Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bất thường nguy hiểm của bệnh sởi giữa thời tiết nắng gắt

Thứ sáu, 10:15 28/06/2019 | Y tế

GiadinhNet - Hà Nội đang trong những ngày nhiệt độ luôn trên 37 độ C, nắng gắt, nhưng số bệnh nhân sởi khám và nhập viện điều trị rất nhiều. Đây là điều bất thường.

Nằm trong phòng 304, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, bé B.V.L lọt thỏm giữa "rừng" máy móc, dây rợ quanh người trên giường bệnh.

Tiếng "tít, tít" phát ra liên tục từ máy thở, máy đo chỉ số sinh tồn (huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ...), cùng tầng tầng máy tiêm thuốc an thần vận mạch... Em bé chỉ 2 tuần nữa là sinh nhật 1 tuổi nằm li bì, hai mắt sưng húp, mặt đỏ ửng.

Bất thường nguy hiểm của bệnh sởi giữa thời tiết nắng gắt - Ảnh 1.

Bị suy hô hấp nặng do sởi, bé L phải thở máy, dùng thuốc hỗ trợ miễn dịch.

Bệnh nhi quê ở Hải Dương này bị biến chứng suy hô hấp nặng do sởi, trên nền viêm phổi nặng, thể trạng yếu. Từ khi mới 1 tháng tuổi, bé L đã ốm đau liên miên, nằm viện khắp các khoa phòng ở Bệnh viện Nhi Trung ương, lên Bệnh viện Phổi.

Vì ốm yếu liên tục nên dù đã qua 9 tháng, em vẫn chưa được tiêm phòng vaccine sởi. Phát hiện sởi từ hôm qua, diễn tiến bệnh rất nhanh, sáng nay bé đã suy hô hấp nặng nên được chuyển lên đơn nguyên 3 - nơi chủ yếu điều trị cho các bé bị bệnh nặng - cho thở máy ngay và dùng thuốc tăng cường miễn dịch. Các bác sĩ cho biết, tiên lượng bệnh của bé rất xấu.

Bất thường nguy hiểm của bệnh sởi giữa thời tiết nắng gắt - Ảnh 2.

Bệnh nhi đang được theo dõi sát sao tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em

Những bệnh nhi sởi tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em được cách ly ở phòng riêng. 

Quấy khóc không ngừng trên tay mẹ là bé N.B.H (8 tháng tuổi, ở Hoài Đức, Hà Nội). Thứ 7 tuần trước, khi thấy con sốt 39.5 độ C rồi phát ban, khởi đầu từ cuối lông mày, gia đình nghĩ bé bị "nóng trong", chỉ cho uống hạ sốt điều trị tại nhà.

Bất thường nguy hiểm của bệnh sởi giữa thời tiết nắng gắt - Ảnh 3.

Hiện Trung tâm đang điều trị cho khoảng 40 trẻ bị sởi - một số lượng lớn nếu so với thời điểm giữa mùa hè, nắng gay gắt.

Ngày thứ 4 sau sốt, khi nốt ban lan dần lên trán, mặt, người, bé khi ngủ hay thức giấc, giật mình, quấy khóc, bú kém, gia đình đưa bé lên bệnh viện tuyến huyện xác định sởi nên mới cấp tốc đưa con lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây bé được nhập viện điều trị do có biến chứng viêm phổi.

Không ít bé khi sốt, nổi ban, ngứa ngáy, gia đình vẫn nghĩ do nóng trong, dị ứng thời tiết... nên không đưa đi khám, phát hiện bệnh sớm dẫn tới việc khi vào viện đã có biến chứng. Tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, nhiều bé không chỉ nổi ban khắp người mà hai mắt còn sưng húp, có bé không mở nổi mắt, do bị viêm kết mạc, hai mí mắt mọng lên, chảy rỉ nhiều.

Nên mở cửa phòng điều hoà 1-2 tiếng/ngày

Tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị nội trú cho khoảng 40 bệnh nhi sởi có biến chứng chủ yếu là viêm phổi, viêm phế quản.

TS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm, thông tin, khác với các năm trước, sởi thường mắc vào dịp đông - xuân, đến khi nắng lên, virus thường hết. Nhưng từ năm 2018 đến nay, mùa nào Trung tâm cũng tiếp nhận bệnh nhân sởi.

"Từ đầu năm đến nay, Trung tâm tiếp nhận, điều trị khoảng hơn 900 bệnh nhi sởi, lúc cao điểm có tới 50-60 bệnh nhi sởi. Thời điểm giữa tháng 6, nhiệt độ thường xuyên trên 35-37 độ như hiện nay có gần 40 bệnh nhân được coi là lạ" - TS Hải nói.

Đây đều là bệnh nhân nặng, có biến chứng cần theo dõi sát bởi nhân viên y tế. Thực tế số khám phát hiện sởi ở Trung tâm và trên toàn viện Nhi còn cao hơn rất nhiều. Do số bệnh nhân sởi đơn thuần được phân loại cho điều trị ngoại trú.

Số bệnh nhân sởi biến chứng viêm phổi, suy hô hấp phải thở máy tại Trung tâm không ít, tuy nhiên, theo TS Hải, năm nay gặp ít trường hợp biến chứng thần kinh do sởi, như viêm não sau sởi...

Hầu hết các bệnh nhi mắc sởi tại đây đều chưa được tiêm phòng vaccine sởi hoặc tiêm chưa đủ mũi. Một số bé chưa đến tuổi tiêm (9 tháng) đã mắc bệnh. Đặc biệt có ca chỉ mới 3 tháng tuổi đã mắc sởi có biến chứng viêm phổi phải thở oxy.

Cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng bệnh. Đối với trẻ 9 tháng tuổi tiêm mũi 1 thì hiệu quả bảo vệ đạt được 85%.Tiêm mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi, hiệu quả bảo vệ tăng lên thành 95%. Tất cả những trẻ đã quá lịch tiêm chủng mà chưa bị mắc sởi thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm chủng đầy đủ. Đây cũng là cách để phòng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em

Theo nhận định của BS Hải, một trong những yếu tố có khả năng làm tăng sự lây lan virus sởi là thói quen dùng điều hoà - nơi được coi là lưu thông không khí không tốt - cả ngày của nhiều gia đình.

"Virus sởi thường khó tồn tại lâu trong môi trường bình thường, nhưng trong môi trường điều hoà 24-25 độ C không đủ để diệt virus, vi khuẩn và các loại mầm bệnh nên virus có thể tồn tại lâu hơn" - TS Hải nói và khuyến cáo các gia đình khi nếu dùng điều hoà nên mở cửa phòng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 1-2 tiếng để lưu thông không khí, làm thay đổi nhiệt độ trong phòng để diệt virus vi khuẩn, từ đó có thể làm giảm bệnh dịch.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Hà Nội có hơn 1.510 người mắc sởi, tăng gấp gần 8 lần cùng kỳ 2018 và hàng chục lần so với năm 2017. Bệnh nhân phân bố tại 100% quận, huyện. 

Hiện chỉ còn khoảng hơn 10 bệnh nhân đang điều trị, phần lớn đã ra viện.Tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận hơn 350 bệnh nhân mắc sởi, số lượng sởi được nhận định là tăng đột biến so với các năm trước, nhiều bệnh nhi mắc sởi biến chứng suy hô hấp và viêm phổi, chủ yếu là những ca chưa tiêm phòng.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới cho biết, dịch sởi năm nay có nhiều diễn biến bất thường. Dù đã giữa hè, chưa phải cao đột biến như năm 2014 nhưng số ca mắc lên tới hàng trăm ca/ tháng trong hè 2019. Số bệnh nhân người lớn mắc sởi chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với mọi năm, nhất là độ tuổi từ 25-35 tuổi.

Võ Thu

vo thu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 12 giờ trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga

Y tế - 1 ngày trước

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Chiến dịch truyền thông toàn quốc ‘Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV’ đã được Bộ Y tế phát động vào sáng ngày 29/3. HPV là một loại vi rút có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo…

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội đã diễn ra lễ phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV" thu hút hàng chục nghìn người tham dự.

Top