Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh viêm não nguy hiểm "tấn công" người dân Hà Nội

Thứ tư, 13:37 29/06/2016 | Y tế

GiadinhNet – Trong một tuần, Hà Nội ghi nhận tới 6 ca viêm não. Đây là bệnh có diễn biến nặng, tỷ lệ di chứng và tử vong cao.

Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết, tính đến ngày 25/6, Hà Nội ghi nhận 9 trường hợp viêm não Nhật Bản. Số mắc gia tăng nhanh trong tuần qua với 6 ca bệnh.

Trước nguy cơ gia tăng các ca bệnh viêm não Nhật Bản, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và trung tâm y tế cấp quận huyện xã tăng cường giám sát dịch tại các bệnh viện và cộng đồng, kịp thời phát hiện các ca mắc để khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch.


Hà Nội đã có 9 ca viêm não Nhật Bản. Ảnh minh họa

Hà Nội đã có 9 ca viêm não Nhật Bản. Ảnh minh họa

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh có nguy cơ mắc trong mùa hè, ở mọi lứa tuổi nếu chưa được tiêm vaccine. Đặc biệt gặp phổ biến sở trẻ dưới 15 tuổi, chiếm hơn 90% số ca mắc. Vì thế, Sở Y tế cũng yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cần đôn đốc các đơn vị tổ chức tiêm vaccine viêm não Nhật Bản an toàn, đạt tỷ lệ theo quy định.

Theo đó, mũi vaccine ngừa viêm não Nhật Bản được tiêm đầu tiên khi trẻ đủ một tuổi; Mũi 2: Sau mũi một từ một đến 2 tuần; Mũi 3: Sau mũi 2 là một năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. ​Với trẻ lớn trên 5 tuổi mà chưa từng được tiêm vaccine thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản với khoảng cách các mũi tương tự như trên.

Sở Y tế yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế tham gia khám phát hiện sớm, điều trị ca bệnh viêm não Nhật Bản, hạn chế thấp nhất tử vong.

Bên cạnh đó, người dân cần chú ý vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu; nên ngủ màn. Cha mẹ lưu ý không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt.

TS Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, viêm não Nhật Bản là bệnh do muỗi truyền, diễn biến nặng, tỷ lệ di chứng và tử vong cao. Ước tính, khoảng 30% bệnh nhân nhập viện tử vong; khoảng 1/3-1/2 trường hợp sống sót bị các di chứng thần kinh và tâm thần nặng nề.

Khi khởi bệnh, bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao kèm theo các dấu hiệu thần kinh như nhức đầu, buồn nôn và nôn. Trẻ co giật, mê sảng, vật vã hoặc li bì, rối loạn thần kinh thực vật (da lúc đỏ lúc xám, vã mồ hôi, mạch nhanh).

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) lưu ý, riêng với vaccine ngừa viêm não Nhật Bản, nếu không tiêm đủ liều hiệu quả bảo vệ rất thấp. Theo đó, nếu chỉ tiêm 1 mũi đầu tiên thì gần như có hiệu lực bảo vệ, tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ 3 mũi thì hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 11 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 11 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 22 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Top