Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bluetooth: lịch sử hình thành và phát triển

Thứ hai, 08:32 24/05/2021 | Sản phẩm - Dịch vụ

Cuối cùng, sau nhiều năm, USB cũng đã thay thế những chuẩn kết nối độc quyền kỳ lạ của những chiếc điện thoại di động thế hệ đầu. Tuy nhiên, nhiều năm trước khi USB trở thành tiêu chuẩn, một công nghệ truyền dữ liệu khác muốn hợp nhất mọi thiết bị điện tử, và thậm chí, nó còn không sử dụng dây.


Bluetooth: lịch sử hình thành và phát triển - Ảnh 1.

Từ hồng ngoại đến Bluetooth

Bluetooth được Ericsson phát triển vào những năm 1990. Nó được đặt theo tên của một vị vua Đan Mạch thế kỉ thứ 10, Harald "Bluetooth" Gormsson, người đã có công thống nhất Đan Mạch và Na Uy. Logo Bluetooth là sự kết hợp của chữ rune ᚼ và ᛒ và tiên viết tắt của Harald.

Cái tên này (thực ra là do một kỹ sư của Intel đề xuất) thể hiện tham vọng trở thành tiêu chuẩn thống nhất cho mọi loại thiết bị điện tử, từ điện thoại, máy tính cho đến các phụ kiện khác nhau.

Vào thời điểm đó, cáp dữ liệu (Serial hoặc USB) được sử dụng để đồng bộ hóa dữ liệu giữa máy tính và PDA của bạn, và hồng ngoại có sẵn như một tùy chọn không dây. Tuy nhiên, hồng ngoại yêu cầu một tầm nhìn thẳng hoàn toàn, tức bạn phải "chĩa" hai thiết bị vào nhau trong quá trình truyền dữ liệu.

Bluetooth: lịch sử hình thành và phát triển - Ảnh 2.

Ericsson T39

Trong khi đó, Bluetooth là đa hướng, dù nó chỉ hoạt động ở khoảng cách tối đa 10m. Vì vậy, nó không thực sự có lợi thế về phạm vi, và tốc độ cũng không phải là ưu điểm của nó. Phiên bản 1.0 chỉ đạt tốc độ truyền tải 721kbps.

Dĩ nhiên, chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị Bluetooth đến từ Ericsson, có tên là T36, ra mắt vào năm 2000. Tuy vậy, đó không phải là chiếc điện thoại có Bluetooth đầu tiên được lên kệ bởi Ericsson T36 đã bị hủy.

Ericsson T39 chính là cái tên đi tiên phong trong công nghệ này, ra mắt vào năm 2001. Cùng năm đó, IBM trình làng laptop ThinkPad A30 được tích hợp kết nối Bluetooth. Giờ đây, chúng ta đã có thể đồng bộ điện thoại với máy tính mà không cần đến những sợi dây cáp kết nối phức tạp.

Các phụ kiện Bluetooth đầu tiên

Thiết bị Bluetooth đầu tiên là tai nghe không dây được công bố vào năm 1999, đã giành được "Giải thưởng Công nghệ xuất sắc nhất" tại COMDEX. Ngay sau đó, vào năm 2001, bộ dụng cụ ô tô Bluetooth đầu tiên cũng được ra mắt.

Bluetooth: lịch sử hình thành và phát triển - Ảnh 3.
  
Bluetooth: lịch sử hình thành và phát triển - Ảnh 4.

Bộ tai nghe Bluetooth đầu tiên, do Ericsson sản xuất

Thời điểm ấy, chúng chỉ hỗ trợ mono (một bên), nhưng lại phục vụ cho một mục đích quan trọng: các quốc gia trên toàn thế giới đang tìm cách cấm sử dụng điện thoại khi lái xe. Chẳng hạn, Anh đã coi hành vi này là phạm pháp từ ngày 01/12/2003 với mức phạt từ 30 – 1.000 Bảng Anh.

Bộ tai nghe Bluetooth stereo đầu tiên xuất hiện vào năm 2004. Thật kỳ lạ là nó được ra mắt một năm sau khi máy nghe nhạc MP3 tích hợp Bluetooth đầu tiên được tung ra thị trường.

Benefone Esc! là chiếc điện điện thoại đầu tiên được tích hợp bộ thu GPS, ra mắt từ năm 1999 nhưng nhiều năm sau đó, nó mới trở thành tiêu chuẩn. Vào năm 2002, Socket đã công bố thiết bị thu GPS độc lập đầu tiên, có thể gửi dữ liệu định vị đến một thiết bị di động, trong trường hợp này là Pocket PC. Nó có giá 450 USD, gần bằng Pocket PC.

