Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có dẫn đến ung thư không?

Thứ hai, 07:55 06/03/2023 | Sống khỏe

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược axit xảy ra thường xuyên. Người bệnh có cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng.

1. Ai có thể mắc trào ngược dạ dày thực quản ?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến, xảy ra ở 10-20% người lớn. Bệnh cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Đây là hiện tượng xảy ra do cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả khiến các thành phần của dịch dạ dày, bao gồm axit dạ dày (HCI) trào ngược vào phần dưới thực quản. Trong khi dạ dày có một lớp niêm mạc bảo vệ khỏi axit thì thực quản lại không có chức năng này. Điều này có nghĩa là axit có thể gây ra tổn thương cho các mô trong thực quản.

Những người có thể dễ mắc trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: Thường xuyên ăn quá no; Hút thuốc lá, thuốc lào; Uống rượu bia; Sử dụng nhiều thực phẩm kích thích dạ dày như: gia vị, dầu mỡ, cà phê, nước ngọt, socola…;Người thừa cân béo phì; Mang thai; Hen suyễn ; Đái tháo đường ; Cơ địa dạ dày chậm tiêu hóa; hoặc người phải dùng các loại thuốc như thuốc kháng histamine, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc giảm đau, thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có dẫn đến ung thư không? - Ảnh 1.

Hình ảnh dạ dày khỏe mạnh và trào ngược dạ dày thực quản

2. Biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản

Khi mắc trào ngược dạ dày thực quản người bệnh có biểu hiện ợ nóng (cảm giác nóng rát thượng vị); Cảm giác chua hoặc đắng miệng; Ợ ngược thức ăn hoặc chất lỏng từ dạ dày lên cổ họng; Tức ngực, đau ngực; Nuốt nghẹn (khó nuốt); Đau họng; Khan tiếng; Buồn nôn hoặc nôn; Hơi thở hôi; Ho khan dai dẳng…

Tuy nhiên, có một vài triệu chứng không thể khẳng định đã bị trào ngược dạ dày thực quản, nó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý khác. Do đó, khi có biểu hiện nghi ngờ cần đến cơ sở y tế để kiểm tra, không được tự ý dùng thuốc, điều trị tại nhà.

3. Trào ngược dạ dày thực quản có tiến triển thành ung thư không?

Nhiều người có biểu hiện ợ chua, nóng rát thượng vị rất lo lắng và cho rằng liệu đây có phải biểu hiện của ung thư đường tiêu hóa. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có tiến triển thành ung thư không?

Thực tế cho thấy, trào ngược dạ dày thực quản kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tuyến – một trong hai loại ung thư thực quản chính.

Trào ngược dạ dày thực quản mạn tính có thể dẫn đến tình trạng Barrett thực quản. Đây là tình trạng các tế bào phần dưới của thực quản bị ảnh hưởng, được thay thế bằng các tế bào bất thường. Các tế bào này không phải ung thư, nhưng chúng có thể phát triển thành tế bào tiền ung thư.

Những người bị cả trào ngược dạ dày thực quản và Barrett thực quản sẽ có nhiều khả năng bị ung thư thực quản hơn những người chỉ bị trào ngược dạ dày thực quản.

Mặc dù rủi ro từ trào ngược dạ dày thực quản tiến triển thành ung thư là nhỏ, nhưng việc kiểm soát và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản là rất cần thiết để hạn chế nguy cơ ung thư, cũng như tránh một số biến chứng có thể xảy ra. Các biến chứng có thế là Viêm thực quản: gây đau khi nuốt, có thể có xuất huyết; Loét thực quản: gây chảy máu, đau, nuốt khó, vết loét chậm lành, dễ bị tái phát, thường gây hẹp sau khi hồi phục; Hẹp thực quản: gây khó nuốt, bệnh tiến triển dần dần; Các vấn đề về hô hấp; Mòn men răng, bệnh nướu răng và các vấn đề răng miệng khác,…

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có dẫn đến ung thư không? - Ảnh 2.

Trào ngược dạ dày thực quản kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tuyến.

4. Cần làm gì?

Nếu có biểu hiện ợ nóng, chúng ta có thể cải thiện bằng cách thay đổi thói quen ăn uống hay sử dụng thuốc không kê đơn. Nhưng đối với trường hợp trào ngược dạ dày thực quản thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm soát và làm giảm triệu chứng.

Việc điều trị bao gồm uống thuốc hoặc có thể phẫu thuật nếu cần và điều quan trọng người bệnh cũng cần phải thay đổi lối sống cụ thể: Cần giảm cân nếu bị thừa cân/béo phì; Bỏ thuốc lá, thuốc lào; Bỏ rượu bia; Tránh thực phẩm gây kích thích: sô cô la, bạc hà, cà phê, thức uống có ga, thức ăn mặn và nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu chất béo, thức ăn cay, cà chua, hành tây sống, nước ép trái cây họ cam quýt…

Ngoài ra, người bệnh cần ăn đủ protein và chất xơ; Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, tránh ăn quá no, đặc biệt là buổi tối; Chia nhỏ bữa ăn trong ngày; Ăn chậm nhai kỹ; Chỉ nên nằm xuống sau khi ăn ít nhất 2-3 tiếng; Nâng cao đầu giường khoảng 10-15 cm; Tránh mặc quần áo bó sát hoặc nịt bụng; Hạn chế căng thẳng, lo lắng; Một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý không chỉ giúp kiểm soát và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản mà còn giúp bệnh nhanh khỏi, tránh tái phát.


BS CKI. Nguyễn Văn Thông
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Sống khỏe - 43 phút trước

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Sống khỏe - 48 phút trước

Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 13 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 16 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 18 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Sống khỏe - 18 giờ trước

Khám phá những câu chuyện thực tế từ các bậc phụ huynh Việt về hành trình tạo dựng và duy trì 'Smart Habit – Thói quen thông minh' cho con, vì một tương lai với nụ cười khỏe mạnh.

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Sống khỏe - 18 giờ trước

Vừa qua, GSK tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE) trong tháng 10 và tại Việt Nam cùng với sự phối hợp của Tổng Hội Y học Việt Nam vào tháng 11/ 2024.

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ phát hiện tăm tre xuyên thành dạ dày vào khoang sau phúc mạc của bệnh nhân.

Top