Bệnh nhân mắc Omicron tái nhiễm chỉ sau 15 ngày, BS khuyến cáo một quan niệm hết sức sai lầm
Có trường hợp trong gia đình có nhiều F0, người còn lại là F1 cố tình "thả" để nhiễm với tâm lý "trước sau cũng mắc Covid-19, nếu mắc chủng mới Omicron rồi sẽ không mắc lại".
Omicron hiện là biến chủng lưu hành chính tại Hà Nội. Nhiều người dân có suy nghĩ nếu đã mắc biến chủng này khả năng tái nhiễm sẽ thấp, dẫn đến tâm lý chủ quan sau khi khỏi bệnh.
Chiều 14/3, chia sẻ với PV, BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, gần đây nhiều người dân đang có tâm lý chủ quan khi cho rằng đã mắc biến thể Omicron sẽ ít có khả năng tái nhiễm nên có hiện tượng chủ quan.

BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn
Theo BS Hường hiện tại, có trường hợp trong gia đình có nhiều F0, người còn lại là F1 cố tình "thả" để nhiễm với tâm lý "trước sau cũng mắc Covid-19, nếu mắc chủng mới Omicron rồi sẽ không mắc lại". Nhưng theo bác sĩ Hường: "Đây là quan điểm hết sức sai lầm".
"Thời gian gần đây, Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận khoảng hơn 10 trường hợp tái nhiễm. Bệnh nhân có thể tái nhiễm trong vòng 1 tháng, cá biệt có trường hợp chỉ 15 ngày sau, bệnh nhân đã tái nhiễm", bác sĩ Hường nói.
BS Hường cho biết thêm, tái nhiễm có 2 trường hợp, có thể bệnh nhân trước đó nhiễm chủng Delta sau đó được tiêm vắc xin sinh ra tâm lý chủ quan. Nhưng người này lại tiếp tục tái nhiễm với chủng mới - Omicron.
Trường hợp thứ 2, người dân đã nhiễm chủng Omicron nhưng vẫn tái nhiễm Omicron nhưng với nhánh khác.
Theo đó, Omicron gồm 3 nhánh BA.1, BA.2, BA.3, chủng gốc BA.1 đã lan rộng trên toàn thế giới từ tháng 11/2021. Tới nay, chủng BA.2 đã dần thay thế, trở thành biến thể chiếm ưu thế ở nhiều nước. Người từng nhiễm chủng ban đầu của Omicron, BA.1, sau đó có thể nhiễm tiếp chủng BA.2.
"Tỷ lệ tái nhiễm ở thời điểm này, tôi thấy với Omicron rất là cao", bác sĩ Hường khuyến cáo.

"trước sau cũng mắc Covid-19, nếu mắc chủng mới Omicron rồi sẽ không mắc lại". Nhưng theo bác sĩ Hường: "Đây là quan điểm hết sức sai lầm".
Tất cả các đối tượng, từ trẻ đến già, nếu có tiếp xúc nguồn lây đều có thể tái nhiễm. Nhưng đối tượng có nguy cơ tái nhiễm cao là người già bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh lý nền và trẻ chưa được tiêm vắc xin. Cá biệt tái nhiễm có thể gặp người trẻ vì vậy người dân không thể chủ quan. Biến chủng liên tục thay hình đổi dạng, thay tính chất miễn dịch, cơ thể không nhận diện được sẽ nhiễm lại.
“Theo nghiên cứu nhiễm lần 2 thường nặng hơn. Bên cạnh đó, dù Omicron biểu hiện thường không nặng như chủng Delta nhưng thời gian tái nhiễm càng ngắn sẽ làm bệnh nhân mệt mỏi, kéo theo đó thời gian hậu Covid-19 dài hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể”, bác sĩ Hường phân tích.
Vì vậy, bác sĩ Hường cho rằng, F0 khỏi bệnh sẽ có kháng thể để chống lại sự xâm nhập virus SARS-CoV-2, tuy nhiên, nếu kháng thể không đủ mạnh, người khỏi bệnh lại chủ quan không tuân thủ 5K, khi tiếp xúc một F0 khác mang biến chủng mới sẽ có nguy cơ tái nhiễm.
Người đã tiêm vắc xin hay đã bị nhiễm vẫn phải thực hiện tốt 5K sau khi khỏi bệnh, tự theo dõi sức khỏe bản thân để đảm bảo mình không bị nhiễm và không phải trung gian lây nhiễm cho người khác.
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng ho, sốt, mệt mỏi… cần thực hiện test nhanh để kiểm tra về khả năng tái nhiễm.

Bệnh viện E ứng dụng công nghệ phổ và AI: Dự đoán chính xác bệnh tim mạch, ung bướu và thần kinh
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Người đàn ông 49 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị u tuyến giáp đi khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi.

Bí quyết đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch dịp 30/4 - 1/5 sắp tới
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, khám phá những vùng đất mới sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuyến đi thật trọn vẹn, nên lên kế hoạch chu đáo và đừng quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trong suốt chuyến đi. Dưới đây là một số bí quyết giúp giữ gìn sức khỏe khi đi du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới:

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Thấy bất thường ở ngực, người phụ nữ 38 tuổi ở Hà Nội đi khám bất ngờ phát hiện khối u hiếm gặp
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - U diệp thể tuyến vú thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trưởng thành. Đặc điểm lâm sàng của bệnh như: Khối không đau, phát triển nhanh, kích thước trung bình 3-5cm.

Người bệnh thoái hóa khớp gối tập luyện thế nào cho phù hợp?
Sống khỏe - 20 giờ trướcTập thể dục có thể ngăn ngừa thoái hóa sụn, mất xương, ức chế viêm, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho khớp ở người thoái hóa khớp gối…

Uống sữa vào buổi sáng hay buổi tối tốt hơn? 7 nhóm người này không nên uống sữa
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Làm thế nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa? Uống sữa như thế nào để không gây hại cho cơ thể? Những ai không nên uống sữa?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 1 ngày trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 1 ngày trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.