Bluetooth: lịch sử hình thành và phát triển - Ảnh 5.

Bộ thu GPS Bluetooth đầu tiên cho thiết bị di động

Chuột, bàn phím và máy in Bluetooth đầu tiên cũng được ra mắt vào những năm 2000. Những thứ đó phù hợp với máy tính hơn, vốn đã có khả năng Bluetooth thông qua các card hoặc USB bổ sung.

Phát triển nhanh hơn

Bluetooth 2.0 được ra mắt vào năm 2005, hỗ trợ "EDR" (Enhanced Data Rate), tăng tốc độ truyền tải lên 2,1Mbps. Đó là một tính năng tùy chọn và nó vẫn còn quá chậm để truyền dữ liệu nặng. Tiêu chuẩn mới cũng tăng phạm vi hoạt động lên 30m.

Nhưng mãi đến năm 2009, hiệu năng mới thực sự được cải thiện với sự xuất hiện của Bluetooth 3.0 và "HS" (High Speed), đạt tốc độ 24Mbps. Nó sử dụng một liên kết Bluetooth để thực hiện quá trình kết nối giữa 2 thiết bị, sau đó chuyển dữ liệu đến phần cứng 802.11. Thế nên, Wi-Fi thực tế đã đảm nhiệm công việc nặng nhọc đó.

Nhưng với những thứ như Wi-Fi Direct cũng như tốc độ mạng di động nhanh hơn, Bluetooth nhanh chóng bị tụt lại phía sau.

Phát triển xa hơn nữa

Bluetooth 4.0, hay còn được gọi là Bluetooth Low Energy (BLE), xuất hiện vào năm 2010, nhưng nó không phải là Bluetooth. Dự án này được bắt đầu từ Nokia dưới cái tên Wibree, nhưng sau đó được tích hợp vào thế hệ Bluetooth tiếp theo.

Phiên bản 4.0 có tốc độ chậm hơn, chỉ đạt mức 1Mbps, nhưng lại tiết kiệm điện năng hơn rất nhiều, mang đến sự tồn tại của các phụ kiện hoạt động bằng pin (cảm biến thể dục, thiết bị chăm sóc sức khỏe,…). Chúng có thể hoạt động liên tục trong nhiều năm chỉ với một viên pin dạng đồng xu.

Bluetooth 4.0 cũng mở rộng phạm vi hoạt động lên đến 100m và giảm độ trễ thông thường xuống một chút. Phiên bản này cũng bổ sung thêm tính năng Multipoint, cho phép các tai nghe Bluetooth kết nối đồng thời với 2 thiết bị (chẳng hạn như điện thoại và laptop).

Phiên bản tiếp theo, Bluetooth 5.0, xuất hiện vào năm 2016. Nó cải thiện tối đa phạm vi, lên đến 240m khi thẳng theo tầm nhìn và tối đa 40m ở trong nhà. Dĩ nhiên, nó phải đánh đổi bằng tốc độ dữ liệu, nhưng ở phạm vi gần hơn, Bluetooth 5.0 có tốc độ gấp đôi thế hệ đàn anh, lên đến 2Mbps.

Bluetooth: lịch sử hình thành và phát triển - Ảnh 6.

Bluetooth đã được sử dụng trong các ứng dụng nhà thông minh từ thời kỳ đầu, nhưng giờ nó còn phổ biến hơn. Từ bóng đèn thông minh cho đến cân phòng tắm thông mình, nhờ việc yêu cầu điện năng thấp, phạm vi hoạt động ấn tượng và khả năng kết nối liền mạch giữa 2 thiết bị, Bluetooth đã trở nên cực kỳ phổ biến ở thời điểm hiện tại.

Tăng trưởng nhanh chóng và những điều sẽ đến tiếp theo

Năm 2003, Bluetooth đã cực kỳ thành công với 1 triệu thiết bị hỗ trợ Bluetooth được bán ra mỗi tuần. Con số này đã tăng lên 3 triệu mỗi tuần chỉ sau 1 năm và đạt mức 5 triệu vào năm 2005. Đến năm 2006, đã có 1 tỉ thiết bị Bluetooth được tung ra và khoảng 10 triệu thiết bị mới mỗi tuần.

Bluetooth: lịch sử hình thành và phát triển - Ảnh 7.

