Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bật mí về người phụ nữ quyền lực bên cạnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Thứ sáu, 08:00 30/10/2015 | Bốn phương

GiadinhNet – Có thể nói, người đàn bà quyền lực, thông minh, góp phần không nhỏ làm nên thành công trên con đường chính trị của nhà lãnh đạo Trung Quốc – Tập Cận Bình chính là Đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện.

Nên duyên từ cái nhìn đầu tiên

Bành Lệ Viện gặp ông Tập Cận Bình vào năm 1986, khi bà 24 tuổi qua sự mai mối của một người bạn. Ông Tập Cận Bình lúc đó 32 tuổi, là phó thị trưởng Hạ Môn, Phúc Kiến (Trung Quốc). Bà Bành vốn không ưa kiểu mai mối nhưng vì nể bạn nên đã đồng ý tới gặp mặt. Hôm đó, bà cố tình mặc một chiếc quần bộ đội rộng thùng thình với chủ ý muốn thăm dò xem nửa kia có phải là người ưa hình thức hay không.

Về phía ông Tập, ông xuất hiện trong bộ trang phục vô cùng giản dị. Bà Bành đã có chút thất vọng vì cách ăn mặc và khuôn mặt có phần hơi già của ông. Tuy nhiên, những ấn tượng này lập tức biến mất khi hai người trò chuyện cùng nhau. Sự thông minh, điềm tĩnh cùng phong thái từ tốn của ông Tập đã gây ấn tượng và để lại những tình cảm tốt đẹp trong trái tim của bà Bành Lệ Viện.

Ông Tập Cận Bình đã phải lòng bà rất nhanh chóng và thổ lộ trong cuộc gặp đầu tiên: “Tuy mới chỉ 40 phút ở bên nhau nhưng anh đã cảm thấy rằng em sẽ là vợ của anh”.

Nhưng khi đề cập tới chuyện cưới hỏi, tình yêu của 2 người đã gặp sóng gió vì gia đình bà Bành Lệ Viện không muốn gả con gái cho một nhân vật chức sắc, quyền thế như vậy. Hơn nữa, cha mẹ bà vốn xuất thân từ nông dân. Họ chỉ muốn con mình lấy một người bình thường, hưởng một cuộc sống an bình, giản đơn chứ không muốn bà lấy một cán bộ cấp cao. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình đã nói với vợ tương lai rằng: “Bố anh cũng xuất thân từ gia đình nông dân. Tất cả các anh chị em anh đều kết hôn với những người bình thường. Anh sẽ giải thích cho bố mẹ em hiểu. Họ sẽ chấp nhận anh.”

Cuối cùng, bằng quyết tâm và tình yêu chung thủy, cả hai đã thuyết phục được gia đình.


Ông Tập và bà Bành chụp ảnh kỷ niệm trong một lần đi du lịch.

Ông Tập và bà Bành chụp ảnh kỷ niệm trong một lần đi du lịch.

Vào ngày 01/9/1987, bà Bành Lệ Viện và ông Tập Cận Bình nói chuyện qua điện thoại rồi quyết định tổ chức đám cưới. Bà đã đến đơn vị xin giấy giới thiệu, mua vé máy bay bay thẳng tới Hạ Môn. Vừa xuống sân bay, ông Tập đón bà và đến thẳng một hiệu chụp ảnh để chụp ảnh cưới, rồi tới trụ sở đăng kí kết hôn. Hôm đó, thị trưởng và các vị lãnh đạo thành phố Hạ Môn nhận được điện thoại của Tập Cận Bình mời tới ăn cơm tối lúc 7h. Đó cũng là tiệc cưới và buổi ra mắt của cặp đôi trước mọi người.

Sau đám cưới vài ngày, hai vợ chồng ông Tập lại mỗi người một phương. Dù ít có thời gian ở bên nhau nhưng hai người đều cảm thông và hiểu cho công việc của nhau. Hễ điều kiện cho phép, cho dù khuya đến mấy, ngày nào ông Tập Cận Bình ít nhất cũng phải gọi một cuộc điện thoại cho vợ, hai người cùng hỏi han nhau mới yên tâm đi nghỉ.

Sự nghiệp rực rỡ bên người chồng quyền lực

Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện sinh năm 1962 tại một thị trấn nhỏ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc trong gia đình có 3 người con. Ông Bành Long Khôn, cha bà, là một trong số ít người trong làng học tới bậc trung học. Ông tham gia đoàn kinh kịch trước thời kỳ Cách mạng Văn hóa (1966-1976), rồi sau đó chuyển sang phòng văn hóa của thị trấn. Mẹ bà Bành là nữ diễn viên chính của đoàn kịch.

Ngay từ khi còn nhỏ, bà đã bộc lộ năng khiếu ca hát, nhảy múa và thường theo mẹ và đoàn đi diễn khắp các làng. Năm 1974, bà Bành Lệ Viện vào học tại trường trung cấp số 1 của thành phố Vận Thành, tỉnh Sơn Đông. Tại đây, bà học thanh nhạc cùng giảng viên Gao Chengben.

