Bệnh viện tỉnh thiếu máu, bác sĩ "cầu cứu" tuyến trên để giải nguy cho bệnh nhân
GiadinhNet - Mắc bệnh nguy hiểm, ông Đ phải truyền máu nhiều lần, cơ thể sinh kháng thể bất thường. Nghĩa là không phải cứ cùng nhóm máu là có thể truyền được cho ông Đ. Ông phải chọn máu.
Ông N.V.Đ (65 tuổi, ở Phú Thọ) bị suy thận mãn, viêm phổi, xuất huyết tiêu hoá đang điều trị ở Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Phú Thọ. Là người có nhóm máu O, vì phải truyền máu nhiều lần, cơ thể ông Đ sinh kháng thể bất thường. Điều này có nghĩa là, không phải cứ cùng nhóm máu là có thể truyền được cho ông Đ, mà nam bệnh nhân này sẽ phải chọn máu phù hợp.
"Không chỉ mắc 3 bệnh nặng, huyết sắc tố của bệnh nhân khi vào viện giảm về còn 45g/l, trong khi ngưỡng bình thường của người khoẻ mạnh là 120g/l, điều này khiến ông rất mệt mỏi, nguy cơ tử vong cao" - BSCK1 Nguyễn Thị Huyền, Giám đốc Trung tâm Huyết học – Truyền máu, BVĐK tỉnh Phú Thọ chia sẻ.

Hàng nghìn người dân Phú Thọ tham gia hiến máu sáng 20/7. Đây là nguồn máu quan trọng, giúp cứu sống nhiều bệnh nhân. Ảnh: Võ Thu
Để có máu truyền cho bệnh nhân, BVĐK tỉnh Phú Thọ phải chọn máu để truyền nhưng với điều kiện có đủ lượng máu để chọn. Đã có lúc Trung tâm Huyết học – Truyền máu tính đến phương án đưa bệnh nhân về Hà Nội điều trị, nhưng bệnh nặng, nhà nghèo, gia đình ông xin ở lại.
Bệnh viện đành gửi mẫu máu của bệnh nhân Đ về Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (Hà Nội) chọn máu "hộ", tìm kiếm hi vọng sống cho bệnh nhân. May mắn, tới chiều 18/7, trong số hàng nghìn đơn vị máu có ở bệnh viện chuyên về máu lớn nhất cả nước, Viện này đã gửi 5 đơn vị máu "ngược" lên Phú Thọ để truyền cho ông Đ.
"Mỗi đơn vị máu sẽ giúp huyết sắc tố bệnh nhân tăng 10g. Với 5 đơn vị máu, chỉ số này của bệnh nhân lên được khoảng ngưỡng 90g/l, nhưng cũng chỉ duy trì được 1 tháng nếu đáp ứng tốt. Trong trường hợp diễn tiến xấu hơn, bệnh nhân phải tiếp tục truyền máu, lo nhất là lấy máu ở đâu…" – BS Huyền chia sẻ.
Nỗi lo lắng của BS Huyền là có cơ sở bởi tại bệnh viện này, vào hè, tình trạng thiếu máu xảy ra. Là nơi cung cấp máu cho toàn tỉnh và một số tỉnh lân cận như Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc nên nhu cầu máu, các chế phẩm từ máu của BVĐK tỉnh Phú Thọ rất lớn, khoảng 30.000 đơn vị.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bệnh viện cũng đủ máu để cấp cho người bệnh. Có thời điểm bệnh viện thiếu máu trầm trọng, như trước Tết Nguyên đán, trước ngày khai giảng năm học mới, nhất là nhóm máu O và A. Bệnh viện phải gọi hỗ trợ từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, vận động người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế hiến máu 2 lần/năm để có nguồn dự trữ khám chữa bệnh.
Ở Trung tâm Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện ĐK tỉnh Phú Thọ điều trị khoảng 300-400 bệnh nhân mắc tan máu bẩm sinh. Trung bình mỗi bệnh nhân điều trị khoảng 7-10 ngày.
Nằm điều trị tại đây đã được vài ngày, bé Nguyễn Đức Mạnh, ở Cẩm Khê, Phú Thọ tỏ ra mệt mỏi. Cậu bé 7 tuổi sắp lên lớp 2 sở hữu da mặt vàng ệch, mai mái, mũi tẹt, gương mặt điển hình của căn bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh), căn bệnh cần truyền máu cả đời, sống nhờ bằng máu người khác.
Mạnh được phát hiện bệnh từ khi 9 tháng tuổi. Từ đó đến nay, cứ mỗi tháng một đợt, vợ chồng anh Vũ lại bế con từ Cẩm Khê xuống Việt Trì để truyền máu, thải sắt.

Bé Mạnh chuẩn bị được truyền máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Võ Thu
"Nếu bệnh viện đủ thuốc thải sắt, con sẽ điều trị trong khoảng 1 tuần kèm giải độc gan, nếu không thì chỉ 3 ngày, truyền máu xong bố con lại bồng bế nhau về quê", anh Vũ tâm sự.
Mạnh là con út của anh Vũ, có nhóm máu B - nhóm máu chỉ nhận của người cùng nhóm, hoặc người có nhóm máu O. Là nhóm máu phổ biến chỉ sau nhóm O, lượng người cần truyền nhóm máu B cũng rất lớn. Bố con anh Vũ cũng nhiều lần "đánh vật" vì thiếu máu truyền.

Nhóm máu B - nhóm máu chỉ nhận của người cùng nhóm, hoặc người có nhóm máu O. Ảnh: Võ Thu
"Con mang bệnh nên gần 7 năm nay, cả gia đình tôi coi như "sống chung" với tan máu bẩm sinh. Mỗi khi con thiếu máu, ứ sắt là biết ngay: Da xanh xao, sạm đen, kém ăn, mệt mỏi. Chỉ vài ngày trước cháu chạy nhảy, đến lúc thiếu máu, con chỉ nằm một chỗ, chờ đi viện truyền" – anh Vũ tâm sự.
Nhưng điều khiến ông bố này lo lắng nhất là cứ vào dịp giáp Tết, hoặc dịp nghỉ Hè (tháng 6-7-8), cậu con trai út của anh luôn đối mặt với nguy cơ thiếu máu để truyền.
"Vì thiếu máu, có vài lần tôi đã hiến máu cho con. Khi nào tôi không hiến được phải vận động anh chị em người thân trong gia đình hiến máu. Có thế cháu mới khoẻ hơn được" – người bố trầm ngâm.
Sáng 20/7, khoảng 1.000 người dân Phú Thọ đã tham dự ngày hội hiến máu “Giọt hồng đất Tổ”, đây là sự kiện trong chuỗi hoạt động của chương trình "Hành trình Đỏ" lần thứ VII, với thông điệp "Kết nối dòng máu Việt".
Đây là chương trình vận động hiến máu có quy mô lớn nhất, bắt đầu từ ngày 11/6 đến 28/7 với sự tham gia của 39 tỉnh, thành phố. Năm 2019 cũng là năm đầu tiên chương trình được tổ chức trong thời gian dài nhất, với sự tham gia của nhiều địa phương nhất.
Tính đến ngày 20/7, Hành trình Đỏ đi qua 34 tỉnh, thành phố, trong đó có Phú Thọ, tiếp nhận được hơn 42.000 đơn vị máu.
Võ Thu

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 3 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.