Hiện vẫn chưa có thông tin nào về Bluetooth 6.0. Và giờ đây, chúng ta có thêm một công nghệ không dây mới thu hút được sự quan tâm, Ultra Wide Band hay UWB. Nó có khả năng truyền dữ liệu tốc độ cao mà Bluetooth đã khai tử từ nhiều năm trước cũng như cảm nhận hướng của thiết bị được kết nối (Bluetooth cũng có thể làm điều tương tự). Hiện tại, cả Bluetooth và UWB vẫn cùng tồn tại với nhau, nhưng sẽ chẳng ai biết được điều đó vẫn tiếp tục xảy ra hay "một mất, một còn" trong tương lai.

Theo Vnreview

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cùng một tên gọi, chợ Việt Nam chỉ bán vài trăm nghìn, Nhật Bản bán tới 130 triệu/kg, thậm chí mua cả con tốn hơn 8 tỷ đồng: Biết tại sao sẽ phải gật gù ‘đắt xắt ra miếng’

Cùng một tên gọi, chợ Việt Nam chỉ bán vài trăm nghìn, Nhật Bản bán tới 130 triệu/kg, thậm chí mua cả con tốn hơn 8 tỷ đồng: Biết tại sao sẽ phải gật gù ‘đắt xắt ra miếng’

Giá cả thị trường - 5 giờ trước

Nhật Bản nổi tiếng với những món ăn đắt đỏ, thực phẩm chất lượng đến từ quy trình sản xuất tỉ mỉ đến từng chi tiết. Vì thế, mức giá của chúng cũng khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.

Loại hạt là quà vặt miễn phí của học trò xưa nay bỗng thành đặc sản, giá nửa triệu/kg vẫn tranh mua

Loại hạt là quà vặt miễn phí của học trò xưa nay bỗng thành đặc sản, giá nửa triệu/kg vẫn tranh mua

Giá cả thị trường - 8 giờ trước

GĐXH - Hạt bàng - thứ quà vặt dễ tìm, miễn phí của học trò thời xưa nay được chế biến thành đặc sản bán với giá cả nửa triệu đồng/kg.

Vụ bán 500.000 đồng/3 dứa ở phố cổ Hà Nội: Người phụ nữ bán hàng rong bị oan, Công an chính thức thông tin vụ việc

Vụ bán 500.000 đồng/3 dứa ở phố cổ Hà Nội: Người phụ nữ bán hàng rong bị oan, Công an chính thức thông tin vụ việc

Bảo vệ người tiêu dùng - 11 giờ trước

GĐXH - Theo Công an quận Hoàn Kiếm, thông tin xôn xao về người phụ nữ bán 500.000 đồng/3 quả dứa cho nữ du khách nước ngoài là chưa đúng. Sự thật là 50.000 đồng/túi dứa chín đã gọt sẵn.

Giá vàng hôm nay: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu bất ngờ giảm, vàng thế giới 'lao dốc' không phanh

Giá vàng hôm nay: Vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu bất ngờ giảm, vàng thế giới 'lao dốc' không phanh

Giá cả thị trường - 12 giờ trước

GĐXH - Giá vàng nhẫn của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá nhẫn tròn 74,38 - 75,98 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 300.000 đồng/lượng so với sáng qua.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Xu hướng - 16 giờ trước

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30/4-1/5

Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30/4-1/5

Sản phẩm - Dịch vụ - 17 giờ trước

GĐXH - Dịp lễ 30/4 – 1/5, nhiều người đã tận dụng kỳ lễ này để đi du lịch. Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến mất ATTP. Du khách cần cẩn trọng với thức ăn đường phố, ẩm thực du lịch.

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

Măng cụt xanh giá 100.000 đồng/kg khoảng 9-10 trái, loại gọt vỏ sẵn đến 600.000 đồng/kg nhưng vẫn được chốt đơn ào ào bởi món gỏi gà măng cụt đã sốt trở lại.

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

Cơm nắm thấm mồ hôi nách của các cô gái trẻ Nhật Bản, giá cao gấp 10 lần thông thường, hiện là món ăn gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Xu hướng - 1 ngày trước

So với chung cư và đất nền, nhà riêng là loại hình có mức độ quan tâm tìm kiếm khá ổn định, kể cả giai đoạn trầm lắng nhất của thị trường.

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Tổng cục Thống kế, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước; trong 8 nhóm hàng hóa dịch vụ, nhóm giao thông có chỉ số giá tăng cao nhất.

Top