Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bật mí cách làm giàu tại ngôi làng có thu nhập bình quân đầu người "khủng"

Thứ năm, 16:53 01/06/2023 | Xu hướng

Ngôi làng có thu nhập bình quân lên đến hơn 72 triệu đồng/người/năm, là nơi có thu nhập "đỉnh nhất" ở xã nông thôn mới kiểu mẫu của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Đổi đời nhờ xuất ngoại

Đến làng Tuyên Hóa (xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) nhiều người bất ngờ về những biệt thự sân vườn đồ sộ, dịch vụ buôn bán sầm uất. Ngôi làng giàu lên nhờ xuất khẩu lao động và phát triển đa ngành nghề.

Nếu ở các địa phương khác phong trào xuất khẩu lao động giờ mới phát triển thì xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, xuất ngoại đã trở thành nghề truyền thống.

Theo thống kê, xã Đông Khê có hơn 600 lao động đang làm việc, thu nhập ổn định ở nước ngoài, chưa kể người đã xuất ngoại trở về làm giàu tại địa phương. 9/9 làng trong xã đều có người đi xuất khẩu lao động.

Cả trăm hộ dân làng Tuyên Hóa "thay da đổi thịt" nhờ xuất khẩu lao động. Thời điểm hiện tại có 70 trường hợp đi xuất khẩu lao động bằng các kênh khác nhau, nhiều nhất nhì trong xã. Con em ở Tuyên Hóa chủ yếu làm việc ở các nước châu Á, có mức lương cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Gia đình ông Lê Niên Việt (76 tuổi) có 4 người con đều đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. Từ một hộ khó khăn của xã, nay đã trở thành nhà giàu, khá giả tại địa phương.

Anh Lê Niên Anh (46 tuổi), người con đầu của ông Việt xuất ngoại cách đây đã gần 15 năm. Rời quê đi Hàn Quốc thuận lợi, thu nhập 30-35 triệu đồng/tháng, anh có tiền gửi về chăm lo gia đình, đưa 2 em trai là Lê Niên Dũng và Lê Niên Văn cùng sang Hàn Quốc làm việc.

Với mức thu nhập cao, ổn định, 4 năm sau khi đi xuất khẩu lao động, anh Lê Niên Dũng trở về quê mở cửa hàng kinh doanh chậu hoa, cây cảnh; còn anh Lê Niên Văn mở dịch vụ lưu trú, giải trí phát triển bền vững tại địa phương.

Riêng anh Lê Niên Anh, với công việc thợ tiện có tay nghề, kinh nghiệm cùng mức thu nhập cao, cứ hết hạn visa, anh lại tiếp tục gia hạn để ở lại Hàn Quốc lao động. Năm 2020, anh đưa vợ sang Hàn Quốc cùng làm.

"Ở Hàn Quốc, mức lương của con trai tôi khoảng 70-80 triệu đồng mỗi tháng. Hàng tháng, vợ chồng nó đều đặn gửi tiền về lo cho hai con ăn học, phần còn lại chung với bạn đầu tư kinh doanh", ông Việt nói.

Vốn mẹ đẻ tiền con!

Bà Lê Thị Nhiệm, Trưởng làng Tuyên Hóa vui vẻ nói về chuyện làm giàu ở địa phương. Tuyên Hóa có 309 hộ dân, là ngôi làng dân số đông nhất xã. Với bản tính chịu thương, chịu khó, cần cù trong lao động, dân làng đã có nhiều cách làm ăn mới. Hộ nào cũng 2, 3 nguồn thu nhập.

Theo bà Nhiệm, sở dĩ người dân nơi đây có mức thu nhập cao nhờ nguồn đi xuất khẩu lao động của con em gửi về, có vốn, các gia đình tiếp tục đầu tư phát triển nhiều ngành nghề tại địa phương từ kinh doanh dịch vụ, buôn bán, xây dựng cho đến những mô hình trang trại...

Bà Nhiệm nhẩm tính, trong làng có 6 ông chủ xây dựng, mỗi nhà thầu có cả chục công nhân, mức thu nhập 300.000-350.000 đồng/ngày. Nhiều gia đình chồng đi làm thợ xây, vợ làm công nhân ở nhà máy may, giày da hoặc cả hai vợ chồng đều đi làm nhà máy. Nguồn thu của mỗi người 7-9 triệu đồng/tháng.

Làng cũng có nhiều hộ chăn nuôi, trồng trọt, phát triển trang trại, gia trại lớn, nhỏ. Gia đình ông Lê Trọng Tễnh (61 tuổi) mỗi năm có thu nhập cả trăm triệu đồng nhờ mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp.

Ông Tễnh cho biết, năm 2012, vợ chồng ông thuê hơn 1ha đất công ích của xã, ông tự tay đào ao nuôi vịt, ngỗng. Đàn vịt giống của gia đình ông luôn duy trì 800 con, vịt thương phẩm có thời điểm lên đến hàng nghìn con; đàn ngỗng giống 300 con… Ngoài ra, ông còn nuôi ong, đào ao nuôi cá chim.

Với hơn 600 lao động có việc làm, thu nhập ổn định tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… nhiều gia đình thành tỷ phú nhờ có người xuất ngoại.

Từ nguồn xuất khẩu lao động, nhiều con em sau khi trở về quê đã đầu tư, phát triển kinh tế. Qua rà soát, xã có 12 hộ chăn nuôi trang trại, gia trại, 31 doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh, 3 hợp tác xã với hàng trăm hội viên.

