Bí quyết nuôi dưỡng hệ miễn dịch cho bé nhờ sức mạnh của HMO
Hệ miễn dịch khỏe mạnh mang đến cơ hội tốt hơn để trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất và khả năng học hỏi. Quan trọng và cần thiết là vậy, nhưng liệu bố mẹ có biết cần làm gì để bé phát triển sức đề kháng tốt ngay từ những năm tháng đầu đời? Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu thêm về dinh dưỡng nhi và vai trò của dưỡng chất vàng HMO đối với việc nuôi dưỡng hệ miễn dịch khỏe mạnh cho bé.
Mẹ có biết sức mạnh của hệ thống miễn dịch nằm ở hệ vi khuẩn đường ruột?
Hệ vi khuẩn đường ruột là một hệ thống bao gồm rất nhiều lợi khuẩn và hại khuẩn cực nhỏ được tìm thấy trong trong hệ tiêu hóa, hay đơn giản được gọi là “đường ruột”. Một số hại khuẩn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, trong khi những lợi khuẩn sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa và đem lại nhiều lợi ích cho sức đề kháng. Khi có được sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ được chuẩn bị kỹ hơn để chống lại các yếu tố gây hại từ môi trường. Vì vậy, nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột chính là “bí quyết” tốt nhất giúp đẩy hệ thống miễn dịch của trẻ phát triển khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời.

Một điều bố mẹ ít biết là 70% hệ thống miễn dịch của trẻ nằm trong đường ruột, vì vậy cơ thể bé cần có những thành phần quan trọng như prebiotics, một loại chất xơ hòa tan được tìm thấy trong sữa mẹ giúp nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong đường ruột của bé. Khi các lợi khuẩn được nuôi dưỡng đúng cách, sự phát triển về cấu trúc và số lượng của chúng sẽ giúp tăng cường mạnh mẽ cho hệ miễn dịch của con. Chính vì vậy, các bà mẹ luôn được khuyến khích nên duy trì việc cho con bú càng lâu càng tốt.
Ngoài ra, để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, cha mẹ cũng nên bổ sung rau xanh, hoa quả vào khẩu phần hằng ngày của con. Trái cây, rau quả rất giàu chất xơ và prebiotics, đây sự lựa chọn tuyệt vời cung cấp nguồn prebiotics tự nhiên giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong ruột và bảo vệ khả năng miễn dịch tổng thể của bé.
HMO trong sữa mẹ là dưỡng chất vàng cho sự phát triển của trẻ
Khi nghiên cứu về dinh dưỡng nhi, các nhà khoa học đã khám ra rằng trẻ bú sữa mẹ thường có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn và điều này khiến họ đặt ra câu hỏi liệu có một thành phần đặc biệt nào giúp trẻ tăng sức đề kháng? Thành phần đó là gì?
Trong quá trình đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, các nhà khoa học tại Abbott đã phát hiện sữa mẹ chứa rất nhiều HMO dưới dạng carbonhydrate phức tạp, độc nhất, không bị tiêu hóa khi được hấp thụ vào cơ thể trẻ. Đây là một phát hiện thú vị đưa các nhà nghiên cứu đến với cánh cửa mới đầy tiềm năng. Các dưỡng chất trong sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho trẻ phát triển mà kỳ diệu hơn là còn cung cấp HMO đóng vai trò là prebiotics đặc biệt, như một loại “thức ăn” nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ.
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần giữ được sự cân bằng với khoảng 85% số đó là lợi khuẩn. Và để bảo vệ hệ vi khuẩn này, HMO đóng một vai trò đặc biệt, là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi. Ngoài ra, HMO hoạt động như các thụ thể mồi nhử để bám lấy mầm bệnh hay hại khuẩn, ngăn mầm bệnh bám vào tế bào. Đại dưỡng chất này cũng có thể đi vào máu và tạo ra các tác động miễn dịch ở ngoài đường tiêu hóa. Vì vậy, có thể nói HMO chính là một thành phần ưu việt, có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ và tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời.
Công thức dinh dưỡng đầu tiên có bổ sung HMO - Similac với giúp nuôi dưỡng hệ miễn dịch của bé
Khi khám phá ra dưỡng chất vàng HMO trong sữa mẹ có tác động tích cực đến hệ vi khuẩn trong đường ruột của trẻ và hỗ trợ miễn dịch vượt trội trong những năm đầu đời, đó là lý do vì sao các nhà khoa học tại Abbott đã quyết tâm tạo ra một loại sữa công thức tiến gần nhất đến tiêu chuẩn vàng tự nhiên này.

Similac là sữa công thức đầu tiên trên thế giới và tại Việt Nam bổ sung thành công HMO. Cụ thể trong hơn 100 loại HMO được tìm thấy, Abbott đã lựa chọn 2’-FL HMO để đưa vào công thức Similac vì đây là loại HMO có nhiều nhất trong sữa của hầu hết các bà mẹ. Trong một nghiên cứu lâm sàng về trẻ sử dụng sữa công thức có chứa 2’-FL HMO, hai dấu hiệu về chức năng miễn dịch liên quan đến mức giảm nhiễm trùng hô hấp của các trẻ này cũng giống với trẻ bú sữa mẹ hơn là trẻ dùng các loại sữa công thức không chứa 2-FL HMO. Điều này cho thấy việc khai thác lợi ích của dưỡng chất 2’-FL HMO đã giúp các bé uống sữa công thức có sự phát triển hệ miễn dịch khỏe mạnh gần nhất với tiêu chuẩn vàng tự nhiên.
Cũng cần nói thêm, Similac HMO là sữa công thức duy nhất được chứng minh lâm sàng giúp trẻ giảm rõ rệt tỉ lệ nhiễm trùng nói chung, trong đó có nhiễm trùng hô hấp (giảm nhiễm trùng đường hô hấp, giảm các bệnh nhiễm trùng nói chung); giảm các triệu chứng đau quặn bụng (Colic) so với sữa công thức không chứa HMO.
Trước khi được bổ sung HMO, Similac đã là một trong những chọn lựa tối ưu cho trẻ khi chứa bộ 3 dưỡng chất vàng gồm Vitamin E tự nhiên, DHA và Lutein- một dưỡng chất thiết yếu của não bộ, có vai trò quan trọng trong việc tăng cường các chức năng nhận thức và trí thông minh từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành. Tiếp đến, cùng với việc bổ sung 2’-FL HMO cùng bộ 3 dưỡng chất vàng, Similac đã có thể mang đến cho bé lợi ích kép: một hệ miễn dịch vượt trội và hệ não bộ phát triển. Điều này giúp bé có nền tảng thể chất tốt, năng động hơn, học nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Kể từ lần đầu tiên ra mắt trên thế giới và tại Việt Nam, đã có hơn 1 triệu bà mẹ trên khắp thế giới đã tin cậy chọn Similac HMO để mang đến cho con sự khởi đầu vững chắc.
Sữa mẹ là món quà tự nhiên kỳ diệu nhất đối với hệ miễn dịch và hệ nhận thức của trẻ. Do vậy, tiềm năng của HMO trong sữa mẹ chắc chắn vẫn còn được khoa học tiếp tục khám phá. Abbott cùng hơn 600 nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu của mình trên khắp thế giới đang dẫn đầu cuộc cách mạng tiếp theo nghiên cứu về mối liên hệ giữa HMO với khả năng ghi nhớ, chống dị ứng, sự phát triển của hệ miễn dịch và nhận thức ở trẻ nhỏ.
Minh Anh

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 5 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 7 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 8 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 21 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.