Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí quyết kiếm đậm ở ngôi làng "phất lên" nhờ "mổ xẻ" phế liệu tại Bắc Ninh

Chủ nhật, 08:32 14/08/2022 | Xu hướng

Ngoài khả năng nhạy bén, để "phất lên" nhờ nghề "mổ xẻ" phế liệu, người Quan Độ phải cất công "săn" hàng khắp nơi, thậm chí thuê "hoa tiêu" kiếm những lô hàng "khủng" như máy bay, tên lửa,...

Nghề "ăn" nhau ở độ thính nhạy

Hơn 30 năm gắn bó với công việc thu mua phế liệu, bà Nghiêm Thị Th. (55 tuổi, ở thôn Quan Độ, xã Văn Môn, huyện Văn Phong, tỉnh Bắc Ninh) cho biết, nghề này "ăn" nhau ở độ thính nhạy.

Hễ nghe "phong phanh" ở đâu chuẩn bị thanh lý máy móc, thiết bị, dụng cụ lao động… là giới buôn đồng nát lập tức đến tận nơi "đặt vấn đề". Dịp gần cuối năm, các đơn vị, công ty dọn kho, thanh lý đồ cũ nhiều cũng là lúc những người thu gom phế liệu càng thêm bận rộn.

Ngoài ra, người theo nghề thu mua phế liệu cũng cần có khả năng tính toán, ước chừng được khối lượng lô hàng để phát giá.

Bí quyết kiếm đậm ở ngôi làng "phất lên" nhờ "mổ xẻ" phế liệu tại Bắc Ninh - Ảnh 1.

Thôn Quan Độ (xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) thay đổi diện mạo đáng kể, người dân xây biệt thự, nhà cao tầng khắp nơi sau nhiều năm làm nghề thu gom, "mổ xẻ" phế liệu (Ảnh: Minh Hải).

Bí quyết kiếm đậm ở ngôi làng "phất lên" nhờ "mổ xẻ" phế liệu tại Bắc Ninh - Ảnh 2.

Những cỗ máy móc, thiết bị kích thước "khủng" chất đống dọc hai bên đường làng (Ảnh: Minh Hải).

Những ai làm lâu năm, sẵn có kinh nghiệm thì chỉ cần nhìn sơ qua con tàu, chiếc xe tăng hay máy biến thế, máy thông tin,... là có thể biết nó nặng bao nhiêu cân và nắm chắc rằng nếu "tậu" lô hàng đó sẽ lãi được bao nhiêu.

"Thực tế, khi nghe tin có nơi sắp thanh lý, chúng tôi tìm đến để đấu giá và thu mua. Những lô hàng này chứa đủ loại phế liệu nhưng không ai được kiểm tra hay xem xét gì. Bên thanh lý sẽ cung cấp bản danh sách chi tiết số lượng các mặt hàng có trong lô đó rồi chúng tôi phải tự tính toán, cân đo đong đếm xem trả giá bao nhiêu để mua về "mổ xẻ", phân loại sao cho có lãi", bà Th. kể.

Người phụ nữ này cho hay, nghe thì dễ nhưng nghề này không "ngon ăn" và phải biết nắm cơ hội. Một con máy khi mua về, việc đầu tiên là phải "khám" toàn bộ máy kỹ càng, sau đó phân loại xem cái nào còn dùng được thì tháo ra, để riêng, còn cái nào không dùng được thì bán sắt vụn.

Tuy nhiên, việc này cần nhanh nhạy ngay từ lúc đấu thầu, người mua nhìn qua mặt hàng là phải áng chừng được.

Bí quyết kiếm đậm ở ngôi làng "phất lên" nhờ "mổ xẻ" phế liệu tại Bắc Ninh - Ảnh 3.

Gia đình bà Th. có hơn 30 năm theo nghề thu mua phế liệu ở làng Quan Độ với đủ chuyện vui, buồn, thú vị và cả bí quyết làm giàu từ công việc này (Ảnh: Minh Hải).

