Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí ẩn lời nguyền ở ngôi làng có nghề dát 1 chỉ vàng thành… 1000 miếng duy nhất tại Việt Nam

Thứ ba, 10:00 17/02/2015 | Xã hội

GiadinhNet – Chỉ với những dụng cụ thô sơ nhưng qua bàn tay khéo léo và “kỹ thuật riêng”, người dân Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) có thể dát 1 chỉ vàng thành 1000 miếng nhỏ loại 1cm2. “Công nghệ” này không chỉ góp phần vào kho tàng tinh hoa phong phú của dân tộc mà còn khiến cả thế giới thán phục… Tuy nhiên một điều ít ai ngờ rằng, để trở thành một trong những nghề được nhiều người biết đến như hiện nay, làng dát vàng Kiêu Kỵ đã phải vượt qua một lời nguyền được người xưa để lại.

Nghệ thuật dát vàng “lên ngôi”

Đến làng Kiêu Kỵ vào những ngày cuối năm này, mọi người không khó để được nghe tiếng “chát bụp, bụp chát” phát ra từ những ngôi nhà cao tầng hiện đại, cũng như chứng kiến không khí hối hả của một làng nghề khi Tết đến, Xuân về. Dù đã hẹn trước nhưng phải chờ rất lâu, chúng tôi mới gặp được nghệ nhân Lê Bá Chung, Chủ tịch Hội dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ. Gặp khách, ông chẳng hề câu nệ, cất giọng cười nói vui vẻ. Đưa tay lên phủi bỏ những mạt vàng, bạc và sơn còn vương vãi trên tóc, ông Chung chia sẻ: “Thường vào thời điểm cuối năm là giai đoạn nhiều việc nhất trong năm, hàng trăm đơn hàng từ khắp nơi chuyển đến, trong khi đó, số lượng người làm được việc lại có hạn nên rất vất vả”.

Ông Chung chia sẻ thêm, sử sách có ghi chép lại, Kiêu Kỵ thuộc đất Đông Ngàn, Kinh Bắc ngày xưa (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội), là làng nghề dát vàng bạc truyền thống duy nhất ở Việt Nam có lịch sử trên 500 năm do nghệ nhân Nguyễn Quý Trị truyền dạy. Để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ cần phải trải qua gần 40 công đoạn. Tất cả đều được làm thủ công bằng tay với sự trú tâm, tỉ mỉ, cầu kỳ và hết sức nghiêm túc.

Ông Chung (bên phải) đang giới thiệu với du khách về những sản phẩm dát vàng trên hoành phi, câu đối.

Ông Chung (bên phải) đang giới thiệu với du khách về những sản phẩm dát vàng trên hoành phi, câu đối.

Công đoạn đầu tiên là gia diệp với quy chuẩn 1 chỉ vàng tán ra thành mảnh dài khoảng 1m, chiều ngang 0,7 cm, tiếp đến là cắt quỳ rồi đánh quỳ. Trong đó, đánh quỳ có thể xem là một trong những công đoạn quan trọng nhất của người thợ Kiêu Kỵ, để tạo nên “thương hiệu” có một không hai mà không nơi nào có thể làm được. Những thỏi vàng, bạc được đập dẹt, cắt thành những hình vuông nhỏ khoảng 1 cm2 rồi đặt vào một lá quỳ có cạnh khoảng 4 cm. Lá quỳ nhất thiết phải được làm từ giấy gió (loại giấy làm tranh Đông Hồ) mang về đập dập, sau đó được quét nhiều lần bằng một loại mực chỉ có ở làng Kiêu Kỵ (nhựa thông tươi và mùn cưa sau khi đun lên, lấy bồ hóng trộn với keo da trâu tạo nên loại mực này). Mỗi cái quỳ sẽ có khoảng 600 lớp, mỗi lớp là một mảnh vàng. Sau khi sắp xếp quỳ xong, người thợ sẽ lấy vải diều bâu (loại vải này có ở Nam Định) quấn chặt lại, cho lên đe rồi dùng búa đập lên tập quỳ một cách đều đặn, khéo léo.

Ông Chung cũng cho biết, công đoạn khó và cần sự tỉ mỉ hơn cả là tách quỳ. Công việc này đòi hỏi phải là những người có kinh nghiệm lâu năm đảm nhiệm. Bởi, theo nghệ nhân Chung chỉ cần bất cẩn thở mạnh hay để gió lùa vào khiến tay run rẩy thì những lá vàng, bạc có thể vỡ vụn, bay theo làn gió. Sở dĩ có chuyện này bởi những lá vàng, bạc này thực chất là dạng bột. “Làm công việc tách quỳ, nhiều người còn phải mắc màn ngồi cạnh lò than nóng hổi giữa mùa hè là chuyện bình thường”, ông Chung chia sẻ.

