Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé sơ sinh suýt tử vong vì thói quen pha sữa sai lầm của cha mẹ

Thứ năm, 13:28 03/11/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Chỉ vì thiếu hiểu biết khi pha sữa, người cha này suýt mất đi đứa con trai nhỏ của mình.

Mới đây tại Trung Quốc, cộng đồng mạng đang chia sẻ rầm rộ câu chuyện về một trường hợp sai lầm đáng tiếc của cha mẹ khi nuôi trẻ sơ sinh. Theo đó, con trai nhỏ của anh Wang ở Hạ Môn, Trung Quốc sinh non. Vì vợ thiếu sữa nên anh Wang phải cho bé ăn thêm sữa ngoài. Muốn con trai nhanh tăng cân, mỗi lần pha sữa, ông bố trẻ lại cố tình bỏ thêm, pha nhiều hơn vài thìa sữa bột so với công thức chuẩn.

Sau một thời gian liên tục như vậy, con trai anh Wang chẳng những không tăng cân mà còn thường xuyên bị trớ, chán ăn, gương mặt kém hoạt bát, tươi tỉnh. Không biết con mắc bệnh gì, gia đình anh Wang lại sốt sắng đưa bé trở lại bệnh viện. Tại đây, kết quả kiểm tra cho thấy đứa trẻ suýt đã bị hoại tử ruột. Gia đình anh Wang choáng váng không thốt lên lời.

Các bác sĩ cho biết, con trai anh Wang đã phải uống sữa quá đặc trong một thời gian dài, gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, phá hủy tế bào, cụ thể là gây viêm ruột. Nếu để tình trạng này kéo dài, đứa trẻ có thể bị sốt, tiêu chảy ra máu, thậm chí đe dọa tính mạng.

Alexander Penn, một giáo sư sinh học làm việc trong phòng thí nghiệm của trường đại học California San Diego cho biết: “Acid béo tự do được xem là “chất tẩy rửa” có khả năng làm tổn hại tới màng tế bào. Ruột của trẻ thiếu niên và người trưởng thành có một niêm mạc phát triển toàn diện để ngăn chặn tác hại do các acid béo tự do gây ra.”

Tuy nhiên, ruột trẻ sơ sinh, đặc biệt ở trẻ sinh thiếu tháng lại rất yếu ớt, không có nhiều khả năng ngăn chặn acid béo. Đó là lý do tại sao trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ bị viêm ruột hoại tử nếu uống sữa công thức quá đặc, được pha sai cách. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn chủ quan khi pha sữa không đúng quy định.

Trước đó, vào tháng 1/2016, cũng đã xảy ra trường hợp bé sơ sinh tử vong do cách pha sữa sai lầm của cha mẹ

Theo đó, một cặp vợ chồng ở bang Georgia (Mỹ) đã bị cảnh sát bắt giữ do gây ra cái chết thương tâm cho đứa con gái 10 tuần tuổi của họ vì cho con uống sữa mẹ pha loãng với nước.


Cặp vợ chồng này đã bị cảnh sát bắt giữ vì cho con gái 10 tuần tuổi uống sữa mẹ pha loãng với nước, dẫn đến tử vong.

Cặp vợ chồng này đã bị cảnh sát bắt giữ vì cho con gái 10 tuần tuổi uống sữa mẹ pha loãng với nước, dẫn đến tử vong.

Được biết, bố mẹ của bé là Herbert (George) Landell, 26 tuổi, và Lauren Fristed, 25 tuổi. Chỉ vì họ cho con gái của mình là bé Nevaeh uống sữa mẹ pha loãng với nước, nên đã dẫn đến tình trạng não của bé sưng, hàm lượng các chất điện giải và muối trong cơ thể giảm. Tuy nhiên, họ đã không đưa con đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời mà ở nhà cầu nguyện (theo tín ngưỡng tôn giáo của họ). Đến khi tình trạng của con rất nặng, họ mới mang con đi khám nhưng đã quá muộn, bé Nevaeh đã tử vong vì ngộ độc nước. Hiện cả hai vợ chồng người Mỹ này đều đang bị giam giữ trong tù.

