu. 

Xuất phát từ kết quả điều tra, nghiên cứu và đề xuất của các ngành chức năng, năm 2012 UBND tỉnh Điện Biên đã phê duyệt Ðề án "Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Cống" với tổng vốn thực hiện hơn 187 tỷ đồng. Ban Dân tộc tỉnh đã ưu tiên đầu tư các công trình điện, đường, trường, trạm phù hợp nhu cầu đời sống và nguyện vọng của người dân. Hiện nay đã thực hiện được 16 công trình: 3 công trình san nền, giao thông, thoát nước; 2 công trình cầu treo; 5 công trình đường giao thông; 2 công trình điện sinh hoạt. Ðặc biệt, Ðề án cũng thực hiện hỗ trợ điều kiện sống, phát triển sản xuất, chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần... Nhờ đó, các bản dân tộc Cống trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã có những bước chuyển mình trông thấy.

Bảo vệ và phát triển các dân tộc rất ít người ở Điện Biên - Ảnh 5.

Những chiếc máy xay ngô giúp đồng bào người Cống ở bản Nậm Kè, xã Nậm kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên chăn nuôi dễ dàng hơn. Ảnh: H. Minh


Bên cạnh những đổi thay mang tính đột phá về kinh tế - xã hội, đời sống của đồng bào dân tộc Si La, dân tộc Cống ở Điện Biên vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Về cơ bản đời sống của họ vẫn tụt hậu so với các dân tộc khác trên cùng địa bàn. Sản xuất đã có bước phát triển nhưng mùa màng bấp bênh, năng suất thấp, chăn nuôi thường xuyên bị dịch bệnh đe dọa. Cơ sở hạ tầng bước đầu đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của đồng bào, một số công trình đã hỏng hóc, xuống cấp. Ngoài ra, một số hủ tục như tảo hôn vẫn tồn tại dẫn đến chất lượng dân số thấp, thể trạng yếu dễ mắc bệnh tật.

Hiện nay, đồng bào các dân tộc rất ít người ở tỉnh Điện Biên đang cần thêm các nguồn lực đầu tư của nhà nước, sự sát sao quan tâm của chính quyền địa phương nhằm phát triển sản xuất, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao chất lượng dân số. Đặc biệt quan tâm chú trọng phát triển giáo dục, có những chính sách ưu tiên đối với con em đồng bào dân tộc rất ít người, nhất là với những em đã hoàn thành chương trình phổ thông trung học và học xong chuyên nghiệp. Có như vậy, đời sống của cộng đồng dân tộc thiểu số mới có cơ hội phát triển bền vững và bắt kịp các dân tộc khác trên địa bàn.

Văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền

Chia sẻ về khó khăn của người thực hiện công tác sưu tầm, phục dựng văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn, bà Trịnh Thị Mai (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ðiện Biên) tâm sự: "Do điều kiện các bản đều ở xa, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, không có chữ viết, sống xen kẽ với các dân tộc khác nên người dân chưa có ý thức lưu giữ, truyền bá văn hóa của dân tộc mình cho lớp kế tiếp. Có nơi, chính quyền chưa thật sự tạo điều kiện, chưa quan tâm công tác vận động, tuyên truyền người cao tuổi, người có uy tín truyền dạy văn hóa của dân tộc cho thế hệ trẻ, nguy cơ mai một văn hóa các dân tộc ngày càng rõ rệt.

Do vậy, để bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số rất cần sự vào cuộc trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của các cộng đồng dân cư và nhóm dân tộc, dòng họ đến từng gia đình, cá nhân".


Nhật Tân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

Top