Bí quyết kiếm đậm ở ngôi làng "phất lên" nhờ "mổ xẻ" phế liệu tại Bắc Ninh - Ảnh 4.

Chiếc xe kéo này là một trong những phế liệu "khủng" mà bà Th. thu mua được trong thời gian gần đây (Ảnh: Minh Hải).

Theo chủ xưởng phế liệu 55 tuổi, hình thức thu mua phế liệu như trên khá "hên xui". Nếu may mắn "trúng quả", mua được những cuộn cáp còn mới chưa dùng hay những máy móc vẫn hoạt động tốt thì họ sẽ sửa chữa rồi bán với giá hàng tiêu dùng, kiếm lời nhiều hơn so với bán đồng nát.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp lô hàng phế liệu nhập về bị thiếu, không đủ số lượng các mặt hàng như bản danh sách mà bên thanh lý đưa ra.

"Chúng tôi mua phế liệu theo lô, lượng hàng hóa lớn nên không tránh khỏi rủi ro như thiếu cái này cái kia hay có loại "rác" không bán được, đem về lại đốt, bỏ đi,...

Bởi vậy mới bảo cái nghề này cần độ nhạy, người mua nhìn danh sách lô hàng xong phải tự nhẩm tính xem nếu nhập về thì lời lãi thế nào, rủi ro ra sao,... sau đó mới chốt", bà Th. nhấn mạnh.

Bí quyết kiếm đậm ở ngôi làng "phất lên" nhờ "mổ xẻ" phế liệu tại Bắc Ninh - Ảnh 5.

Nghề thu gom phế liệu cần độ nhanh nhạy, người làm lâu năm chỉ cần nhìn qua lô hàng là biết định lượng, phát giá ra sao (Ảnh: Minh Hải).

Những "mánh lới" buôn đồng nát để kiếm đậm

Nói về bí quyết "phất lên" nhờ nghề thu mua phế liệu, bà Th. bảo do vốn nhỏ, không có gan nên chỉ nhập những lô hàng khoảng vài chục triệu đến trăm triệu đồng.

Còn những người có vốn lớn, lại "máu và liều" cũng như có năng khiếu trong việc định giá hàng nên dám ôm những mối phế liệu từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng, thu lời đậm.

Tuy nhiên, theo bà Th., để buôn được những lô hàng "độc" và "khủng" như tên lửa, máy bay, xe tăng, tàu hỏa… mà không phải cạnh tranh với ai, những vị "đại gia đồng nát" làng Quan Độ phải có các mối quan hệ thân thiết khắp nơi, trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực.

Bí quyết kiếm đậm ở ngôi làng "phất lên" nhờ "mổ xẻ" phế liệu tại Bắc Ninh - Ảnh 6.

Những loại phế liệu phổ biến hiện nay và thường được thu gom với số lượng lớn như quạt máy, dây cáp điện,... (Ảnh: Minh Hải).

Theo lời kể của người địa phương, trước đây trong làng có một đại gia buôn phế liệu từng rước được cả đoàn tàu hơn chục toa và một đầu máy hơi nước về làng để "xẻ thịt" và trúng lớn từ vụ đó. Chưa kể, người này còn gom được cả xe tăng, máy bay quân sự thanh lý...

Sở dĩ những mặt hàng trên được người ta ra sức "săn" bằng được là bởi sự đa dạng và có giá trị, gồm nhiều loại như máy móc cũ hỏng, vỏ bom, mìn đã được xử lý, những đầu máy, ô tô không còn sử dụng được,...

Ông Nghiêm Văn D. - người làng Quan Độ cho hay, nghề thu mua phế liệu nơi đây giờ hoạt động chuyên nghiệp hóa hơn so với nhiều năm trước.

Trước đây, người trong làng thường tự đi "săn" phế liệu, có khi lặn lội khắp Bắc chí Nam rồi đánh xe chở hàng về bãi, xưởng. Sau đó, họ "mổ xẻ", phân loại các mặt hàng và đem bán.