Bố mẹ bà Bành từng hy vọng con gái được tuyển vào nhóm hát ballad của thị trấn để có thu nhập ngay khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, giảng viên Gao lại cho rằng thật uổng phí tài năng nếu bà Bành làm việc tại đó. Tháng 9/1977, bà Bành thi vào của trường Cao đẳng Sư phạm Tế Ninh (nay là Đại học Tế Ninh) và trúng tuyển sau khi thể hiện hai ca khúc nhạc đỏ.


Bà Bành Lệ Viện trở thành gương mặt quen thuộc trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV. Trong ảnh, bà Bành tập cho một chương trình trên truyền hình năm 2000.

Bà Bành Lệ Viện trở thành gương mặt quen thuộc trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV. Trong ảnh, bà Bành tập cho một chương trình trên truyền hình năm 2000.

Năm 1980, bà được nhận vào đoàn ca múa nhạc Kiền Vi và được cử đi biểu diễn ở 6 nước châu Âu. Một năm sau, bà gặp Giám đốc Nhạc viện Trung Quốc bấy giờ là Li Ling. Nhờ sự giới thiệu của người này, bà được vào học tại nhạc viện trong hai năm. Dưới sự dìu dắt của các giảng viên giỏi, không lâu sau bà Bành Lệ Viện trở thành nữ ca sĩ đầu tiên của Trung Quốc lấy bằng thạc sĩ âm nhạc dân tộc năm 1990.

Với gương mặt thanh tú và vẻ đẹp sang trọng, bà Bành từng tham gia thể hiện nhiều vai khác nhau trên sân khấu. Cái tên Bành Lệ Viện được công chúng đón nhận sau màn trình diễn thành công ca khúc "Trên cánh đồng hy vọng", được phát sóng trên truyền hình quốc gia CCTV năm 1984.

Bà Bành Lệ Viện trở thành gương mặt quen thuộc trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV. Ngoài ra, bà cũng đi lưu diễn khắp trong và ngoài nước. Mỗi nơi bà tới biểu diễn, người hâm mộ thường vây quanh bà.

Các ca khúc bà trình bày thường ca ngợi lòng yêu nước hoặc miêu tả cuộc sống đời thường của người dân.

Không chỉ giành được chỗ đứng trong lòng công chúng với vai trò là một nghệ sĩ tài năng, ngay cả khi trở thành đệ nhất phu nhân của người đàn ông quyền lực nhất Trung Quốc, bà Bành Lệ Viện cũng luôn biết cách tạo dấu ấn riêng cho mình, không giống bất kỳ đệ nhất phu nhân Trung Quốc nào trước đây.

Hơn nữa, bà Bành Lệ Viện còn là Đại sứ thiện chí, nâng cao nhận thức về bệnh lao và HIV/AIDS theo lời đề nghị của Bộ trưởng Y tế và từ Tổ chức Y tế thế giới WHO. Bà đã thực hiện các chiến dịch kêu gọi không hút thuốc.


Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện và Chủ tịch Tập Cận Bình chụp ảnh cùng vợ chồng Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon ở Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua

Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện và Chủ tịch Tập Cận Bình chụp ảnh cùng vợ chồng Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon ở Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua

Ủng hộ sự nghiệp của chồng, chăm lo cho gia đình

Bà Bành Lệ Viện đã hết sức ủng hộ sự nghiệp của chồng. Sau khi ông Tập trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và phát động chiến dịch trấn áp tham nhũng và lãng phí trong đảng và quân đội nước này, bà cũng là người đi đầu trong việc thực hiện cam kết do chồng đề ra. Việc thường xuyên xuất hiện cùng chồng trong các chuyến công du cũng tạo cho bà dấu ấn khác biệt so với những đệ nhất phu nhân trước đây của Trung Quốc.

Theo SCMP, xuất hiện trước công chúng Anh trong chuyến công du cùng chồng, bà Bành để lại ấn tượng sâu đậm đối với người dân nước này. "Phu nhân Bành không chỉ mặc đẹp cho riêng mình, mà còn giúp tạo lập hình ảnh về gương mặt đại diện mới cho Trung Quốc", báo này viết.

Sát cánh cùng chồng trong những chuyến công du nước ngoài từ Mexico cho đến Indonesia, Bỉ, Nga, Mỹ và Anh, thời trang của bà Bành được quan tâm không kém so với chương trình nghị sự của ông Tập. Bà là đệ nhất phu nhân Trung Quốc đầu tiên được liệt kê trong danh sách những người ăn mặc đẹp nhất năm 2013 do tạp chí mốt Vanity Fair bầu chọn. Năm ngoái, tạp chí Forbes cũng bình chọn bà là phụ nữ quyền lực thứ 57 trên thế giới.


