Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí quyết sống khỏe của cụ bà 72 tuổi vẫn đều đặn mỗi ngày vác hàng tạ củi mưu sinh

Thứ bảy, 07:40 13/12/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Về ấp 3, xã Đông Thạnh (huyện Hóc Môn, TP.HCM) hỏi bà Hai “mót củi”, người dân địa phương không ai là không biết.

Bà Hai chuẩn bị bánh để sáng hôm sau đem ra chợ bán.

Ở tuổi 72, hàng ngày, bà Hai vẫn phăng phăng đi mót củi kiếm thêm thu nhập. Mặc dù cuộc sống không túng thiếu, con cái đều đã thành đạt, người chồng cũng cần cù, siêng năng nhưng bà cụ coi việc lao động đó là bí quyết sống khỏe sống thọ và là triết lý dạy con biết quý trọng lao động.

Lao động như tập thể dục

Nhiều người quan niệm khi về già, người ta sẽ thanh nhàn, hạnh phúc hơn bởi không còn phải làm việc, chăm sóc con cái. Nhưng thực tế lại khác, người già không có việc gì làm, các mối quan hệ thu hẹp, suốt ngày chỉ quanh quẩn ở nhà dễ sinh ra cô đơn, buồn chán, cáu gắt, mệt mỏi, mất ngủ… Từ đó, bệnh tật có cơ hội kéo đến dễ dàng hơn. Kết quả nghiên cứu về người già ở Anh năm 2012 cho thấy, nỗi cô đơn làm gia tăng nguy cơ tử vong ở lứa tuổi này lên gấp hai lần. Bác sĩ Đỗ Thị Thúy Anh (Giảng viên Học viện Y dược học cổ truyền) cũng cho biết: “Lao động, vui chơi và những liên hệ mật thiết với gia đình, bè bạn, người bạn đời hết sức quan trọng trong việc tránh chứng bệnh buồn chán, suy nhược thần kinh và tổn thọ, giúp các bậc cao niên có nơi nương tựa, sự tự tin và niềm vui sống”. 

Gặp bà Nguyễn Thị Ra (mọi người thường gọi là bà Hai – PV) tại nhà riêng, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự nhanh nhẹn tháo vát của cụ bà đã ở tuổi bóng xế. Năm nay đã bước sang tuổi 72 nhưng bà vẫn rất khỏe mạnh và tinh anh. Thấy nhà có khách, bà chạy từ trong bếp ra, đon đả nói cười, chào hỏi. Bà nhanh nhảu nói: “Tôi đang làm bánh để sáng mai đem ra chợ bán, tranh thủ chiều còn đi mót củi. Ngày nào cũng vậy, nhờ trời cho sức khỏe nên tôi làm việc từ sáng đến tối mà không có mệt”. Được biết, các con bà Hai đều đã có gia đình riêng, vợ chồng bà sống trong một căn nhà nhỏ, cũ kỹ nhưng lúc nào cũng ấm áp. Đặc biệt, tuy ở tuổi gần đất xa trời nhưng chưa bao giờ, ông bà phải lấy một đồng tiền nào từ các con. Đôi vợ chồng già lúc nào cũng lạc quan hưởng thụ thành quả từ sức lao động của mình.

Mỗi buổi sáng sớm, bà Hai bắt xe buýt đem bánh ra chợ bán, 10-11 giờ trưa lại đạp xe đi mót củi đến 4-5 giờ chiều mới đạp xe về. Về nhà nghỉ một lúc, bà lại tất bật nhào bột làm bánh, cơm nước, dọn dẹp nhà cửa. Làm lụng quần quật cả ngày như vậy nhưng bà chưa bao giờ kêu than mệt mỏi. Bà còn nói, mỗi lúc ngồi không là lại bị “bấn loạn” chân tay, cứ muốn hoạt động, làm việc gì đó cho thoải mái. Điều bất ngờ là ở tuổi 72, bà Hai không mắc bất cứ một căn bệnh nào. Mấy chục năm trời, bà cũng chưa bao giờ phải nằm bệnh viện và cực kỳ hiếm khi phải dùng thuốc. Bà chia sẻ: “Tôi quen lao động từ thời còn trẻ. Giờ già rồi, ngày nào làm việc cực nhọc thì tối về đau nhức chân tay một chút, nhưng ngủ một giấc ngon lành đến sáng là hôm sau lại khỏe re, không còn thấy đau mỏi gì nữa”.

