Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh hen suyễn ở người cao tuổi dễ bị chẩn đoán sai và khó điều trị

GiadinhNet - Tuy chiếm số lượng không nhiều nhưng hen suyễn ở người lớn tuổi thường khó chẩn đoán. Trong khi đó, thuốc hen người lớn tuổi còn hạn chế vì những bệnh nhân lớn tuổi thường bị loại ra khỏi những thử nghiệm lâm sàng chính.

Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản), trong đó giữ vai trò là nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèm với sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm.


Hen suyễn là bệnh mạn tính có thể gặp phải ở bất kì lứa tuổi nào. Theo thống kê tại nhiều quốc gia, tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở người lớn tuổi chỉ dao động trong khoảng từ 4,5 - 9%. Ảnh minh họa

Hen suyễn là bệnh mạn tính có thể gặp phải ở bất kì lứa tuổi nào. Theo thống kê tại nhiều quốc gia, tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở người lớn tuổi chỉ dao động trong khoảng từ 4,5 - 9%. Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây hen suyễn ở người già

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hen là một hiểm họa của loài người, là một trong các bệnh mạn tính hay gặp nhất. Hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người bị hen, dự tính đến năm 2025 con số này tăng lên 400 triệu người. Bệnh hen không chừa một lứa tuổi nào, nhiều người lần đầu bị hen khi tuổi còn rất nhỏ, bệnh giảm dần khi lớn lên, nhưng có thể tái phát khi về già. Đôi khi người ta cũng có thể bị hen lần đầu tiên khi tuổi đã cao.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn nhưng chủ yếu là do yếu tố cơ địa dị ứng. Cơ thể khi gặp các dị ứng nguyên (chất lạ đối với cơ thể) hoặc các chất có tính chất kích ứng thì gây nên phản ứng dị ứng và bị lên cơn hen suyễn. Người ta cũng đề cập đến hen suyễn dễ gặp ở những người có cơ địa dị ứng như: viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay, bệnh viêm da dị ứng, bệnh tổ đĩa, bệnh chàm.

Đối với người cao tuổi, do đặc điểm sinh lý đã dần dần thay đổi, mọi chức năng sinh lý đã bắt đầu hoặc đã suy giảm, trong đó chức năng sinh kháng thể suy giảm rõ rệt nên dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng, dễ bị kích ứng với tác nhân lạ như: bụi bẩn, khói thuốc, khói bếp, thời tiết thay đổi, lông một số động vật nuôi trong nhà như: chó, mèo; một số ký sinh trùng như: mạt, mò, nấm mốc… Một số thực phẩm cũng có thể kích thích gây nên cơn HS hoặc làm cho bệnh hen suyễn tăng lên như: tôm, cua, mắm tôm. Ngoài ra, một số thuốc có tác dụng phụ là gây bệnh hen hoặc làm cho bệnh hen tăng lên như một số thuốc điều trị bệnh về khớp, thuốc điều trị tăng huyết áp (atenolol…).


Tuy chiếm số lượng không nhiều nhưng hen suyễn ở người lớn tuổi thường khó chẩn đoán. Ảnh minh họa

Tuy chiếm số lượng không nhiều nhưng hen suyễn ở người lớn tuổi thường khó chẩn đoán. Ảnh minh họa

Triệu chứng thường thấy ở người cao tuổi bị bệnh hen

Cơn hen phế quản là triệu chứng chính của bệnh hen. Triệu chứng báo trước thường là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt hoặc đỏ mắt, ho khan vài tiếng, có khi buồn ngủ. Ở giai đoạn đầu, khó thở chậm, khó thở ra, có tiếng cò cử mà người ngoài cũng nghe thấy. Khó thở tăng dần, phải tỳ tay vào thành giường để thở, mệt nhọc, toát mồ hôi, tiếng nói bị ngắt quãng. Cơn khó thở kéo dài 10-15 phút, có khi hàng giờ hoặc liên miên cả ngày không dứt. Cơn khó thở giảm dần và kết thúc là một trận ho và khạc đờm, đờm có màu trong quánh và dính, càng khạc được nhiều càng dễ chịu. Hết cơn bệnh nhân nằm ngủ được. Cơn hen thường xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết hoặc khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích phát cơn hen.

