Bệnh nhân thứ 2 được chữa khỏi ung thư phổi giai đoạn cuối
Bà Tannaz Ameli, 64 tuổi, ở bang Minnesota (Mỹ), không còn dấu hiệu ung thư sau khi phẫu thuật ghép phổi kép.
Bà Ameli, y tá đã nghỉ hưu, là một người không hút thuốc, bị ho mạn tính vào cuối năm 2021. Bà được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn 4. Phương pháp hóa trị không đem lại hiệu quả, bệnh viện đề nghị bà chuyển tới khu chăm sóc cuối đời.
Theo Daily Mail , vợ chồng bà Ameli không chịu bỏ cuộc. Sau khi ghép phổi kép, bà không cần điều trị thêm. Các bác sĩ của Northwestern Medical đã áp dụng kỹ thuật mổ mới để loại bỏ ung thư đồng thời giảm thiểu nguy cơ lây lan.

Bà Ameli (trái) và ông Khoury được ghép phổi kép. Ảnh: Northwestern Medicine
Tiến sĩ Ankit Bharat, Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực của Northwestern Medicine, thông tin các bác sĩ thường không cấy ghép phổi cho bệnh nhân ung thư ở giai đoạn 4. Tuy nhiên, trong trường hợp ông Khoury và bà Ameli, ung thư không lan ra ngoài phổi.
Đây là một đặc điểm hiếm gặp đối với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4. Điều đó cho phép ca cấy ghép loại bỏ hoàn toàn căn bệnh.
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở Mỹ (120.000 ca mỗi năm). Ước tính có khoảng 240.000 trường hợp sẽ được phát hiện vào năm 2023.
Trước đó, ông Albert Khoury, 54 tuổi, cũng phẫu thuật thành công vào năm 2021 tại hệ thống y tế Northwestern Medicine. Đầu năm 2020, ông bắt đầu bị đau lưng, hắt hơi, ớn lạnh và ho ra chất nhầy. Ban đầu, ông nghĩ mình mắc Covid-19 nhưng rồi ông ho ra máu.
Ông Khoury sau đó được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn 1, nhưng đại dịch khiến ông không thể bắt đầu điều trị ngay lập tức.
Trong vòng vài tháng, căn bệnh đã phát triển đến giai đoạn 2. Mặc dù đã trải qua nhiều đợt hóa trị, tình trạng của ông tiếp tục xấu đi, cuối cùng chuyển sang giai đoạn 4.
"Các bác sĩ tại các hệ thống y tế khác nói rằng tôi không có cơ hội sống sót", ông Khoury nhớ lại. Sau đó, em gái của ông xem một bản tin về việc tiên phong ghép phổi cho bệnh nhân Covid-19 tại Northwestern Medicine và đã thuyết phục ông đặt lịch hẹn.
Lúc này, ông Khouri bị viêm phổi, nhiễm trùng huyết và được đặt máy thở trong phòng chăm sóc đặc biệt. Khi tình trạng của ông xấu đi, các bác sĩ bắt đầu xem xét ca phẫu thuật.
Ung thư không di căn - hoặc lan sang các vùng khác nhau của cơ thể - khiến hy vọng ghép phổi kép trở nên khả thi. Theo đó, cả hai lá phổi bị ung thư của người bệnh sẽ được thay thế bằng hai lá phổi mới trong một lần phẫu thuật.
Kỹ thuật cấy ghép trước đây có nguy cơ làm lây lan tế bào ung thư giữa lá phổi cũ và phổi mới khi chỉ thay thế một lá phổi.
Các bác sĩ đã phải hết sức cẩn thận trong suốt cuộc phẫu thuật kéo dài 7 tiếng đồng hồ, không để bất kỳ tế bào ung thư nào tràn từ lá phổi cũ của ông Khoury vào khoang ngực hay máu. Bất kỳ tế bào ung thư nào lan ra ngoài đều có thể gây ung thư ở những nơi khác trong cơ thể.
Mười tám tháng sau, không có dấu hiệu ung thư nào trong cơ thể bệnh nhân Khoury và ông đã có thể trở lại làm việc. Ông nói: "Cuộc đời tôi đi từ con số không đến con số 100. Bạn đã không nhìn thấy nụ cười này trên khuôn mặt tôi trong hơn một năm, nhưng bây giờ tôi không thể ngừng cười”.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 12 phút trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 triệu chứng mỡ nội tạng dư thừa và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ
Sống khỏe - 28 phút trướcGĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 3 giờ trướcĂn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 8 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt
Sống khỏe - 9 giờ trướcLá lốt không chỉ là gia vị thơm ngon trong ẩm thực Việt Nam, mà còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý khác nhau.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.