Vẻ quý phái, sang trọng của Đệ nhất phu nhân Trung Quốc bên cạnh công nương Anh

Vẻ quý phái, sang trọng của Đệ nhất phu nhân Trung Quốc bên cạnh công nương Anh

 

Ở bà, luôn toát lên vẻ tự tin. Trong chuyến thăm trường âm nhạc Juilliard ở New York, bà cất cao giọng hát một bài ca Trung Quốc. Lúc đi cùng chồng dự triển lãm công nghiệp sáng tạo ở London, bà còn tự tin dùng tiếng Anh nói chuyện với Nữ công tước xứ Cambridge Kate Middleton mà không cần phiên dịch.

Bên cạnh ủng hộ sự nghiệp của chồng, đệ nhất phu nhân Trung Quốc rất coi trọng sinh hoạt gia đình. Bà từng nói rằng: “Nếu bảo tôi vì sự nghiệp mà buông bỏ gia đình, không sinh con, thì tôi sẽ cảm thấy hết sức khó hiểu. Gia đình chính là ngọn núi để nương tựa, là bến bờ phẳng lặng của người phụ nữ. Gia đình nhà tôi cũng như muôn vàn các gia đình bình dân khác, là một gia đình rất bình thường, là một gia đình hạnh phúc”. Có lẽ nhờ vậy mà trải qua 27 năm vợ chồng, cuộc hôn nhân của họ vẫn bền vững và được nhiều người ngưỡng mộ.

Bà Bành cũng từng tâm sự về người chồng lý tưởng của mình: “Anh ấy là người sống giản đơn, thật thà nhưng rất chu đáo… Khi anh ấy ở nhà, tôi thường nấu các món ăn ngon để giúp anh ấy thư thái”.


Mỗi khi bước xuống từ máy bay xuống, ông Tập Cận Bình và đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện thường xuất hiện với hình ảnh đầy tình cảm. Ảnh: Portugues

Mỗi khi bước xuống từ máy bay xuống, ông Tập Cận Bình và đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện thường xuất hiện với hình ảnh đầy tình cảm. Ảnh: Portugues

Mỗi khi bước từ máy bay xuống, ông Tập Cận Bình và vợ thường xuất hiện với hình ảnh đầy tình cảm.

Cặp vợ chồng có một cô con gái duy nhất, tên là Tập Minh Trạch sinh năm 1992. Năm 2008, vợ chồng ông Tập đã đồng ý để cô con gái rượu của mình – Tập Minh Trạch khi ấy mới 16 tuổi tới thăm hỏi và tham gia công tác tình nguyện tại trường tiểu học Dongqi, huyện Hanwang, tỉnh Tứ Xuyên sau trận động đất; bởi tin rằng con mình sẽ học được nhiều điều có ích, trải nghiệm về cuộc sống tốt hơn.

Vì là những người hết sức bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc con nên họ đã hứa với nhau rằng sẽ cố gắng chiều con hết mức và khi ở nhà, cô bé thường ngủ với mẹ, tâm sự cùng mẹ.

Từng muốn con gái nối nghiệp mình – là một nghệ sĩ hát dân ca hàng đầu Trung Quốc nhưng bà Bành cho biết con gái mình học giỏi và muốn khuyến khích con học, để con mình toàn quyền quyết định về nghề nghiệp trong tương lai.

Từ những điều trên, không ai có thể phủ nhận rằng bà Bành Lệ Viện - người phụ nữ quyền lực, thông minh chính là nhân tố bí ẩn góp phần không nhỏ làm nên thành công trong con đường chính trị của chồng mình - nhà lãnh đạo Trung Quốc – Tập Cận Bình.

Chân dung người vợ xinh đẹp, giỏi giang của tân thủ tướng đẹp trai như tài tử điện ảnh Chân dung người vợ xinh đẹp, giỏi giang của tân thủ tướng đẹp trai như tài tử điện ảnh

GiadinhNet - Ông Justin Trudeau, 43 tuổi đã trở thành vị Thủ tướng trẻ thứ hai trong lịch sử Canada. Trong các nhân tố làm nên thành công của ông, không thể không nhắc tới người vợ đảm đang, xinh đẹp Sophie Grégoire-Trudeau.

LD(th)/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con

Chuyện đó đây - 1 giờ trước

Vũ khí lợi hại bậc nhất của loài chim này là bộ móng nhọn và sắc như dao. Bộ vuốt sắc nhọn kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng, thậm chí cả chó sói hay sư tử con.

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?

Chuyện đó đây - 5 giờ trước

Đây là một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất trên thế giới.

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000

Tiêu điểm - 17 giờ trước

Thành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa

Tiêu điểm - 18 giờ trước

Không chỉ có trong chuyện cổ tích, những kho báu ẩn giấu đôi khi thực sự xuất hiện trong đời thật.

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Trong khi dắt chó đi dạo trên bãi biển gần bến tàu Margate ở New Jersey, Mỹ vào tháng trước, người đàn ông đã vô tình phát hiện ra một kho rượu whisky cổ.

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Giá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Bức tranh được vẽ năm 1937 đã khiến cư dân mạng hoang mang, không thể lý giải.

Top