Ngoài sai lầm phổ biến mà cha mẹ hay mắc là pha sữa quá đặc cho trẻ uống, nhiều cha mẹ còn mắc phải những sai lầm dưới đây:

Những sai lầm khi pha sữa cho trẻ mà cha mẹ hay mắc phải

1. Pha sữa bằng nước khoáng

Một số cha mẹ mắc lỗi “cẩn thận quá” khi mua nước khoáng, nước suối đóng chai về pha sữa cho con với suy nghĩ những loại nước đóng chai này đảm bảo độ sạch và tinh khiết cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên thực tế, nước khoáng và nước suối dù không chứa tạp chất hay vi khuẩn nhưng lại có hàm lượng khoáng chất phức tạp, khi kết hợp với sữa công thức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe em bé.

Cách tốt nhất là mẹ nên sử dụng nước lọc đun sôi để đến nhiệt độ thích hợp pha sữa cho con là tốt nhất.

2. Thêm nước trước khi thêm sữa bột

Cho nước rồi mới cho sữa bột thì lượng sữa nước có được sau khi pha sẽ luôn nhiều hơn lượng nước chuẩn quy định, không thể đảm bảo tính chính xác của sữa. Ngoài ra, khi mẹ cho sữa bột vào nước, sữa bột dễ đóng cặn, không tan đều, không có lợi chi tiêu hóa của trẻ.

Thứ tự pha sữa bột đúng phải là cho bột vào trước rồi mới bổ sung nước ấm theo đúng tỷ lệ.

3. Pha sữa không đúng nhiệt độ

Tùy từng loại sữa bột mà các hãng lại có yêu cầu riêng về nhiệt độ. Pha sữa với nước quá nóng có thể dễ dàng làm mất chất dinh dưỡng. Pha sữa với nước quá lạnh có thể khiến sữa không tan hết, tổn thương đường ruột.

Do đó, trước khi pha sữa cho con, cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có trên từng lon sữa bột của mỗi hãng khác nhau.

4. Pha sữa với nước trái cây

Nhiều người có thói quen pha sữa công thức với nước trái cây như một cách để bổ sung nguồn vitamin cho trẻ. Sai lầm này sẽ khiến sữa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng do 1 số loại trái cây có tính axit (ví dụ cam, chanh, quýt, bưởi, xoài…). Hơn nữa, khi pha sữa theo cách trên, chất casein có trong protein của sữa sẽ kết tủa làm cho protein trong sữa bị biến chất cản trở quá trình hấp thu của trẻ, gây đầy bụng, khó tiêu hóa.

5. Pha sữa với nước cháo loãng

Đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng do trong sữa có nhiều vitamin A, còn trong nước cơm thì lại chứa chủ yếu là chất bột và chất lipoxidase – một loại chất sẽ phá hủy vitamin A. Nếu uống loại hỗn hợp này lâu dài, trẻ sẽ bị thiếu vitamin A trầm trọng gây ra rất nhiều hậu quả cho sức khỏe.

Hơn nữa, tinh bột trong nước cơm sẽ khiến trẻ khó hấp thu canxi, dẫn đến thiếu canxi và các hệ lụy của nó như chậm tăng trưởng chiều cao, rối loạn tiêu hóa, còi xương, suy dinh dưỡng…

6. Để sữa nguội sau đó làm nóng lại

Sữa công thức đã pha, để nguội rồi tái đun sôi có thể làm thay đổi cấu trúc của các protein, vitamin và do đó mất đi giá trị dinh dưỡng. Trong trường hợp sữa pha xong nhưng trẻ chưa ăn, mẹ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ và sau đó nên bỏ đi, thay sữa mới.

7. Lắc sữa quá mạnh

Nhiều cha mẹ có thói quen lắc bình sữa thật mạnh khi pha với suy nghĩ làm vậy sữa sẽ tan hết nhanh và kỹ. Tuy nhiên, hành động này sẽ tạo ra rất nhiều bong bóng trong sữa. Khi trẻ uống phải sữa có nhiều bong bóng sẽ dẫn đến đầy hơi, nấc, trớ.

Cách pha sữa tốt nhất là sau khi thêm nước, sữa bột theo đúng tỷ lệ, mẹ dùng thìa khuấy thật nhẹ nhàng theo một chiều nhất định.

Phạm Hậu (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 38 phút trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 15 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 22 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 23 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top