Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bất ngờ 5 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Thứ ba, 09:59 11/06/2024 | Mẹ và bé

Biếng ăn là vấn đề thường gặp ở trẻ, gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.

Biếng ăn ở trẻ là khi trẻ ăn không đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu, dẫn đến trẻ có biểu hiện chậm tăng trưởng. Có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn, biếng ăn.

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn do tâm lý, do sợ

Đây là nguyên nhân thường gặp và khá phổ biến, do cha mẹ không hiểu tâm lý trẻ. Biếng ăn tâm lý thường xảy ra khi trẻ có cảm giác bị ép buộc vào một khuôn khổ nào đó như phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, phải mang khăn ăn, bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình trong một thời gian cố định, không khí bữa ăn căng thẳng, kể tội hoặc nói xấu trẻ trong bữa ăn, cho thuốc vào thức ăn, vào sữa…

Ở một góc độ nào đó do trẻ thay đổi tâm sinh lý trong quá trình phát triển và điều này cũng sẽ dẫn đến biểu hiện biếng ăn hay kén ăn.

Một số trẻ sợ ăn vì cha mẹ cho ăn bổ sung quá sớm (trước 6 tháng tuổi) khi trẻ phát triển chưa đầy đủ phản xạ và khả năng phối hợp để đáp ứng với chế độ ăn bổ sung. Ở một số trẻ sợ ăn vì những đau đớn, cảm giác khó chịu trẻ đã trải qua trước đó như hóc, khó thở, đặt ống thông mũi - dạ dày… cũng khiến trẻ lười ăn.

Do sợ thức ăn lạ

Nhiều trẻ chưa được ăn món lạ nên phản ứng lại, hoặc trẻ đã từng ăn món đó một lần nhưng sợ hãi nên sẽ phản ứng không ăn nữa. Tuy nhiên, nếu cho trẻ tập làm quen dần với thức ăn mới, thức ăn lạ thì trẻ sẽ chấp nhận. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý giai đoạn sợ thức ăn mới này thì sẽ có tình trạng trẻ không ăn, biếng ăn. Nhiều trẻ chỉ thích ăn những mùi vị, màu sắc quen thuộc mà trẻ tin tưởng, thấy ngon miệng.

Bất ngờ 5 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn- Ảnh 2.

Biếng ăn ở trẻ là khi trẻ ăn không đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu. Ảnh minh hoạ.

Do thức ăn bổ sung không hợp lý

Ngược lại với một số trẻ sợ thức ăn mới, nhiều trẻ lại chán ngấy món ăn quen thuộc, điều này gây nên tình trạng không ăn, biếng ăn. Một số trẻ uống quá nhiều các loại nước uống như sữa, nước trái cây hoặc ăn quá nhiều bánh, kẹo sẽ làm trẻ giảm cảm giác thèm ăn và không ăn được các thức ăn giàu năng lượng và dinh dưỡng . Cho trẻ ăn vặt giữa các bữa chính và các bữa phụ cũng có thể ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ.

Do thói quen cho trẻ ăn của cha mẹ

Hầu hết trẻ nhỏ ở giai đoạn tập đi đều thích bắt chước hành vi ăn uống của cha mẹ, gia đình và trẻ xung quanh. Gia đình và bạn bè chính là những tấm gương để trẻ xây dựng sở thích và thói quen ăn uống hợp lý.

Thói quen ăn uống của trẻ ảnh hưởng rất nhiều từ thói quen và hành vi ăn uống của cả gia đình. Do đó, nếu gia đình có những thói quen ăn uống không lành mạnh, ít nhiều cũng sẽ tác động đến trẻ, từ đó hình thành những thói quen xấu, khiến trẻ trở nên biếng ăn.

Do bệnh lý

Một số trẻ cũng có thể bị biếng ăn vì các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan…), đường tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột…). Nhiễm ký sinh trùng (giun, sán), cảm cúm, viêm tai, thiếu máu, viêm họng , lở miệng… đều là những bệnh có thể làm cho trẻ biếng ăn.

Sau mỗi lần ốm mặc dù đã được chữa khỏi nhưng trẻ cũng sẽ chán ăn, biếng ăn, kén ăn. Nhất là khi bị nhiễm khuẩn phải dùng kháng sinh, hàm lượng vitamin và khoáng chất bị mất đi nhiều, nhất là vitamin A , C, nhóm B, magie, sắt, kẽm… sẽ khiến trẻ biếng ăn.

Cần làm gì khi trẻ biếng ăn?

Khi trẻ có biểu hiện biếng ăn, chán ăn, cha mẹ cần thay đổi thức ăn cho trẻ hàng ngày, cho trẻ ăn nhiều món khác nhau và các thức ăn trẻ thích.

Cho trẻ ăn cân đối các dạng thức ăn khác nhau, không nên cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột hoặc quá nhiều thịt, cá. Thay đổi cách chế biến để trẻ ăn ngon miệng. Trang trí, chuẩn bị món ăn đẹp, nhiều màu sắc, hương vị hấp dẫn. Chuẩn bị một số thức ăn nhỏ, mềm, bắt mắt để trẻ có thể tự cầm và tự ăn.

Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày và ăn xen kẽ các bữa phụ. Nếu trẻ từ chối ăn một loại thức ăn mới, không nên ép trẻ mà sẽ thử lại vào thời điểm khác. Không cho trẻ ăn quà vặt như bánh, kẹo, nước ngọt... trước bữa ăn, vì sẽ làm trẻ mất cảm giác đói, cảm giác thèm ăn, điều này khiến cho trẻ không chịu ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng khác. Cho trẻ ăn khi trẻ thấy đói. Khi trẻ từ chối ăn, không nên ép trẻ ăn mà đợi trẻ thấy đói, muốn ăn và đòi ăn thì cho trẻ ăn.