Bí quyết kiếm đậm ở ngôi làng "phất lên" nhờ "mổ xẻ" phế liệu tại Bắc Ninh - Ảnh 7.

Ông D. say sưa kể về thời "mổ xẻ" những loại phế liệu "khủng" như đầu máy bay, quả hơi tên lửa,... cách đây chục năm trước (Ảnh: Minh Hải).

Còn nay, công việc này có thể phân thành hai dạng. Một nhóm chuyên đi thăm dò, tham gia đấu thầu các lô hàng thanh lý. Sau khi thắng thầu, họ chở hàng về Quan Độ rồi sang tay luôn cho nhóm thứ hai chuyên "mổ xẻ" phế liệu tại làng để ăn chênh lệch.

"Có những người chuyên rong ruổi dọc Bắc chí Nam để tìm máy bay, tên lửa, ca-nô, tàu hỏa hay nhà máy, xí nghiệp,... rồi chở về làng bán cho các hộ kinh doanh chuyên "mổ xẻ", phân loại phế liệu tại nhà. Mỗi giai đoạn lại cần những mánh lới riêng", người này cho hay.

Theo ông D., hàng chục năm trước, người Quan Độ thường thu mua được nhiều món phế liệu như máy thông tin, liên lạc của các bưu điện, dây cáp loại thải hay máy móc, rơ-le từ vài đơn vị quân đội,... Tuy nhiên, khoảng 7-8 năm trở lại đây, những loại phế liệu này ít hơn, hiếm được thanh lý.

"Vì là thiết bị quân sự, cần độ chính xác cao nên bên trong những chiếc rơle này chứa khá nhiều chất bán dẫn quý hiếm. Người nào may mắn ôm được lô hàng này về thì đem lọc, phân loại vàng, bạc, bạch kim,... rồi bán cho tiệm kim hoàn, còn đồng, nhôm mang thanh lý sang các làng đúc.

Ngày đó giá vàng, bạch kim khá đắt nên mỗi lô hàng như vậy, họ có thể "trúng đậm", kiếm lãi cao gấp nhiều lần", ông D. kể.

Bí quyết kiếm đậm ở ngôi làng "phất lên" nhờ "mổ xẻ" phế liệu tại Bắc Ninh - Ảnh 8.

Chục năm trước, người Quan Độ gom được cả xác máy bay, tên lửa, cầu phà,... nhưng nay không còn. Để kiếm được những mối hàng lớn như vậy, họ phải có những "mánh lới" riêng (Ảnh: Minh Hải).

Người đàn ông có thâm niên trong nghề thu gom phế liệu cho biết, nhiều năm trở lại đây, các phương tiện, thiết bị máy móc hiện đại hơn với cấu trúc tinh giản, tích hợp nhiều chức năng. Bởi vậy, người Quan Độ hiếm khi "săn" được những loại phế liệu quý, hiếm và có giá trị cao.

Bí quyết kiếm đậm ở ngôi làng "phất lên" nhờ "mổ xẻ" phế liệu tại Bắc Ninh - Ảnh 9.

Cáp điện, dây điện sau khi phân loại, lọc vỏ sẽ thu được phần lõi bên trong như đồng đỏ, nhôm,..., đem bán với số lượng lớn cũng mang lại khoản lời kha khá (Ảnh: Minh Hải).

Nhóm phế liệu phổ biến nhất hiện nay, dễ thu gom được số lượng lớn là dây điện, quạt máy, chai lọ nhựa, máy điều hòa, máy biến áp,...

"Dù những loại phế liệu này đem bán không có nhiều lãi nhưng dễ mua, mua được số lượng lớn. Ví dụ sắt, nhựa tuy rẻ nhưng mỗi lần gom được lô mấy tạ hoặc chục tạ, đem thanh lý cũng đủ kiếm lời", ông D. nói thêm.

Thuê "hoa tiêu" chuyên "săn" hàng khắp Bắc chí Nam

Theo lời kể của ông D., để có được những mối hàng lớn như thiết bị, máy móc trong lĩnh vực quân sự hay y tế, cầu đường,... trước đây, các "đại gia đồng nát" ở làng Quan Độ phải thuê hẳn một mạng lưới "hoa tiêu" chuyên nghe ngóng thông tin từ các đơn vị thanh lý trên khắp cả nước.

