Bi kịch "góp gạo" của nữ công nhân khu công nghiệp
GiadinhNet - “Nhiều trường hợp nạo phá thai xong vứt thùng rác, dân làng nhặt được đem ra nghĩa trang chôn cất. Bây giờ, phòng khám nhiều nên các chị ấy không dại để xảy ra tình trạng như vài ba năm trước đây”. Chúng tôi ám ảnh mãi câu nói của một người bản địa quanh chuyện "nhạy cảm" của những công nhân nữ quanh một khu công nghiệp ở Đông Anh, Hà Nội.
"Nghĩa trang" thai nhi
Đoạn đường thẳng từ đường lớn dẫn vào khu nghĩa trang xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) đã được rải nhựa bằng phẳng nhưng vẫn khiến bất cứ ai viếng thăm đều có cảm giác lành lạnh. Khu nghĩa trang này lẩn khuất sau những vườn ươm dừa tốt um tùm và nằm cách xa khu dân cư cả cây số. Quả thật, giữa cái nghĩa trang rộng lớn vẫn có những ngôi mộ không tên tuổi. Cái thì cỏ mọc um tùm, cái thì trơ tiểu sành, cái còn bát hương, cái không có… Hiu hắt, hoang lạnh đến não lòng.
Mộ nào là của những đứa trẻ xấu số đây? Ông Thính, ở xã Kim Giang người kể cho chúng tôi hiện tượng ấy cũng không thể dám chắc được nấm mộ nào là "sản phẩm" của các nữ công nhân khu công nghiệp. Đề cập chuyện trai gái ở khu trọ “góp gạo thổi cơm chung”, ông Thính bảo: “Có! Nhiều. Nhưng người ta nhớ những sự việc đau lòng để lại hậu quả xấu nhiều hơn. Danh tính những phụ nữ có thai rồi phá hoặc không may đứa con không sống được đem chôn cất tại nghĩa trang thì ít người biết lắm. Mà người làng cũng không tìm hiểu kỹ làm gì. Chỉ thấy thỉnh thoảng mọc thêm những nấm mộ không biết của ai, từ đâu?”.
Còn chuyện “sống thử” thì ở đây kể không hết. Ví dụ như trường hợp chị L. ở huyện Phổ Yên, Thái Nguyên mới đây. Đi làm không bao lâu thì L. có bạn trai. Hai người đã tính đến chuyện tương lai. Họ chuyển về “góp gạo thổi cơm chung” tại căn phòng nhỏ ở thôn Bầu. Cứ tưởng chuyện tình của họ sẽ nên vợ chồng, nhưng bỗng người yêu bị đuổi việc, phải sống nhờ vào L. Số tiền lương L. kiếm được không thể đủ trang trải cuộc sống. L. trách móc người yêu suốt ngày chỉ ăn với ngủ mà chẳng chịu đi tìm việc làm. Họ bắt đầu to tiếng với nhau. L. đã bị người yêu đánh đập. Cuối cùng họ chia tay, chàng trai bỏ đi. Đến khi L. phát hiện mình mang bầu, thì cũng là lúc L. phải nhận thông báo kết thúc hợp đồng với lý do “không làm được việc”.
Cái thai 4 tháng tuổi, không nỡ bỏ đi, cuối cùng L. đành phải bụng mang dạ chửa trở về quê. Trước khi ra về, các chị em quen biết góp người ít người nhiều giúp L. có thêm chút tiền sinh sống. “L. suy sụp, mẹ L. ngất vì sốc khi thấy con về quê với cái bụng đã to dần. Bố L. lặng thinh không nói câu gì. Hôm đưa L. về quê, ông bà ấy đã nhờ mình ở lại vài ngày cho nó đỡ buồn. Khổ cả một đời người. Chứng kiến hoàn cảnh L. mà mình “khiếp” cảnh sống thử”, Phan Thị Hoài, quê ở Nam Trực, Nam Định kể câu chuyện buồn của người bạn làm cùng.
Mất thân, mất cả tiền
Xã Kim Chung, đặc biệt là thôn Bầu, thôn Hậu Dưỡng từ ngày có khu công nghiệp mọc lên, đời sống người dân đã có nhiều thay đổi. Đồng hành với lượng người rất lớn đổ bộ vào địa bàn là quán xá và các dịch vụ mọc lên. Sau vài ngày tiếp xúc với công nhân, chúng tôi được nghe nhiều chuyện tình đẫm nước mắt của các chị em, những người thường phải chịu khổ nhiều hơn sau khi cuộc tình của họ tan vỡ.
Tình cờ gặp nhau trong một lần đi uống trà đá với đám bạn tại quán nước đối diện khu công nghiệp, T. được Đ. đến làm quen. Rồi biết số điện thoại của nhau, T. được Đ. quan tâm nhắn tin, gọi điện thoại thường xuyên. Sau hơn một tháng “tìm hiểu”, thấy Đ. ăn nói có duyên, lại mới chia tay người yêu, T. đồng ý đến ở chung và không ngần ngại trao đời con gái cho Đ. Có người yêu tưởng sẽ đỡ vất vả, nhưng suốt ngày Đ. hết la cà quán cà phê này lại sang “ngồi đồng” quán nước nọ. Hết tiền, Đ ngon ngọt xin tiền T. Giục người yêu đi làm, T. thường nhận được câu trả lời: “Để vài hôm nữa”. Ít lâu sau Đ. bảo T. xoay cho anh ta 40 triệu đồng để mua xe, điện thoại “xịn” đi bán hàng đa cấp. Lo Đ. ở nhà lông bông sinh hư hỏng, T. đành dốc hết số tiền dành dụm qua 2 năm gom góp, không đủ còn phải vay mượn thêm gia đình đưa cho người yêu đi mua xe. Tưởng Đ. tu chí làm ăn nhưng từ ngày có xe, sáng chở T. đi làm xong, Đ. lại lượn lờ hết quán bi-a này đến mấy tụ điểm đánh bài. T. hỏi thì anh ta tỉnh queo: “Phải giao lưu, bàn chuyện làm ăn với khách hàng”. Ngày nọ, T. bàng hoàng nhận ra Đ. đã có vợ ở quê. Khi cái thai trong bụng T. ngày càng lớn cũng là lúc Đ. biến mất, để lại cho cô đứa con không cha và đống nợ.
Đến nơi này, không khó để bắt gặp cảnh các cặp “vợ chồng” son chưa cưới đã dọn về ở chung. Những câu chuyện lạ đời về các cuộc tình chóng vánh của công nhân nơi đây dường như không còn xa lạ.
Phan Thị Hoài là công nhân ở khu công nghiệp trên địa bàn xã Kim Chung từ năm 2013. Trong 2 năm xa quê làm việc, cô gặp không ít trường hợp “sống thử” công khai. “Việc công nhân nữ dẫn bạn trai về phòng “sống thử”, quan hệ tình dục đã trở thành chuyện bình thường của đời sống công nhân nơi đây. Đôi đó chưa phải vợ chồng chính thức đâu. Hồi trước, con bé ở với bạn, sau này có một anh chuyển tới ở đây, hai đứa yêu nhau, mới quyết định dọn về sống chung”, chỉ vào một cô bé vừa đi qua phòng trọ của mình, Hoài nói...
Bị lây HIV vì... sống thử!
Công nhân ở khu công nghiệp Thăng Long còn nhắc đến trường hợp chị H. quê ở Bắc Giang, bị đánh ghen bằng dao lam rất thương tâm. Hay trường hợp của chị N. đã từng làm tại công ty P. quen rồi yêu một anh lái xe mà không hề biết anh ta mắc bệnh xã hội. Sau một thời gian sống chung cùng người yêu, chị N. đã bị lây nhiễm HIV…
Hà Phương / Báo Gia đình và Xã hội