Thời gian ăn của trẻ nên giới hạn trong khoảng 20 - 30 phút. Cha mẹ cần cho trẻ vận động, chơi hoặc tắm trước khi ăn để trẻ có cảm giác đói.

Cho trẻ ăn cùng bạn, cùng gia đình. Cha mẹ ăn thức ăn của trẻ hoặc cho trẻ ăn thức ăn của mình nếu phù hợp để động viên trẻ ăn. Khen thức ăn ngon, khen ngợi trẻ, khuyến khích trẻ để trẻ tự tin và thích thú khi ăn. Nên cho trẻ tự xúc ăn, tự cầm thức ăn để ăn và kết hợp hỗ trợ trẻ trong khi ăn.

Không nên dùng các thuốc kích thích ăn ngon cho các trường hợp trẻ biếng ăn, có thể bổ sung vitamin và chất khoáng nếu chất lượng bữa ăn của trẻ chưa đảm bảo, tuy nhiên cần theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám nếu trẻ có các biểu hiện:

  • Không tăng cân trong hai tháng liên tiếp;
  • Trẻ biếng ăn trong một thời gian dài;
  • Trẻ chậm chạp, không đùa nghịch;
  • Trẻ bị ốm, sốt, ho, tiêu chảy , đau trong miệng, họng...
BS Nguyễn Thị Bích
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Em bé ở Hà Nội chào đời với dây rốn quấn 3 vòng cổ

Em bé ở Hà Nội chào đời với dây rốn quấn 3 vòng cổ

Mẹ và bé - 1 tuần trước

GĐXH - Trong ngày đi khám định kỳ, bác sĩ phát hiện thai phụ 24 tuổi có dấu hiệu suy thai khẩn cấp dù chưa có dấu hiệu chuyển dạ.

Phụ nữ mang thai có dấu hiệu này cần cảnh giác bệnh đái tháo đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai có dấu hiệu này cần cảnh giác bệnh đái tháo đường thai kỳ

Mẹ và bé - 2 tuần trước

GĐXH - Phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ thường có biểu hiện bất thường như: Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều hơn, thèm ăn nhiều hơn...

Cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa thiếu vitamin D cho trẻ?

Cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa thiếu vitamin D cho trẻ?

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Trẻ bị thiếu vitamin D nghiêm trọng là nguyên nhân gây ra bệnh còi xương - một chứng loãng xương ở trẻ em. Điều này sẽ khiến trẻ chậm phát triển vận động, yếu cơ, đau nhức và là yếu tố nguy cơ gây gãy xương.

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Mẹ và bé - 3 tuần trước

GĐXH - Bị nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Vi chất dinh dưỡng tham gia hầu hết trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó, việc thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu gây ra còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng… và nhiều bệnh lý khác.

Bé 10 tháng tuổi ở Bến Tre đang khỏe mạnh bỗng hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não hiếm gặp

Bé 10 tháng tuổi ở Bến Tre đang khỏe mạnh bỗng hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não hiếm gặp

Mẹ và bé - 3 tuần trước

GĐXH - Đang khỏe mạnh, bé 10 tháng tuổi ở Bếnh Tre bỗng sốt cao và nôn ói, co giật toàn thân, sau đó hôn mê sâu do nhiễm ký sinh trùng ăn não nguy hiểm.

Người phụ nữ 36 tuổi suýt mất mạng do chửa ngoài từ cung

Người phụ nữ 36 tuổi suýt mất mạng do chửa ngoài từ cung

Mẹ và bé - 3 tuần trước

GĐXH - Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, khi có các triệu chứng như: chậm kinh, đau bụng dưới, ra huyết âm đạo, mệt nhiều... cần phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

7 loại vitamin quan trọng giúp đôi mắt sĩ tử sáng khỏe trong mùa thi

7 loại vitamin quan trọng giúp đôi mắt sĩ tử sáng khỏe trong mùa thi

Mẹ và bé - 4 tuần trước

Trong thời gian học ôn thi, các sĩ tử không chỉ cần bổ sung các chất dinh dưỡng tăng cường cho não bộ và năng lượng mà còn cần các vitamin bổ sung cho mắt sáng khỏe.

Dấu hiệu viêm ruột thừa cấp ở trẻ, cha mẹ cần cảnh giác

Dấu hiệu viêm ruột thừa cấp ở trẻ, cha mẹ cần cảnh giác

Mẹ và bé - 4 tuần trước

GĐXH - Trẻ bị viêm ruột thừa đôi khi có những triệu chứng kèm theo tiêu chảy, biếng ăn…, phụ huynh rất dễ nhầm tưởng những căn bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Chế độ ăn cho trẻ tự kỷ cần chú ý gì?

Chế độ ăn cho trẻ tự kỷ cần chú ý gì?

Mẹ và bé - 4 tuần trước

Trên thực tế, nhiều người mắc chứng tự kỷ nhạy cảm với thức ăn, nhất là những trẻ có vấn đề về hành vi khiến giờ ăn trở nên đặc biệt khó khăn, nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng khá phổ biến. Do đó, chăm sóc dinh dưỡng, cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh cho người tự kỷ là điều được quan tâm.

Top