Họ sẵn sàng "móc hầu bao" trả phí cho "hoa tiêu" chu du nhiều nơi để có thông tin chính xác, nếu thấy ở đâu thanh lý tài sản cũ, đơn vị nào "xả kho" đồ phế liệu thì phải báo về ngay.

Thậm chí, những người hoạt động trong mạng lưới "hoa tiêu" cũng được các "đại gia đồng nát" tuyển chọn kỹ lưỡng, thường là thanh niên trai tráng có khả năng nhạy bén, am hiểu về máy móc, thiết bị,...

Đôi khi, "hoa tiêu" có thể là người từng làm trong ngành hay lái xe đường dài, nắm được "địa bàn" các nơi cần thanh lý đồ cũ,...

Bởi "hoa tiêu" cũng được xem là "bộ mặt" của các vị đại gia này, giúp chủ nhân kiếm được những mối hàng chất lượng, thu lời lãi càng cao thì càng được trả nhiều công.

Bí quyết kiếm đậm ở ngôi làng "phất lên" nhờ "mổ xẻ" phế liệu tại Bắc Ninh - Ảnh 10.

Trước đây, làng Quan Độ luôn có thợ tỏa đi "săn" hàng "khủng" như máy bay, xe tăng, tên lửa,... Nhờ thế mà nhiều hộ dân nơi đây giàu lên trông thấy, nhà cao tầng, biệt thự mọc san sát nhau (Ảnh: Minh Hải).

"Nghề thu gom phế liệu xưa cạnh tranh cao lắm, nếu không có hoa tiêu thì khó kiếm được mối lớn, nhiều hàng giá trị. Mà nhóm hoa tiêu của các đại gia làng Quan Độ cũng đa dạng, đủ lứa tuổi, ngành nghề.

Có lần, ông chủ một xưởng phế liệu tại làng phải thuê người phi công đã nghỉ hưu để tìm hiểu thông tin về chiếc máy bay dân dụng mà họ định đấu thầu từ đơn vị thanh lý. Họ không tiếc tiền chi cho "hoa tiêu" vừa để kiếm mối hàng, vừa để định giá, lượng sức mua", ông D. kể.

Nhờ những "mánh lới" trong nghề, sẵn sàng thuê "hoa tiêu" đi "săn" hàng khắp nơi mà nhiều "đại gia đồng nát" ở làng Quan Độ xưa có thể mua được những lô phế liệu lớn và hiếm.

Không ít người thu gom được những chiếc thủy phi cơ, máy bay dân dụng hay máy bay quân sự, trực thăng, thậm chí cả đoàn tàu hỏa, bến cảng, tăng thiết giáp,... Nhờ đó mà làng ngày càng giàu lên trông thấy, biệt thự, nhà cao tầng mọc san sát nhau, còn xe sang nhiều không đếm xuể.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau Tết Nguyên đán, đào cổ có giá hàng chục triệu đồng được thu gom trở lại vườn, bắt đầu hành trình hồi sinh

Sau Tết Nguyên đán, đào cổ có giá hàng chục triệu đồng được thu gom trở lại vườn, bắt đầu hành trình hồi sinh

Xu hướng - 2 giờ trước

GĐXH - Tại làng đào Nhật Tân (Hà Nội), hàng trăm hàng ngàn gốc đào cổ được thu gom về trồng và chăm sóc lại, để chuẩn bị phục vụ nhu cầu trang trí nhà cửa dịp Tết năm sau.

Những trường hợp cá nhân được hoàn thuế thu nhập năm 2025

Những trường hợp cá nhân được hoàn thuế thu nhập năm 2025

Xu hướng - 10 giờ trước

GĐXH - Để đảm bảo quyền lợi, những trường hợp cá nhân nộp thừa thuế hoặc thu nhập chưa đến mức chịu thuế nên làm thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân.

