Bệnh không lây nhiễm (2): Phát hiện sớm và phòng bệnh tăng huyết áp
GiadinhNet - Tăng huyết áp nguy hiểm bởi nó không chỉ có thể gây chết người mà còn để lại các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ trong 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Đặc biệt, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim làm cho hàng trăm nghìn người bị tử vong, liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm.
Các biến chứng thường gặp nhất ở bệnh tăng huyết áp là: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, xuất huyết não, nhũn não, mờ mắt, phình hoặc phình tách thành động mạch, các bệnh động mạch ngoại vi… Những biến chứng này có ảnh hưởng lớn đến người bệnh, gây tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất đối với gia đình bệnh nhân và xã hội.
Phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp có diễn biến thầm lặng, ít có những biểu hiện rõ ràng nhưng những biến chứng mà nó đem lại thì lại rất nặng nề. Nhiều người khi đi khám phát hiện tăng huyết áp nhưng trước đó không hề nhận thấy dấu hiệu nào. Bởi thế nên tăng huyết áp còn được gọi là "kẻ giết người thầm lặng".
Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu dưới đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cẩn thận: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ mức độ nhẹ, hoa mắt, cảm giác "ruồi bay"... Tùy bệnh nhân mà các triệu chứng này có thể dữ dội hơn, có thể đau vùng tim, giảm thị lực, người bệnh thở gấp, mặt đỏ bừng tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt hoảng. Những nhận biết này có thể giúp bệnh nhân phát hiện sớm bệnh cũng như đánh giá đúng mức độ, tình trạng bệnh của mình để khám và điều trị kịp thời.

Đo huyết áp thường xuyên là biện pháp đơn giản nhất và quan trọng nhất để phát hiện sớm tăng huyết áp. Ảnh minh họa
Phòng bệnh tăng huyết áp thế nào?
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp như: tuổi cao, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, khẩu phần ăn không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều chất béo), ít hoạt động thể lực, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống... Phần lớn những yếu tố nguy cơ này có thể kiểm soát được nếu có hiểu biết đúng và biết cách phòng tránh.
Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì
Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng tăng huyết áp. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to (với vòng thắt lưng >85cm ở nữ và >98cm ở nam) cũng có nhiều khả năng bị tăng huyết áp. Vì vậy, cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên, ít nhất là 30 phút hầu hết các ngày trong tuần có thể làm giảm HA của bạn từ 4-9mmHg. Nếu bạn có tiền tăng HA, tập thể dục có thể giúp bạn tránh bệnh tăng HA thực sự. Các môn tập thể dục tốt nhất để làm giảm HA bao gồm đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội hoặc khiêu vũ. Nếu không có 30 phút liên tục để tập thể dục thì có thể tập 10-15 phút/lần, vài lần mỗi ngày.
Chú ý thực phẩm chế biến sẵn
Theo khuyến cáo của bác sĩ, người bị cao huyết áp chỉ nên cung cấp lượng muối trong khoảng 2.000 mg hoặc ít hơn trong một ngày. Trong khi đó, thực phẩm chế biến sẵn rất nhiều muối. Đó là lý do tại sao bạn cần gạch bỏ đồ ăn chế biến sẵn ra khỏi thực đơn hàng ngày.

Kiểm soát cân nặng, để giảm nguy cơ béo phì, có thể tác động đến việc huyết áp tăng cao. Ảnh minh họa
Bỏ thói quen xấu
- Ngưng hút thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
- Bớt uống rượu: uống nhiều rượu dễ làm tăng huyết áp.
- Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng, ngủ ít nhất 7 giờ/ngày và đúng giờ. Nên tự tạo cho bản thân một cuộc sống hài hòa vui vẻ.
Ăn nhiều rau
Nhiều nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn chứa càng nhiều kali thì huyết áp càng thấp. Các chuyên gia sức khỏe khuyên nên ăn nhiều rau quả chứa hàm lượng lớn kali sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Nói không với caffeine
Caffeine khiến huyết áp tăng cao đột ngột. Bạn không cần phải hoàn toàn từ bỏ thói quen nhâm nhi cà phê sáng ngay lập tức, nhưng phải cố gắng hạn chế lượng caffeine cung cấp cho cơ thể từ cà phê, trà, soda, nước uống thể thao và chocolate.
Ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả và các sản phẩm từ sữa ít chất béo và chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm HA của bạn lên tới 14mmHg. Bổ sung thêm kali bằng cách ăn 3-5 trái chuối chín hàng ngày.
Giảm natri (muối) trong chế độ ăn uống: Chỉ cần giảm chút ít natri trong chế độ ăn uống của bạn có thể làm giảm HA từ 2-8mmHg. Hạn chế lượng muối dưới 2.300mg (tương đương 1 muỗng cà phê muối) mỗi ngày. Ít ăn thực phẩm chế biến và đóng hộp.
Bỏ hút thuốc lá
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe trong nhiều mặt, kể cả bệnh tăng huyết áp. Chỉ số huyết áp sẽ bị rối loạn ngay sau khi bạn hút một điếu thuốc. Lên kế hoạch cai thuốc lá và thực hiện nghiêm ngặt là điều cấp thiết bạn nên làm để bảo vệ sức khỏe của mình.
Ăn nhiều việt quất
Theo báo cáo trên Tạp chí PLOS One của Mỹ, quả việt quất có hiệu quả tích cực trong việc cải thiện chế độ ăn giàu chất béo, giảm ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe bệnh nhân cao huyết áp.
Lily (th)

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 1 ngày trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả
Y tế - 1 ngày trướcTừ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 3 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 3 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 3 ngày trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 4 ngày trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tếGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.