Bệnh mạch vành gây biến chứng nguy hiểm
Trong số các bệnh lý về tim mạch, bệnh mạch vành là nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao. Điều đáng lo ngại là bệnh xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ ở những người cao tuổi mà ngay những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ cao đối diện với bệnh lý này.
Nguyên nhân gây mạch vành
Bệnh mạch vành xảy ra do sự lắng đọng cholesterol trong máu gây tổn thương lớp lót trên thành mạch khiến vùng này bị viêm mãn tính. Khi bị viêm, cơ thể sẽ tự sản sinh phản ứng viêm khiến cho một lượng lớn tiểu cầu và các tế bào miễn dịch được huy động về đây để làm liền cho vết thương.
Theo thời gian, các tế bào này sẽ kết dính với calci và cholesterol tạo nên mảng xơ vữa ở trên thành mạch. Các mảng này có thể bong lên hoặc dày hơn rồi lại làm tổn thương động mạch. Không những thế, khi các mảng ấy nứt vỡ chúng còn tăng dần về kích thước và tạo thành các cục máu đông gây cản trở dòng máu. Đến lúc đạt kích thước đủ lớn, nó khiến cho toàn bộ mạch vành bị tắc nghẽn và kết quả chính là cơn nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, bệnh mạch vành cũng có thể có nguyên nhân không phải do xơ vữa: Bệnh này thường hiếm gặp. Các bệnh lý nhóm này bao gồm các bệnh lý bẩm sinh liên quan đến động mạch vành, dị dạng, rò, sai chỗ xuất phát... Các bệnh viêm nhiễm động mạch vành như bệnh Kawasaki, bệnh tắc động mạch vành do cục tắc từ nơi khác bắn đến, co thắt động mạch vành không liên quan xơ vữa...
Biểu hiện của bệnh mạch vành
Cơn đau thắt ngực là dấu hiệu thường gặp và là triệu chứng điển hình của bệnh động mạch vành. Đau có thể sau xương ức, giữa ngực thoáng qua, gây khó thở nhưng có khi thắt chặt, nặng, tức, khó chịu trong lồng ngực. Đau lan lên vai, cằm, chi trên, sau lưng. Cơn đau thường xuất hiện lúc gắng sức hoặc xúc động, giảm hơn khi nghỉ hoặc dùng thuốc giãn mạch vành. Thời gian cơn đau xuất hiện thường ngắn, 10 – 30 giây hoặc vài phút. Một số trường hợp, cơn đau kéo dài trên 15 phút, không có dấu hiệu thuyên giảm thì có khả năng đã bị nhồi máu cơ tim.

Cơn đau thắt ngực là dấu hiệu thường gặp và là triệu chứng điển hình của bệnh động mạch vành.
Các dấu hiệu khác có thể xảy ra với bệnh động mạch vành, bao gồm: người bệnh thấy hồi hộp, hụt hơi, thường xuyên chóng mặt, mệt mỏi, mệt ở ngực, buồn nôn, khó thở, vã mồ hôi.
Bệnh mạch vành gây biến chứng nguy hiểm
Bệnh mạch vành có khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Đột tử: khoảng 30 % – 50% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp bị đột tử trước khi đến bệnh viện; Bệnh suy tim: do thiếu máu cục bộ cơ tim kéo dài hoặc sau nhồi máu cơ tim, làm tim to, co bóp kém, hở van tim; Hở van tim nặng do đứt dây chằng van tim, sa lá van... Cuối cùng làm cho tim ngày càng to ra và suy tim tiến triển nặng thêm; Rối loạn nhịp tim, nguy hiểm hơn là nhịp nhanh thất hoặc rung thất đưa đến đột tử.
Phương pháp điều trị bệnh mạch vành
Có 3 phương pháp điều trị:
Điều trị nội khoa: Đây là phương pháp điều trị xuyên suốt, bệnh nhân phải thay đổi lối sống, hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, đồng thời uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ (thuốc kháng kết tập tiểu cầu là nguyên nhân gây huyết khối, thuốc chống đau ngực, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu…). Song song đó điều trị nhóm nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành như tiểu đường, tăng huyết áp.
Phẫu thuật nong, đặt sten: Nếu bệnh nhân bị bệnh động mạch vành cấp thì sẽ tiến hành phẫu thuật nong, đặt stent động mạch vành nhằm tái thông dòng chảy, phương pháp này phải được thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa.
Mổ bắc cầu động mạch vành: Để tái thông mạch máu bị tắc.
Lời khuyên bác sĩ
Để phòng tránh bệnh mạch vành chính là phòng tránh các xơ vữa và điều trị các bệnh lý là nguyên nhân gây bệnh mạch vành. Thay đổi lối sống chính là điều kiện tiên quyết để phòng bệnh hiệu quả, như bỏ thuốc lá, tập thể dục thường xuyên tối thiểu 30 phút mỗi ngày, giảm rượu bia và chất kích thích, điều trị các bệnh tiểu đường, huyết áp, thận mạn…
Nếu gặp những cơn nhức đầu cấp tính, lặp lại nhiều lần người bệnh cần phải nghĩ ngay đến căn bệnh mạch vành hoặc tai biến mạch máu não và phải đến ngay bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Tất cả người dân, đặc biệt là nam giới sau 50 tuổi và nữ giới sau mãn kinh nên đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần, những người có tiền sử gia đình bị bệnh mạch vành, người béo phì…cũng nên đi khám thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
BS. Nguyễn Phương Lan

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.