Không phải Labubu, Baby three, đây mới là mặt hàng người Việt chi trăm tỷ để mua

Không phải Labubu, Baby three, đây mới là mặt hàng người Việt chi trăm tỷ để mua

Xu hướng - 14 giờ trước

Táo đỏ trở thành mặt hàng "hot" nhất trên sàn thương mại điện tử khi người Việt chi ra 322 tỷ đồng mua sản phẩm này trong năm 2024.

Nhu cầu giao hàng sau Tết không hạ nhiệt

Nhu cầu giao hàng sau Tết không hạ nhiệt

Xu hướng - 2 ngày trước

Thương mại điện tử (TMĐT) vừa trải qua mùa cao điểm khiến cho nhu cầu giao nhận lượng đơn hàng những ngày trước Tết tăng đột biến. Tuy nhiên, sau Tết nhu cầu này vẫn không hề giảm nhiệt, đòi hỏi các doanh nghiệp chuyển phát phải có khả năng đáp ứng linh hoạt để phục vụ thị trường.

Sau Tết, trái bưởi da xanh ở Tiền Giang, Bến Tre rớt giá thê thảm

Sau Tết, trái bưởi da xanh ở Tiền Giang, Bến Tre rớt giá thê thảm

Xu hướng - 2 ngày trước

Do ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ, ngay sau Tết Nguyên Đán, trái bưởi da xanh tại tỉnh Tiền Giang, Bến Tre rớt giá thê thảm.

Condotel lại được săn lùng, sắp hết thời 'ngủ đông'

Condotel lại được săn lùng, sắp hết thời 'ngủ đông'

Xu hướng - 3 ngày trước

Thị trường condotel năm 2025 được dự đoán sẽ dần hồi phục, hiện nhiều nhà đầu tư đang tranh thủ săn các sản phẩm giá rẻ để chờ đón "sóng" mới.

Từ tay trắng, 9x xứ Quảng thành ông chủ với 200 công nhân

Từ tay trắng, 9x xứ Quảng thành ông chủ với 200 công nhân

Xu hướng - 4 ngày trước

Ra đời với hai bàn tay trắng, lại mất sạch vốn liếng sau lần khởi nghiệp thất bại tại TPHCM, nam thanh niên ở Quảng Nam vẫn không bỏ cuộc. Anh hiện là chủ 5 xưởng may với hơn 200 công nhân tại quê nhà.

Xuất khẩu ‘vàng nâu’ bùng nổ, tháng mở hàng đầu năm thu về 763 triệu USD

Xuất khẩu ‘vàng nâu’ bùng nổ, tháng mở hàng đầu năm thu về 763 triệu USD

Xu hướng - 5 ngày trước

Dù bị gián đoạn bởi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thế nhưng kim ngạch xuất khẩu loại hạt được ví như “vàng nâu” của Việt Nam vẫn bùng nổ, thu về 763 triệu USD - mức cao kỷ lục lịch sử.

Việt Nam nhập khẩu thịt lợn nhiều nhất từ thị trường nào?

Việt Nam nhập khẩu thịt lợn nhiều nhất từ thị trường nào?

Xu hướng - 6 ngày trước

VTV.vn - Năm 2024, Việt Nam nhập khẩu thịt lợn từ khoảng 43 thị trường trên thế giới, trong đó Brazil cung cấp 39,95% tổng lượng thịt lợn nhập khẩu của Việt Nam...

Sau Tết Nguyên đán, chuyện kỳ lạ các ngân hàng điều chỉnh lãi suất, người gửi tiền kỳ hạn càng dài, lãi suất càng thấp

Sau Tết Nguyên đán, chuyện kỳ lạ các ngân hàng điều chỉnh lãi suất, người gửi tiền kỳ hạn càng dài, lãi suất càng thấp

Xu hướng - 6 ngày trước

GĐXH - Trong khi một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi, nhiều đơn vị khác lại giảm nhẹ nhằm tối ưu chi phí vốn.

Top