Bệnh do não mô cầu có thể ‘quật ngã’ người trẻ chỉ trong 24 giờ
Từ đầu năm đến nay, các bệnh viện liên tiếp điều trị các ca não mô cầu nặng, đã có ca tử vong. Bệnh khởi phát với triệu chứng ho, sốt, dễ nhầm với các bệnh lý hô hấp khác.
Ngày 9/2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) tiếp nhận một quân nhân 25 tuổi ngừng tuần hoàn ngoại viện do sốc nhiễm khuẩn não mô cầu thể tối cấp. Trước đó, bệnh nhân có biểu hiện sốt, buồn nôn và đau bụng.
Tiếp đó, vào ngày 12/2, Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) thông tin về trường hợp bệnh nhi 7 tuổi có kết quả dương tính với vi khuẩn não mô cầu. Bé xuất hiện hôn mê, ngừng tuần hoàn chỉ sau vài giờ nhập viện với tình trạng tỉnh táo, ho, sốt trên 38 độ C, hiện được điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bệnh do não mô cầu có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ. Nguồn: Unsplash
Tại Việt Nam, theo báo cáo thống kê bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế năm 2016, bệnh do não mô cầu là 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất Việt Nam (0,006/100.000 dân). Bệnh có thể gây tử vong chỉ trong 24 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Các biểu hiện ban đầu của bệnh như sốt, viêm họng dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường, khó phát hiện và chẩn đoán sớm.
Theo Bộ Y tế, bệnh do não mô cầu có thể gặp ở mọi đối tượng, trong đó hai nhóm có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là nhóm trẻ dưới 5 tuổi và thanh, thiếu niên.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) ghi nhận khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh do não mô cầu tử vong nếu không được điều trị và tỷ lệ tử vong lên đến 15% dù được điều trị kịp thời. Có đến 20% bệnh nhân sống sót sau bệnh do não mô cầu phải chịu nhiều di chứng về thể chất và tinh thần như cắt cụt chi, điếc, mù lòa, chậm phát triển tâm thần và hành vi…
Vi khuẩn não mô cầu lây qua đường hô hấp, nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang trùng. Theo Cục Y tế dự phòng, có từ 10-20% người mang vi khuẩn não mô cầu nhưng không có biểu hiện triệu chứng là nguồn lây bệnh khó kiểm soát. Trong đó, các nghiên cứu ước tính có tới 24% thanh thiếu niên 19 tuổi mang vi khuẩn não mô cầu cao mà không có triệu chứng.
Các chuyên gia lý giải do tỷ lệ người lành mang trùng cao và thường xuyên có các hành vi thân mật như hôn nhau, hút thuốc lá hoặc sinh hoạt ở nơi tập trung đông người như ký túc xá, câu lạc bộ, trường học, lễ hội… nên nhóm thanh, thiếu niên có nguy cơ lây bệnh cao hơn.

Thói quen tụ tập bạn bè, hay xê dịch nhiều nơi nhưng không có ý thức phòng ngừa có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh do não mô cầu ở người trẻ. Nguồn: Freepik
Ngoài ra, việc tiêm chủng vắc xin hiện chỉ được quan tâm nhiều ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền, trong khi thanh thiếu niên ít được chú ý - nhóm có lối sống như thích tụ tập ở nơi đông người, ở chung ký túc xá, tiếp xúc thân mật… nguy cơ lây bệnh cao.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, tiêm chủng là chiến lược kiểm soát tốt nhất giúp dự phòng bùng phát các vụ dịch và các ca bệnh do não mô cầu. Các chuyên gia cho biết vi khuẩn não mô cầu có 13 nhóm huyết thanh não mô cầu, trong đó 6 nhóm A, B, C, X, Y, W là nguyên nhân của 90% các ca bệnh não mô cầu xâm lấn trên thế giới. Hiện 5 nhóm huyết thanh gây bệnh đã có vắc xin phòng ngừa tại Việt Nam gồm nhóm ACYW của Mỹ, nhóm BC của Cuba và nhóm B của Ý.

Các bệnh truyền nhiễm có thể để lại di chứng gây tàn tật suốt đời. Nguồn: Shutterstock
Thanh thiếu niên cần tiêm ngừa đầy đủ vắc xin phòng cả 5 nhóm huyết thanh gây bệnh phổ biến. Phòng ngừa thiếu một hoặc một vài nhóm trong 5 nhóm nói trên cũng có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh do não mô cầu.
Trong đó, vắc xin cộng hợp tứ giá ACYW hiện đang được sử dụng ở hơn 70 quốc gia trên thế giới với hàng trăm triệu liều được sử dụng. Theo số liệu của CDC Mỹ, từ khi đưa vào sử dụng, vắc xin cộng hợp tứ giá ACYW phòng bệnh do não mô cầu đã giảm đến 90% số ca mắc bệnh ở các nhóm huyết thanh chính gây bệnh C, Y và W.
"Bên cạnh tiêm chủng, việc duy trì thói quen vệ sinh cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh. Bộ Y tế khuyến cáo:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, tiếp xúc với người khác.
- Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc khi có triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ cá nhân).
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, thường xuyên lau chùi bề mặt tiếp xúc bằng dung dịch sát khuẩn.
- Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể dục và ngủ đủ giấc.
Mai Lộc

Người đàn ông 47 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu bất ngờ này
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp có biểu hiện đau vùng thượng vị kèm đau tức ngực thoáng qua. Tuy nhiên anh cho rằng mình bị trào ngược dạ dày, nên tự ý mua thuốc uống mà không đi khám.

Người đàn ông 64 tuổi bị hoại tử túi mật vì nhầm lẫn với dấu hiệu này
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Khoảng hai tháng nay, ông đau bụng từng cơn, thỉnh thoảng nôn ói... Ông chỉ nghĩ mình do viêm dạ dày mà không nghĩ đến do sỏi túi mật.

Người đàn ông 44 tuổi ở Hạ Long bị nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh – một trong những thể bệnh dễ bị bỏ sót nhưng tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.

Bé 12 tuổi chia sẻ nguyên nhân mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp: Đây là lý do chính!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi bị lồi xương ức có lồng ngực lồi rõ, nhô cao như "ức gà" khiến em thường xuyên mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp...

Người phụ nữ 42 tuổi bất ngờ phải cắt gan điều trị sỏi từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị sỏi đường mật nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị, nôn ói và sốt lạnh run kéo dài 2 ngày.

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ cho biết tình trạng ung thư của người bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nên cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcỚt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.