Với nghệ thuật và kỹ thuật dát vàng điêu luyện của mình, trước đây người dân Kiêu Kỵ chỉ đi dát vàng, bạc tại những nơi chùa chiền, miếu mạo… Nhưng những năm gần đây, cùng với sự phát triển của thị trường, nhu cầu của xã hội, nhất là khách du lịch và các công ty chuyên sản xuất đồ mỹ nghệ, kỹ nghệ cũng nhiều hơn, người dân Kiêu Kỵ đã làm ra cả quỳ tân, quỳ thiếc, quỳ bạc song được ưa chuộng nhất vẫn là quỳ vàng. Ông Chung cho biết, nhiều đại gia ở Hà Nội và các tỉnh cũng thuê thợ ở làng Kiêu Kỵ để dát vàng cho những đồ dùng, thậm chí là cả nhà để thêm phần bề thế.

Hiện nay, mốt dát vàng nội thất đang rộ lên trong giới đại gia khiến nhiều đại gia không ngần ngại đầu tư bạc tỷ, thuê thợ về dát vàng toàn bộ ngôi nhà theo kiến trúc hiện đại, để thể hiện đẳng cấp giàu có của mình. Hơn nữa, Kiêu Kỵ được xem là nơi độc quyền về nghề dát vàng ở nước ta nên những đại gia có nhu cầu đều phải tìm đến. Chính vì sự cầu kỳ, tỉ mỉ của các công đoạn cùng với sự đắt giá của nguyên liệu đã khiến nghề dát vàng chỉ phục vụ cho các công trình đền chùa và các đại gia lắm tiền nhiều của. Tâm sự về nghề dát vàng, nghệ nhân Chung cho hay: Vào những năm 80 của thế kỷ trước, tưởng chừng nghề truyền thống của cha ông bị biến mất, mỗi năm chỉ được cấp một vài cân nguyên liệu vàng, bạc. Vì khan hiếm nguyên liệu nên hầu như mọi người đều bỏ nghề. Mãi cho đến cuối những năm 80, bước vào thời kỳ mở cửa, lúc này vàng bạc được cung cấp nhiều hơn nên làng nghề hoạt động trở lại. Và ngày nay, nó trở thành một nghề đòi hỏi kỹ thuật cao và hiếm có.

…Và bí ẩn lời nguyền từ ngàn xưa

Trước đây, người dân làng Kiêu Kỵ cũng đủ kiêu hãnh với những sản phẩm mình làm ra. Có một thời kỳ làng nghề này đã được vua chọn lên để dát vàng ở khắp cung vua, phủ chúa. Hiện nay, Kiêu Kỵ vẫn là làng nghề duy nhất trong cả nước chuyên làm quỳ vàng, quỳ bạc. Bất kể ở đâu, khi bắt gặp những sản phẩm được mạ vàng, bạc những người dân nơi đây cũng cảm thấy kiêu hãnh vì sản phẩm của mình có mặt ở khắp nơi. Người làng Kiêu Kỵ còn tự hào vì đã góp phần “may những chiếc áo vàng” để dát lên những công trình quan trọng trong cả nước như: Quốc Tử Giám, Chùa Bái Đính, Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh… và nhiều khách sạn lớn trong nước.

Ông Chung cho biết, với sự thịnh hành nghề dát vàng như hiện nay, thu nhập của người làm vàng quỳ cũng được tăng lên đáng kể nhưng vẫn phụ thuộc vào từng thời điểm. Có những lúc thu nhập chỉ vào khoảng 5-10 triệu đồng/người/tháng nhưng có thời điểm thu nhập cao ngất ngưởng. Vì giá vàng quỳ phụ thuộc vào giá vàng trên thị trường nên cũng lên xuống thất thường. Tuy vậy, người lao động trong làng vẫn có nguồn thu nhập ổn định từ 5-7 triệu đồng/tháng. Có thể nói, nghề dát vàng đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động ở Kiêu Kỵ và là thứ nghề phụ “hái ra tiền” trong những lúc nông nhàn của nhiều người dân, đặc biệt là những dịp lễ, Tết.

Một bộ sản phẩm dát vàng bạc ở làng nghề Kiêu Kỵ.

Một bộ sản phẩm dát vàng bạc ở làng nghề Kiêu Kỵ.

Mặc dù loại hàng “độc” này chỉ có nơi này làm ra, trong khi nhu cầu đặt hàng rất lớn nhưng được biết, ở Kiêu Kỵ hiện nay chỉ còn lại khoảng 100 gia đình theo nghề với số nghệ nhân đếm chưa hết 10 đầu ngón tay. Chúng tôi chưa kịp thắc mắc về số lượng nghệ nhân lưu giữ làng nghề dát vàng truyền thống ở Kiêu Kỵ quá ít, nghệ nhân Lê Bá Chung đã cất giọng buồn buồn chia sẻ: “Tất cả là do lời nguyền được viết ra ở nhà Tràng (nhà thờ tổ nghề). Theo đó, tất cả những người làm nghề này chỉ được phép lưu truyền “một đời cha, ba đời con”. Đồng thời việc truyền nghề cũng chỉ được truyền dạy cho con dâu, chứ nhất định không được truyền cho con gái. Nếu những ai làm trái với lời nguyền, cũng như đi dạy nghề cho người ngoài nhiều sẽ phải gặp những điều không may, thậm chí các sản phẩm làm ra cũng sẽ không được như ý”.

