Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh dễ gặp mùa đông (2): Bỗng dưng ngủ dậy mặt bị biến dạng

Thứ sáu, 07:25 27/12/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Rất nhiều trường hợp buổi sáng mùa đông ngủ dậy bỗng dưng mặt bị biến dạng, liệt mặt, méo miệng. Làm sao để tránh căn bệnh nguy hiểm này?


Liệt mặt do lạnh

Trong những ngày trời rét vừa qua, có nhiều người phải nhập viện do bị méo mồm, liệt mặt, mắt nhắm mắt mở do liệt dây thần kinh số 7 phải điều trị cả tháng trời. Trường hợp anh N.V.H ở Nam Định là một điển hình.

Anh kể, vào ngày rét sâu vừa qua, khi anh ngủ dậy thì thấy một bên mặt hơi cứng, cảm giác nặng như chì. Ban đầu thì cũng chỉ nghĩ là vì hôm trước làm việc mệt nên ngủ dậy mới có tình trạng đó. Nhưng khi soi gương, anh thấy mặt biến dạng vì miệng bị méo sang một bên. Anh không đến bệnh viện mà tìm đến một thầy lang gần nhà kiểm tra, điều trị mấy ngày không đỡ mới vào bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ cho biết anh bị liệt dây thần kinh số 7. Sau khi điều trị tích cực, tình trạng của anh đã được cải thiện.

Bệnh dễ gặp mùa đông (2): Bỗng dưng ngủ dậy mặt bị biến dạng - Ảnh 2.

Liệt dây thần kinh số 7 cần phải điều trị sớm mới không để lại di chứng. Ảnh TL

Theo các bác sĩ bệnh viện Châm cứu TƯ, không chỉ những trường hợp người lớn như anh H, có nhiều trẻ nhỏ cũng xảy ra tình trạng liệt dây thần kinh số 7. Đây là tình trạng hay gặp phải trong những ngày mùa đông. Đa phần các trường hợp mắc phải thường là do lạnh đột ngột làm ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7, gây liệt mặt ngoại biên. Những người đi thể dục sớm quá trong ngày lạnh hoặc ngủ dậy đi tiểu đêm gặp lạnh đột ngột hoặc khi đi ra ngoài trời lạnh không được bảo vệ đủ ấm.

Theo PGS.TS Hà Hoàng Kiệm – nguyên bác sĩ Bệnh viện 103, hiện tượng nhiều người bỗng dưng ngủ dậy mặt bị biến dạng là do liệt dây thần kinh số 7. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh dễ để lại di chứng nặng nền trong trường hợp không được điều trị kịp thời.

Các trường hợp nhẹ có thể hồi phục trong vòng 3 - 6 tuần hoặc nhanh hơn, các trường hợp nặng thời gian phục hồi chậm hơn, đôi khi để lại di chứng. Một số trường hợp chuyển sang co cứng các cơ bên mặt bị liệt làm mặt bệnh nhân bị co kéo lệch về bên liệt, nếp nhăn mũi - má sâu, khiến dễ lầm tưởng bên liệt là bên lành. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể gặp biến chứng loét giác mạc, gây mù lòa…

Điều quan trọng để không bị di chứng nặng nề

PGS.TS Hà Hoàng Kiệm cho biết, để đạt hiệu quả tối đa trong điều trị và phục hồi chức năng liệt dây thần kinh số 7 ngoại vi cần phối hợp các nhóm thuốc và kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc. Thuốc cần theo chỉ định của các bác sĩ.

Bệnh nhân có thể điều trị khẩn trương vừa tây y, đồng thời kết hợp đông y như: Điện châm các huyệt Ế phong, Dương bạch, Toản trúc, Tình minh, Ty trúc không, Đồng tử liêu, Thừa khớp, Nghinh hương, Giáp xa, Địa thương, Nhân trung, Thừa tương cùng bên liệt… Toàn thân châm huyệt Hợp cốc, Phong chì bên đối diện. Cần tránh kích thích quá mức có thể gây co cứng cơ mặt. Khi mắt đã gần bình thường thì dừng điều trị kích thích. Trong trường hợp thấy các dấu hiệu co cứng cần ngừng ngay liệu pháp điện, châm cứu, xoa bóp.

Các biện pháp vật lý trị liệu: điện di nivalin, hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung dòng xung kích thích, xoa bóp.Với những trường hợp bệnh nhân đến muộn bị liệt mặt co cứng dai dẳng điều trị không kết quả: có thể tiêm cồn huỷ dây thần kinh. Với phác đồ như trên, nhiều bệnh nhân đến sớm trong tuần đầu đều được điều trị thành công. Ngoài ra, việc điều trị phối hợp oxy cao áp cho thấy kết quả phục hồi nhanh hơn.

Điều các bệnh nhân cần lưu ý là điều trị càng sớm kết quả càng tốt. Bởi vậy, ngay khi thấy có những biểu hiện méo miệng, liệt mặt cần nhanh chóng đến bệnh viện điều trị thay vì tìm các thầy lang hay áp dụng các biện pháp không khoa học như đắp lá...

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng bệnh, điều quan trọng nhất là mọi người cần phải tránh gió lạnh đột ngột. Trong những ngày thời tiết lạnh giá không nên đi tập thể dục quá sớm, nhất là người cao tuổi. Buổi tối trước khi đi ngủ nên đóng kín cửa để tránh gió lùa.

Khi sáng dậy không nên bật dậy ngay mà cần ở trong phòng ấm 10-15 phút làm quen thời tiết trước khi ra ngoài. Đặc biệt là khi ra ngoài đường cần phải mặc ấm trong mùa lạnh với quần áo thật ấm, cổ quàng khăn len, đầu đội mũ ấm, bàn tay, bàn chân cần đi tất… Cha mẹ cũng cần chú ý khi đưa trẻ đi ngoài trời lạnh không nên cho trẻ ngồi trước xe máy.

Phương Thuận

Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Top