Dễ nhầm bệnh hen với các bệnh khác ở người cao tuổi

Bệnh hen là bệnh hay gặp ở bệnh nhân cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh hay bị bỏ sót vì ở người cao tuổi đôi khi khó nhận biết thực sự đây là bệnh hen hay là bệnh tim hoặc bệnh phổi khác.

Người hút thuốc lá thường bị viêm phế quản và khí phế thũng cũng có triệu chứng như hen. Bệnh tim cũng gây ra triệu chứng ở đường hô hấp. Các triệu chứng thông thường của hen như: ho, khò khè, khó thở, nặng ngực có thể bị nhận định sai và cho là do những bệnh khác thường gặp ở tuổi già.

Người cao tuổi cũng không nhạy bén trong việc nhận định các triệu chứng hen, họ cho đó chỉ là triệu chứng thông thường của tuổi già và phớt lờ đi. Do tuổi già, trí óc không còn minh mẫn, diễn tả các triệu chứng không chính xác cũng làm cho các bác sĩ chẩn đoán sai.

Những bệnh có thể lầm với bệnh hen là: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn, khí phế thũng, viêm mũi, xoang, lao phổi, trào ngược dạ dày, bệnh tim (suy tim sung huyết).


Bệnh hen suyễn mạn tính ở người cao tuổi nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng phác đồ, không thường xuyên thì có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như: tâm phế mạn, khí phế thủng, tràn khí màng phổi hoặc nhiễm bệnh lao kèm theo… Ảnh minh họa.

Bệnh hen suyễn mạn tính ở người cao tuổi nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng phác đồ, không thường xuyên thì có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như: tâm phế mạn, khí phế thủng, tràn khí màng phổi hoặc nhiễm bệnh lao kèm theo… Ảnh minh họa.

Lưu ý khi điều trị hen suyễn ở nguời lớn tuổi

Việc điều trị bệnh hen suyễn ở người lớn tuổi cần lưu ý và biết cách xử trí mới có thể kiểm soát bệnh tốt.

Điều lưu ý đầu tiên trong điều trị bệnh hen suyễn ở người lớn tuổi là bác sĩ điều trị phải có kỹ năng tiếp xúc với bệnh nhân lớn tuổi. Bác sĩ phải tư vấn cho bệnh nhân biết tình trạng bệnh của mình và việc tuân thủ điều trị. Vì người lớn tuổi thường kèm theo các bệnh nội khoa. Bệnh nhân sử dụng thuốc hen thường xảy ra tác dụng phụ. Khi đó, bệnh nhân có tâm lý sợ, thường bỏ điều trị. Do đó, bác sĩ cần giải thích rõ tác dụng phụ cho bệnh nhân trước khi điều trị. Đồng thời, người nhà cũng cần theo dõi việc điều trị hen tại nhà của bệnh nhân. Tránh trường hợp bệnh nhân ngừng thuốc đột ngột.

Thứ hai là người lớn tuổi thường sử dụng thuốc xịt sai kỹ thuật. Trong khi đó, thao tác sai cũng khiến thuốc không thể vào được cơ thể. Vì vậy, đòi hỏi bác sĩ có kỹ năng hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.

Một điều rất khó khăn trong việc sử dụng thuốc điều trị hen suyễn cho người lớn tuổi là vì họ bị nhiều bệnh nền và sử dụng nhiều thuốc chữa bệnh như tim mạch, xương khớp, cườm nước, viêm đa khớp dạng thấp…Trong khi đó tất cả các loại thuốc đều ảnh hưởng với nhau, khiến cơn hen có thể bùng phát đột ngột. Khi điều trị, bệnh nhân nên được hỏi về tất cả các loại thuốc đang sử dụng từ thuốc nhỏ mắt tới các loại thuốc có thể có tương tác. Các yếu tố viêm khớp, yếu tim, giảm thị lực, và lưu lượng khi hít vào giảm nên được xem xét để chọn ống hít cho bệnh nhân lớn tuổi.

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Top