Đồng nghiệp mót củi của bà Hai tại bãi rác phần lớn là phụ nữ độ tuổi 20-30. Họ đều là những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chịu cực nhọc để kiếm tiền lo bữa ăn cho gia đình. Thế nhưng, ai cũng phải phục tài mót củi bà cụ hơn mình tới mấy chục tuổi. Bà lúc nào cũng là người làm hăng hái nhất, hiệu quả nhất, làm từ đầu đến cuối buổi mà vẫn “hừng hực khí thế”. Công việc của bà tại bãi rác này là thu gom các đoạn cành cây đã được đốn xuống, dùng dao chặt bỏ lá rồi chia thành nhiều đoạn bằng nhau, xếp và bó gọn thành từng đống. Xếp các nhành cây bé đối với bà thì chỉ như chơi, còn với các thân cây to hơn khiến người trẻ phải nhăn mặt, bà cũng không ngần ngại bê vác, tính ra mỗi ngày đến hàng tạ củi trên lưng. Mỗi buổi mót củi như vậy, bà chỉ được người ta thu mua và trả cho 30.000-50.000 đồng, có khi còn không được đồng nào. Thế nhưng, bà vẫn kiên trì làm. Đến nay, bà đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tại đây.

Chia sẻ về bí quyết để có một thể lực bền bỉ ở tuổi 70, bà Hai nói: “Một phần là do tôi quen lao động nhiều từ nhỏ. Tôi già rồi, các con cũng không cho đi làm các công việc chân tay nặng nhọc, thế nhưng tôi vẫn đi. Bởi đi làm dù nặng nhọc nhưng tôi vừa có thêm thu nhập, vừa được “tập thể dục” miễn phí, lại vui nữa”. Bà kể. ai đến thăm nơi làm việc của bà và các đồng nghiệp cũng đều thấy vui vì sự lạc quan, yêu đời của những con người nơi đây. Theo bà, một yếu tố quan trọng giúp bà luôn khỏe mạnh, đó là sự thoải mái về tinh thần. Căn nhà hai ông bà sống có phần chật chội, xập xệ, thế nhưng bà luôn thắp một ngọn lửa để giúp không khí lúc nào cũng ấm áp. Theo bà, ngọn lửa ấy giúp vợ chồng bà không thấy cô đơn, lạnh lẽo. “Dù nghèo nhưng vợ chồng tôi luôn hài lòng với cuộc sống của mình, có cháo ăn cháo, có cơm ăn cơm. Những người làm nghề mót củi cùng tôi, ai cũng nghèo khó. Tôi luôn động viên họ phải biết bằng lòng với hoàn cảnh và lạc quan để cuộc sống không lâm vào bế tắc”, bà Hai chia sẻ. Được biết tại nơi làm việc, bà Hai tuy lớn tuổi nhất rồi nhưng lại là người vui tính nhất, luôn pha trò giúp mọi người vui vẻ. Vì thế mà nơi người ta tưởng chỉ có sự cực nhọc, vất vả lại luôn tràn ngập tiếng cười.

Trong cuộc sống hàng ngày, bà Hai chưa bao giờ cảm thấy bi quan. Sau một ngày dài vất vả, bà lại tất bật bên bếp lửa, nhào bột làm bánh. Bà cứ vừa nhào bột vừa hát hò, nói cười. Bà nói rằng giờ được lao động, bà cảm thấy trong người vô cùng khỏe mạnh, khoan khoái. Những hôm nào mưa gió, bão bùng không thể đi được, bà lại muốn bệnh. Vì thế nên dù bị con cái ngăn cản, bà vẫn không thể dừng công việc của mình lại được.