Vụ dùng xe biển xanh để vận chuyển ma túy: Tử hình 2 cựu cán bộ công an
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Chiều 2/7, TAND TP Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm 12 bị cáo trong đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia liên quan bà trùm Nguyễn Thị Kim Hương (tức Hương "Mẩu").

Nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh bị 'tố' chạy ẩu, dừng đón trả khách và chèn ép xe khác
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Một đơn vị vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, phản ánh tình trạng xe khách núp bóng xe hợp đồng, hoạt động như xe tuyến cố định gây rối loạn thị trường và tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho an toàn giao thông.

Người phụ nữ tử vong thương tâm sau va chạm với xe bồn
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Một vụ tai nạn vừa xảy ra trên địa bàn xã Đức Thọ (Hà Tĩnh) khiến người phụ nữ tử vong thương tâm.

Phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, giải trí Vườn quốc gia Vũ Quang
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Mục tiêu xuyên suốt của đề án là phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị cảnh quan, văn hóa, đồng thời tạo động lực thúc đẩy kinh tế địa phương.

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người có tuổi trẻ vất vả
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Người có ngày sinh Âm lịch kết thúc ở 4 số này khi còn trẻ nhiều thăng trầm, vất vả nhưng sau này lại có cơ hội phất nhanh, gia đình hạnh phúc.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo con giáp tuổi Tý có những biến đổi đầy bất ngờ
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH – Xem tử vi tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, con giáp tuổi Tý có những biến đổi đầy bất ngờ về sự nghiệp, tài chính.

Công bố hình ảnh làm giả 70 nghìn chai dầu gió của vợ chồng doanh nhân
Pháp luật - 6 giờ trướcChồng nghiên cứu rồi cùng vợ chỉ đạo nhân viên dùng hoá chất pha chế để sản xuất lượng lớn dầu gió ngoại các loại, tuồn bán ra thị trường, thu lợi bất chính nhiều tỷ đồng.

Chạy theo người lớn qua đường, bé trai bị xe container cán tử vong
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Bé trai trong lúc chạy theo người lớn để băng qua đường đã bất ngờ bị một xe container đang lưu thông đi tới tông trúng. Cú va chạm mạnh khiến nạn nhân bị cuốn vào gầm xe, tử vong tại chỗ.

Đây là cách đơn giản xem hình ảnh quá khứ qua Google Maps gây bão mạng
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Gần đây trên mạng xã hội lan truyền những đoạn video ngắn xem cảnh làng quê, nhà cũ trong quá khứ được nhiều người chia sẻ. Các video đơn giản thu về hàng triệu lượt xem, tạo thành trào lưu (trend) ở nền tảng.

Từ ngày 15/8 tới, người chuyên trách về chuyển đổi số, an ninh mạng nhận tin vui khi được tăng tiền hằng tháng
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Theo Nghị định số 179/2025/NĐ-CP, từ ngày 15/8, người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng được hưởng mức hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng.

Hàng triệu người dân phải lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID từ tháng 7/2025?
Đời sốngGĐXH - VNeID là công cụ số quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho mọi mặt trong đời sống của người dân. Từ ngày 1/7/2025, người dân cần lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID?