Bé gái 11 tuổi đau bụng suốt nửa năm do mắc dị tật sinh dục hiếm gặp
Một bé gái tại TP.HCM mắc dị tật sinh dục mà khoảng 5.000 phụ nữ sẽ có một người gặp phải. Hậu quả, em đau bụng gần nửa năm qua, sút cân, đau đớn và phải phẫu thuật.
Cô bé 11 tuổi bị đau bụng vùng dưới rốn suốt 5 tháng qua, không có kinh nguyệt. Mỗi tháng, em đau bụng khoảng 7-10 ngày, bụng nặng, cảm giác căng. Gần đây, mức độ đau nhiều hơn, em sút hơn 5kg, đại tiện khó, việc học cũng bị đứt đoạn.
Tại một bệnh viện ở TP.HCM, sau khi chụp cộng hưởng từ vùng chậu, bác sĩ phát hiện âm đạo của bệnh nhi có bất thường. Đường ống âm đạo bị “đặc” một đoạn khoảng 5 cm do máu kinh ứ đọng lâu ngày.

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi thăm khám cho bé gái sau phẫu thuật.
“Bệnh nhi mắc dị tật bẩm sinh đường sinh dục không có một đoạn dài âm đạo, hay còn gọi là bất sản âm đạo”, BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, chuyên gia sản khoa trực tiếp điều trị cho hay.
Ngày 6/4, ca phẫu thuật kéo dài hơn một giờ được thực hiện. Dưới sự dẫn đường của siêu âm, các bác sĩ đã sử dụng kỹ thuật tạo ra một đường mở thông đi ngang qua âm đạo bị “đặc”. Quá trình này cần sự thận trọng tối đa để không bị lạc đường gây thủng vào bọng đái, trực tràng.
Kết quả, hơn 500 ml máu kinh màu nâu đen, đặc quánh, ứ đọng trong tử cung và âm đạo lâu ngày đã được thoát lưu ra ngoài. Toàn bộ “túi” máu được bơm rửa liên tục. Một ống thông cũng được đặt vào, lưu giữ lại một thời gian để duy trì “đường hầm” mới được tạo ra.
“Khi bác sĩ báo tin con mắc dị tật đường sinh dục, tôi lo lắng mất ăn mất ngủ. Bác sĩ báo tin can thiệp tháo lưu máu kinh bị ứ thành công, gia đình tôi vui lắm vì con không còn đau đớn bỏ cả việc ăn ngủ học hành như thời gian qua”, mẹ bệnh nhi nói.
Bác sĩ Mỹ Nhi thông tin, bất sản âm đạo là dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh của nữ giới khi âm đạo không có được cấu trúc rỗng như bình thường, mà bị “đặc” hoàn toàn hoặc một phần.
Những trường hợp trên, khi bé gái đến tuổi dậy thì, máu kinh đọng lại, dồn ứ ở tử cung do không thể thoát đi đâu được, làm giãn to phần trên âm đạo.
Tình trạng này khiến người bệnh đau đớn vùng bụng dưới ngày càng tăng. Nếu không phát hiện sớm có thể khiến trẻ suy kiệt thể chất, chấn thương tâm lý. Máu kinh ứ đọng, gây chèn ép cơ quan lân cận, có thể dẫn đến gây khó đi tiểu tiện. Bệnh nhân còn đối diện nguy cơ trào ngược máu kinh vào ổ bụng qua hai vòi trứng, làm tăng nguy cơ ứ máu vòi trứng, lạc nội mạc tử cung vùng chậu.
Bất sản âm đạo hiếm gặp, tuần suất thống kê khoảng 1/4.000 đến 1/5.000 phụ nữ. Hầu hết thường không được phát hiện sớm mà chỉ phát hiện khi người phụ nữ đi khám vì vô kinh nguyên phát hoặc không thể quan hệ tình dục, hoặc không hành kinh và đau bụng theo chu kỳ hàng tháng.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.