Bỏ chấm điểm học sinh tiểu học: Cô quá tải, trò thiếu động lực học tập?
GiadinhNet - Sau một học kỳ thực hiện bỏ chấm điểm học sinh tiểu học, thay vào đó là những nhận xét mang tính động viên thì học sinh đã phần nào được giải tỏa áp lực, không còn nỗi lo bị điểm kém… Tuy nhiên, không ít phụ huynh lo lắng con lười học, không có động lực trong học tập trước những nhận xét “cào bằng”.
Học sinh mất mục tiêu phấn đấu?
Học kỳ I năm học 2014 - 2015 đã khép lại, nhưng sau hơn ba tháng thực hiện Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT về việc bỏ chấm điểm học sinh tiểu học, không ít giáo viên, phụ huynh lo ngại trước việc lười học, thiếu động lực học tập của con.
Có con học lớp 1, chị Nguyễn Thu Trang (B1 khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) cho biết: “Việc bỏ điểm số cũng đã mang lại tích cực, đó là các con không còn bị áp lực về điểm số như trước đây. Nhưng chương trình học lớp 1 còn nặng quá, môn Tiếng Việt có nhiều từ khó, con chưa hiểu nghĩa. Bài tập Toán cũng rất khó. Cô giáo nhiệt tình trên lớp, song không chấm điểm khiến các con chủ quan. Nếu phụ huynh thiếu kèm cặp là con không theo kịp chương trình”.
Còn phụ huynh Phạm Văn Đức (Ngõ 376, đường Bưởi, Hà Nội) có con học lớp 3 chia sẻ: “So với năm học trước, năm học này ý thức của con tôi kém hơn hẳn. Bài tập trên lớp của cháu được cô giáo nhận xét rất chung chung như: “Cô khen”, “Con có tiến bộ”, “Con cần cố gắng hơn”… Thú thật là gia đình không biết lực học của cháu thế nào, còn yếu ở đâu… để kèm cặp thêm. Bản thân cháu cũng không biết mình sức học ra sao để phấn đấu”.
Lo lắng cho chuyện học tập của con, chị Thu Hương có con học lớp 5 Trường tiểu học Tây Sơn (Hà Nội) cho biết: “Trước đây, dù chấm điểm nhưng cô giáo vẫn nhận xét cho các cháu. Những lúc bị điểm kém, con có ý thức hơn trong việc tự học vì rất lo bị điểm kém. Nhưng bây giờ không chấm điểm nữa, hầu như con không còn hào hứng học tập, chỉ nghĩ tới chuyện chơi vì cô không giao bài về nhà. Nhưng cái tôi lo nhất năm tới con vào lớp 6, lại quay về với chuyện chấm điểm, như thế dễ bị “sốc” nếu nhận điểm kém”.
Theo đánh giá của một số giáo viên và phụ huynh học sinh, từ ngày áp dụng Thông tư 30, nhiều học sinh cấp tiểu học lười học hẳn đi. Việc thay đổi hoàn toàn cách đánh giá đã khiến cho học sinh có giảm áp lực về việc học nhưng lại mất dần động cơ phấn đấu, đua tranh với nhau. Bên cạnh đó, rất khó phân loại học sinh khi hết học kỳ I vì chỉ có hai mức xếp loại: “Đạt” và “Không đạt”. Quan điểm “cào bằng” và bình quân trong đánh giá cũng làm mất dần hứng thú học tập ở các em.
Giáo viên vất vả
Sau một học kỳ thực hiện theo quy định thay đổi cách đánh giá, nhận xét học sinh tiểu học, bà Phạm Thị Minh - Hiệu trưởng Trường tiểu học Liên Ninh (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: “Học sinh đã được giảm áp lực về điểm số, thế nhưng các giáo viên trong trường rất vất vả, thậm chí là quá tải. Mỗi ngày phải thực hiện một chồng sổ sách, nhận xét học sinh, rồi phối hợp, giải thích với phụ huynh về tình hình học tập của học sinh. Vào đợt cuối học kỳ, giáo viên phải tổng hợp sổ sách để đánh giá, khen thưởng học sinh”.
Chia sẻ về nỗi vất vả khi thực hiện theo quy định mới, một giáo viên dạy tiểu học (không tiện nêu tên) ở Hà Nội cho biết: “Hàng ngày, dạy cho học sinh đã vất vả rồi, giờ còn phải thêm công việc chấm bài, ghi nhận xét vào vở học sinh. Lớp học đông, chữa bài rất mệt rồi còn phải viết nhận xét vào vở, vào sổ theo dõi của giáo viên… chưa kể, còn phải ghi đánh giá, nhận xét cho từng học sinh trong ngày để lên hệ thống sổ liên lạc điện tử gửi tin nhắn cho từng phụ huynh. Buổi tối về nhà soạn giáo án, trả lời thắc mắc của phụ huynh qua điện thoại. Nhìn chung, công việc vất vả hơn trước rất nhiều”.
Áp lực và quá tải nhiều nhất có lẽ là đối với giáo viên bộ môn, đặc biệt những bộ môn như: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục… Nhiều trường tiểu học chỉ bố trí một vài giáo viên môn phụ này. Việc ghi lời nhận xét vào sổ theo dõi rất mất thời gian, rất nhiều giáo viên phải làm thêm ở nhà. Mặc dù Bộ GD&ĐT đã có nhiều chỉ đạo nhằm giảm áp lực sổ sách cho giáo viên, thế nhưng các loại sổ sách vẫn còn nhiều, giáo viên không thể bớt được vì đấy là căn cứ để đánh giá học sinh. Hơn nữa, giáo viên bắt buộc phải ghi nhận xét vì nhà trường sẽ kiểm tra.
Lãnh đạo một số trường tiểu học ở Hà Nội cho biết, để giảm tải cho giáo viên tiểu học, Bộ GD&ĐT cần có nghiên cứu phần mềm ứng dụng đánh giá nhận xét học sinh. Đồng thời, có những biện pháp cụ thể hơn nữa trong việc giảm tải áp lực cho học sinh thông qua đổi mới chương trình phù hợp, phát huy năng lực của học sinh.
Quang Anh

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 10 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 10 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 12 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.