Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bình Phước: Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ bảy, 07:15 19/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Những năm gần đây, ngành Dân số tỉnh Bình Phước đã đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng dân số giúp người dân tiếp cận, áp dụng các biện pháp tránh thai và tự nguyện làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh, sơ sinh; mở rộng mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân. Đặc biệt, mô hình “Can thiệp giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” ở vùng sâu, xa đã được triển khai có hiệu quả.

Trước đây, gia đình chị Thị Bru và anh Điểu Wat là hộ nghèo ở thôn 1, xã Đường 10, huyện Bù Đăng, Bình Phước. Hai vợ chồng đã có 5 con gái nhưng chưa có ý định dừng lại. Ngày lấy chồng, chị Bru không đăng ký kết hôn nên các con chị sinh ra không có giấy khai sinh và đều không được đến trường do nghèo khó. Cả 5 lần mang thai, chị Thị Bru không đi khám, không chích ngừa uốn ván, sinh tại nhà và các con chưa từng được tiêm chủng. 

Tuy nhiên, từ khi có đội ngũ cộng tác viên dân số - KHHGĐ thôn, ấp đến xã tuyên truyền vận động người dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình, bản thân chị Thị Bru được cộng tác viên dân số hướng dẫn các biện pháp tránh thai bằng bao cao su, thuốc uống tránh thai, đặt vòng, tuyên truyền tờ rơi… nên đã có ý thức trong việc phòng tránh thai an toàn để tập trung làm ăn, thoát khỏi cảnh nghèo đói. 

Bình Phước: Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Cán bộ dân số đến truyền thông về các biện pháp tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các hộ gia đình. Ảnh: XH


Ngoài truyền thông trực tiếp, đội ngũ cộng tác viên dân số còn đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức tuyên truyền, gắn các đợt tuyên truyền vận động với lồng ghép dịch vụ KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản; tăng cường hoạt động tuyên truyền ở các vùng trọng điểm, ưu tiên các nội dung tuyên truyền phù hợp với vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có mức sinh cao; phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên để sớm đạt được mức sinh thay thế.

Từ khi được truyền thông, gia đình anh Lê Mạnh Hùng và chị Hoàng Thị Sim, ngụ tại thôn 5, xã Đường 10, huyện Bù Đăng đã ý thức được kinh tế sẽ không đảm bảo cho cuộc sống khi sinh nhiều con nên anh chị đã quyết định thực hiện kế hoạch hóa gia đình sau khi sinh con đứa thứ hai. Dừng lại ở 2 con nên anh chị có nhiều thời gian chăm sóc, nuôi dạy con cái và đầu tư việc phát triển kinh tế gia đình, từ đó cuộc sống gia đình ấm no và ổn định hơn.

Bên cạnh đội ngũ cộng tác viên dân số, hoạt động của các cô đỡ thôn bản cũng góp phần nâng cao chất lượng dân số ở các địa phương vùng sâu vùng xa của tỉnh Bình Phước. Theo đó, từ khi có sự hiện diện của cô đỡ thôn bản Hà Thị Ngoạt (xã Đăng Hà) các sản phụ trong thôn đã được quản lý chặt chẽ, lịch khám thai được thông báo, nhắc nhở hàng tuần…

Không chỉ nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em, cô đỡ thôn bản còn góp phần đẩy lùi và xóa bỏ các tập tục lạc hậu về sinh đẻ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cô đỡ thôn bản Hà Thị Ngoạt đã cùng đồng nghiệp phối hợp chính quyền xã, ban điều hành thôn ấp, các hội, đoàn thể tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Tăng cường đội ngũ y tế thôn bản để tuyên truyền hiểu biết cho người dân về sinh sản, tư vấn chăm sóc thai, vận động khám thai, đăng ký quản lý thai, sinh con tại trạm y tế xã; khám thai vãng gia, phát hiện thai có nguy cơ cao để tư vấn chuyển tuyến kịp thời; đỡ đẻ tại nhà cho những trường hợp đẻ rơi hoặc không thể đến trạm y tế xã kịp, sử dụng gói đỡ đẻ sạch; chăm sóc sau đẻ cho mẹ và con, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, vận động chị em kế hoạch hóa gia đình, đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ tại trạm y tế xã.

Theo Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Bình Phước, hiện nay, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống diễn ra khá phổ biến trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, Chi cục DS-KHHGĐ thường xuyên tham dự và tổ chức các buổi tập huấn, nói chuyện chuyên đề, đẩy mạnh tuyên truyền gắn với phát động phong trào vận động đồng bào các dân tộc thiểu số cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, nhất là chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, góp phần tích cực xây dựng đời sống văn hóa, cải thiện chất lượng dân số vùng dân tộc thiểu số.

Trình độ nhận thức của đồng bào vùng dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên; văn hóa truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát triển, phong tục tập quán lạc hậu cơ bản được đẩy lùi.

Bác sĩ Trần Đức Hoà, Trưởng Phòng Dân số - KHHGĐ, Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng cho biết: "Công tác dân số trên địa bàn huyện Bù Đăng đạt kết quả tốt đẹp đặc biệt duy trì ổn định mức sinh, biện pháp tránh thai, nâng cao chất lượng dân số, hôn nhân cận huyết thống đạt kết quả đáng kích lệ. Phòng Dân số chủ động tăng cường tuyên truyền nâng cao chất lượng công tác dân số - KHHGĐ trên địa bàn huyện".

Thời gian tới, ngành Dân số tỉnh Bình Phước sẽ tiếp tục nỗ lực để tiếp tục duy trì và phát triển những kết quả đã đạt được, giải quyết tốt quy mô dân số, duy trì mức giảm sinh hàng năm cũng như khống chế tốc độ gia tăng tỷ lệ giới tính khi sinh và tỷ lệ gia tăng con thứ 3 trở lên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh Bình Phước ngày càng phát triển.

Xuân Hiệp

Xuân Hiệp
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Phát hiện bệnh cực kỳ hiếm gặp ở bé sơ sinh sau chào đời 10 giờ tuổi

Phát hiện bệnh cực kỳ hiếm gặp ở bé sơ sinh sau chào đời 10 giờ tuổi

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi là bé sơ sinh chỉ mới 10 giờ tuổi, có biểu hiện bất thường ở mắt và được chẩn đoán nghi mắc Glocom bẩm sinh, một căn bệnh có tỷ lệ mắc cực kỳ hiếm, chỉ khoảng 1/25.000 trẻ sơ sinh.

Nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Thanh Hóa

Nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Thanh Hóa

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Các huyện miền núi Thanh Hóa đang tích cực triển khai nhiều giải pháp toàn diện để nâng cao chất lượng dân số, hướng tới cuộc sống bền vững.

Top