Tình yêu là sự động viên lớn nhất

Ngồi trong căn nhà chật chội của bà Hai, chúng tôi cảm nhận được sự ấm áp, không chỉ nhờ cái bếp lửa, mà còn vì tình cảm mà hai vợ chồng bà dành cho nhau. Ông Sỏng (chồng bà Hai – PV) năm nay cũng đã 74 tuổi, râu tóc bạc phơ, người có vẻ gầy gộc, nhưng cũng có sức khỏe không khác gì vợ. Hàng ngày khi bà Hai đi mót củi thì ông Sỏng đi chăn bò sữa, chăm sóc đàn vịt. Điều đặc biệt là hơn 50 năm sống với nhau, ông bà dường như chưa có lần nào phải cãi nhau. Bà Hai tâm sự: “Có lẽ tính tôi và ổng hợp nhau. Tôi sống rất giản dị, trời cho gì thì nhận nấy, không ham giàu sang phú quý. Ổng cũng thế. Ngay từ khi kết hôn, vợ chồng tôi đã tự cam kết với nhau rằng trong cuộc sống phải lấy tình cảm đặt lên hàng đầu”. Vì thế mà bao nhiêu năm chung sống, ông bà lúc nào cũng nghèo nhưng luôn hài lòng với cái nghèo của mình. Bà Hai hóm hỉnh kể, người chồng tận tụy, chu đáo và luôn ủng hộ vợ là động lực lớn nhất giúp bà sống khỏe và sống vui cho đến ngày hôm nay. Ngày nào đi mót củi vất vả, phải bê vác nhiều giữa trời nắng nóng, tối về bà lại được chồng xoa bóp tay chân. “Mỗi lần đau mỏi tay chân mà được ông nhà tôi nắn bóp thì mỏi cỡ nào cũng hết. Vợ chồng tôi già nhưng chưa khi nào phải nhờ cậy đến con cháu. Chúng tôi chỉ mong cuối tuần chúng nó đi làm xa dẫn vợ chồng, con cái về chơi là vui lắm rồi. Tôi đi làm cực nhọc đến đâu thì tối về vẫn dành thời gian ngồi nói chuyện với chồng, cuối tuần cũng dành thời gian ở nhà chơi với con cháu”, bà Hai kể.

Chị Út (con gái bà Hai - PV) chia sẻ: “Tôi lấy chồng ở gần đây, thỉnh thoảng muốn sang phụ giúp cha mẹ nhưng ông bà luôn từ chối, dặn chúng tôi lo công việc và gia đình mình. Trước đây thấy cha mẹ làm việc cực khổ, phận làm con chúng tôi cũng xót xa, khuyên ông bà ở nhà để các con nuôi. Nhưng, ông bà không chịu. Sau thấy ông bà nhờ lao động chân tay mà khỏe mạnh, dẻo dai hơn cả thanh niên nên chúng tôi cũng chiều theo, chỉ khuyên họ lượng sức mà làm việc”. Hiện tại, các con của ông bà Hai không những không ngăn cản ông bà làm việc mà còn nể phục và lấy cha mẹ làm gương. Bà Hai kể: “Tôi luôn dạy các con rằng, luôn phải coi công việc mưu sinh của mình là niềm vui. Ngày nào còn làm được việc là ngày ấy còn khỏe mạnh. Chính cái áp lực cơm áo gạo tiền mới làm cho con người ta mệt mỏi, uể oải, vì thế không được đặt tiền bạc lên hàng đầu. Tiếp nữa là vợ chồng, con cái phải luôn động viên lẫn nhau. Ông nhà tôi bao nhiêu năm nay chưa khi nào trách mắng tôi cái gì, ngược lại còn luôn khích lệ vợ làm việc. Cả tôi cũng không bao giờ có ý định ngăn cản ông ấy lao động. Những điều này, tôi cũng răn dạy, khuyên bảo các con, các cháu”.     

Đường Thảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 17 phút trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 1 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 18 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Top