Bình quân thu nhập đầu người của xã năm 2022 đạt 60,01 triệu đồng/người/năm. Xã không còn hộ nghèo. Một số làng có thu nhập bình quân đầu người cao như Tuyên Hóa 72,5 triệu đồng, Viên Khê 1 là 67,2 triệu đồng, Tam Xuyên 62,7 triệu đồng,…

Ông Phạm Đình Điện, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đông Sơn cho biết, Đông Sơn đang đứng đầu tỉnh Thanh Hóa về xuất khẩu lao động. Huyện có gần 5.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài, tập trung ở một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…; các nước châu Âu như Nga, Rumani… Trong đó, một số xã có lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài lớn như Đông Khê, Đông Hoàng, Đông Minh, Đông Thịnh...

Cũng theo ông Điện, huyện Đông Sơn đang có mức thu nhập bình quân gần 55 triệu đồng/người/năm. Với mức thu nhập bình quân 72,5 triệu đồng/người/năm, đến thời điểm hiện tại, làng Tuyên Hóa là nơi giàu có, trù phú nhất huyện.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chủ quán cơm văn phòng chật vật tồn tại vì 'khách giảm ăn ngoài'

Chủ quán cơm văn phòng chật vật tồn tại vì 'khách giảm ăn ngoài'

Xu hướng - 22 giờ trước

Khi dân văn phòng thắt chặt chi tiêu, chủ các quán cơm đang đau đầu tìm cách giữ chân khách hàng.

Chợ Việt ‘ngập’ hoa quả Trung Quốc, 6 tháng chi hơn 400 triệu USD nhập về bán

Chợ Việt ‘ngập’ hoa quả Trung Quốc, 6 tháng chi hơn 400 triệu USD nhập về bán

Xu hướng - 1 ngày trước

Trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc đã đạt hơn 400 triệu USD. Hàng loạt trái cây Trung Quốc được bày bán ngập tràn chợ Việt.

'Phá thế độc quyền' vàng miếng: Doanh nghiệp, ngân hàng thương mại sắp được sản xuất, giao dịch vàng?

'Phá thế độc quyền' vàng miếng: Doanh nghiệp, ngân hàng thương mại sắp được sản xuất, giao dịch vàng?

Xu hướng - 2 ngày trước

GĐXH - Các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, hiệp hội (gọi chung: các đơn vị) đã có những góp ý sửa đổi dự thảo Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Đề xuất giữ mức giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết 2026: 'Túi tiền' người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế được lợi thế nào?

Đề xuất giữ mức giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết 2026: 'Túi tiền' người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế được lợi thế nào?

Xu hướng - 3 ngày trước

GĐXH - Theo Bộ Tài chính, điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu không chỉ tác động trực tiếp đến giá bán lẻ xăng dầu trong nước, chỉ số CPI, kiềm chế lạm phát, mà còn góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu thụ xăng dầu và giảm các chi phí gián tiếp đến tiêu dùng các sản phẩm, hàng hóa khác.

Đề xuất tiếp tục giữ mức giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đến hết năm 2026

Đề xuất tiếp tục giữ mức giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đến hết năm 2026

Xu hướng - 4 ngày trước

GĐXH - Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2026. Với mức giảm đang áp dụng 50%, mức thuế sau giảm đối với xăng (trừ etanol) là 2.000 đồng/lít, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 600 đồng/lít.

Cuối năm nay có xảy ra 'sốt' đất?

Cuối năm nay có xảy ra 'sốt' đất?

Xu hướng - 4 ngày trước

Giá bất động sản tiếp tục tăng cao khiến nhiều người lo ngại về việc sẽ xảy ra một cơn "sốt" đất vào cuối năm nay.

Việt Nam có ‘kho vàng đen’ 274.000 tấn, Mỹ mua lượng lớn bất ngờ

Việt Nam có ‘kho vàng đen’ 274.000 tấn, Mỹ mua lượng lớn bất ngờ

Xu hướng - 6 ngày trước

Năm nay, 'kho vàng đen' của Việt Nam có sản lượng lên tới hơn 274.000 tấn. Nhiều quốc gia đang mạnh tay gom mua với giá cao, trong đó Mỹ là khách hàng lớn nhất.

Mở quán cà phê lỗ sạch 1,5 tỷ đồng, chủ quán nhận ra điều nhiều người bỏ qua

Mở quán cà phê lỗ sạch 1,5 tỷ đồng, chủ quán nhận ra điều nhiều người bỏ qua

Xu hướng - 1 tuần trước

Sau 2 năm kinh doanh quán cà phê, anh Hùng đã phải đóng cửa với gánh nợ gần 1,5 tỷ đồng. Phân tích nguyên nhân thất bại, anh Hùng phát hiện một sai lầm lớn khiến mọi nỗ lực khác trở nên vô nghĩa.

Thực hư về nguồn gốc loại mận róc hạt đang bán đầy thị trường

Thực hư về nguồn gốc loại mận róc hạt đang bán đầy thị trường

Xu hướng - 1 tuần trước

GĐXH - Loại mận róc hạt được bày bán tràn ngập trên thị trường được giới thiệu là đặc sản của Sa Pa, tuy nhiên nhiều người lại hoài nghi về nguồn gốc thực sự của mặt hàng này.

Việt Nam sở hữu hơn 180.000 ha 'sản vật' quý hiếm của thế giới, thu về 123 triệu USD kể từ đầu năm

Việt Nam sở hữu hơn 180.000 ha 'sản vật' quý hiếm của thế giới, thu về 123 triệu USD kể từ đầu năm

Xu hướng - 1 tuần trước

Xuất khẩu mặt hàng này đã tăng mạnh kể từ đầu năm đến nay.

Top