Cũng theo nghệ nhân Lê Bá Chung, lời nguyền này rất linh nghiệm. Không ít người vì vi phạm lời nguyền đã khuynh gia bại sản, gặp những tai nạn bất ngờ, đành phải chuyển sang nghề khác… Chính vì lời nguyền cộng thêm việc những người trẻ thường không đủ kiên nhẫn, sự tỉ mỉ để theo nghề nên làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ đang có nguy cơ bị mai một, thay bằng những nghề khác nhẹ nhàng hơn, dễ kiếm tiền hơn.

Nghe những lời tâm sự của nghệ nhân Lê Bá Chung, rồi quay sang nhìn những bức tranh, hoành phi câu đối, bức ảnh, cũng như những con nghê, sư tử, ngai vàng, rồng, phượng… được phủ lên lớp vàng bạc một cách khéo léo, tài hoa, giúp chúng như có sắc, có hồn khiến chúng tôi cảm thấy tiếc nuối điều gì đó. Bất giác tôi tự đặt câu hỏi rồi một cảm giác buồn não nề xen lẫn trong tâm trí: Nếu không vượt qua được lời nguyền liệu tinh hoa nghề dát vàng, bạc Kiêu Kỵ sẽ về đâu? Làng nghề Kiêu Kỵ hôm nay giàu có hơn, nhà cửa khang trang hơn, cuộc sống nhộn nhịp hơn. Thế nhưng, âm thanh đánh quỳ quen thuộc lại trở nên vắng dần và có nguy cơ lạc vào quên lãng...Chia tay làng Kiêu Kỵ, chia tay ông Chung, vọng xa chúng tôi vẫn còn nghe đâu đó tiếng giã quỳ trong không khí hối hả của những ngày tết cận kề.

Tuấn Kiệt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Ông Vinh là người trực tiếp ký vào các hóa đơn thu tiền từ người đấu giá, giấy tờ thanh toán công trình do Nguyễn Thị Loan lập khống, dẫn đến ngân sách Nhà nước bị chiếm đoạt.

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Cầu Đống Cao nối liền giữa huyện Ý Yên - Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau hơn 1 năm thi công, các trụ cầu đã nhô khỏi mặt nước, nhiều nhịp cầu đã lắp dầm kết nối.

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ bắt đầu có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ. Dự báo mùa hè năm nay, nắng nóng gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Xe đầu kéo chờ hàng siêu trường xuất phát từ TP Đà Nẵng đến Huế để phục vụ thi công dự án. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng kiểm tra, tài xế không cung cấp được giấy tờ liên quan.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Chính sách học phí đã được HĐND TP Hà Nội thông qua. Theo đó, mức thu học phí năm học 2023-2024 ở Hà Nội là 24.000-217.000 đồng một tháng, giảm gần một nửa so với mức cũ.

Xác minh vụ nhóm người nghi là cán bộ xã say rượu, gây gổ với người dân sau va chạm giao thông

Xác minh vụ nhóm người nghi là cán bộ xã say rượu, gây gổ với người dân sau va chạm giao thông

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Đoạn video ghi lại hình ảnh nhóm người nghi là cán bộ xã có biểu hiện say rượu, đánh người sau va chạm giao thông tại huyện Tân Sơn (Phú Thọ) được lan truyền trên mạng xã hội, khiến nhiều người không khỏi bất bình.

Độc lạ con ngách ở Hà Nội với hàng chục căn nhà 'mặc đồng phục'

Độc lạ con ngách ở Hà Nội với hàng chục căn nhà 'mặc đồng phục'

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Con ngách nhỏ tại quận Tây Hồ, Hà Nội dài chưa đến 100m, thế nhưng lại có hàng chục căn nhà với phần cổng được thiết kế, màu sắc giống nhau, tạo nên sự nổi bật, lạ mắt, thu hút nhiều bạn trẻ tới check in, chụp ảnh.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 29/3/2024

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 29/3/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Nữ công nhân bị hiếp dâm, cướp tài sản tại bãi đất trống

Nữ công nhân bị hiếp dâm, cướp tài sản tại bãi đất trống

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Phát hiện chị A. ngồi một mình gần bãi đất trống, Thái đã dùng dao khống chế rồi thực hiện hành vi hiếp dâm, cướp tài sản.

Đề nghị không cấp đổi giấy phép lái xe nếu chưa nộp phạt xong

Đề nghị không cấp đổi giấy phép lái xe nếu chưa nộp phạt xong

Thời sự - 3 giờ trước

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các tỉnh, thành phố, Phòng CSGT Công an các tỉnh, thành phố yêu cầu giải quyết vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Top