Bộ Công an tính giải pháp đưa thông tin sinh trắc học vào cơ sở dữ liệu căn cước
Chiều 6/2, Bộ Công an tổ chức Hội thảo về đánh giá các giải pháp khoa học, công nghệ sinh trắc học ADN, giọng nói, mống mắt phục vụ triển khai Luật Căn cước mới, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết, Luật Căn cước đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Trong đó, có các quy định mới liên quan tới bổ sung thông tin sinh trắc học ADN, mống mắt, giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc phát biểu tại Hội thảo.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc khẳng định, việc triển khai thực hiện các tiện ích công nghệ cho người dân đã được thực hiện đồng bộ, xuyên suốt với các ứng dụng, xác thực về sinh trắc, các tiện ích về chip trên thẻ căn cước, về định danh điện tử. Điều này đã thành công trong việc giảm và rút gọn các thủ tục hành chính và thân thiện với người dân.
Lãnh đạo Bộ Công an dẫn chứng thêm, hiện nay trên thế giới, nhiều nước đã xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ADN, mống mắt, giọng nói phục vụ quản lý dân cư và phòng chống tội phạm, thiên tai thảm họa, tìm kiếm tung tích nạn nhân. Ở Việt Nam, đã từng bước tiếp cận, tuy nhiên còn nhiều khó khăn về tính pháp lý, hạ tầng công nghệ thông tin.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho rằng, khi đưa ra những quy định áp dụng sinh trắc học, cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, Luật Căn cước đã được thông qua và hiện nay cần bàn để thực hiện như thế nào cho hiệu quả. Trong quá trình xây dựng các quy định, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội được giao thực hiện và sẽ tiếp tục cầu thị, lắng nghe các ý kiến góp ý.

Các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia đã đóng góp tham luận trong Hội thảo.
Lựa chọn phương án tối ưu
Tại Hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia đã tập trung thảo luận, làm rõ các nội dung: Đối tượng ưu tiên triển khai (Luật Căn cước khẳng định người dân được tự nguyện); Nhóm phòng chống tội phạm có phải bắt buộc áp dụng sinh trắc học hay không?; Ứng dụng sẽ cung cấp là gì ; Giải pháp công nghệ triển khai như thế nào ; Phương án lấy mẫu ra sao (lấy mẫu máu, nước bọt…)...
Tại Hội thảo, GS. Hồ Tú Bảo- Viện Nghiên cứu cấp cao về toán cho biết, sinh trắc học là một phần số của con người, là lĩnh vực nghiên cứu khoa học và khai thác dữ liệu để khẳng định được các danh tính.

GS. Hồ Tú Bảo - Viện Nghiên cứu cấp cao về toán đóng góp tham luận.
Trong quá trình triển khai, GS. Hồ Tú Bảo lưu ý, cần phải đo đạc được mẫu từng cá thể và nhận dạng ra sao. Theo ông, ADN có nhiều ưu điểm như độ chính xác cao, không giả mạo được, nhưng lại có nhược điểm là chi phí cao. Trong khi đó, sinh trắc học qua giọng nói thì chi phí thấp, dễ dàng sử dụng và thiết bị áp dụng đơn giản hơn, nhưng lại có nhược điểm có thể bị giả mạo và môi trường ngôn ngữ có thể bị ảnh hưởng. Cùng với đó, sinh trắc qua mống mắt thì chi phí trung bình nhưng yêu cầu các thiết bị phức tạp và chi phí cao hơn.
Ông Nông Văn Hải, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cho rằng, việc lựa chọn giải pháp sinh trắc học như thế nào cũng cần lựa chọn để phù hợp với chi phí, tính thuận lợi và tính bảo mật. Theo ông Hải, từ nay tới trước khi Luật Căn cước có hiệu lực thì cần có đề án để phân công rõ ràng về nguồn lực, hội đồng liên quan tới vấn đề đạo đức khi lấy mẫu.
Trong khi đó, về nguồn lực đầu tư thực hiện các giải pháp, ông Hải đề xuất có thể lấy từ ngân sách nhà nước, từ nguồn lực xã hội hóa và nguồn ủng hộ của quốc tế (nếu có).

Ông Nông Văn Hải, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam.
"Đây là công việc lâu dài, ảnh hưởng tới toàn xã hội, liên quan tới vị thế khoa học công nghệ quốc gia của Việt Nam. Tôi nghĩ cần tham khảo thêm các nước trên thế giới xem họ làm như thế nào", ông Nông Văn Hải Hải trình bày.
Tiếp tục đưa ra các quan điểm, giải pháp để áp dụng sinh trắc học vào cơ sở dữ liệu căn cước, ông Nguyễn Đức Công- Bệnh viện Thống nhất TP.HCM cho rằng, việc áp dụng ADN vào căn cước là một giải pháp, chứ không phải là tất cả. Dữ liệu ADN theo cách hiểu của ông Công là chủ yếu trong phòng chống tội phạm. Do đó, quá trình thực hiện cần thu thập gen như thế nào đối với những người có từng cơ địa khác nhau, bởi mỗi người có cơ địa khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau, có thể sinh ra bệnh này, bệnh kia.
Ông Công ủng hộ việc thu thập gen qua hình thức lấy mẫu máu. Quá trình chia sẻ ý kiến, ông Công băn khoăn rằng, đây là giải pháp tốn tiền, nên cần nghiên cứu thêm.
Đại tá Vũ Văn Tấn- Phó Cục trưởng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết, từ ngày 1/7/2024 khi Luật Căn cước có hiệu lực, về lý thuyết thì nếu người dân có yêu cầu, sẽ được tích hợp ADN trong căn cước mới. Theo Đại tá Vũ Văn Tấn, các nước trên thế giới như: Mỹ, Anh, Trung Quốc, đều áp dụng ADN trong căn cước, dữ liệu về ADN. Cũng theo ông Tấn, trên thế giới, cũng cho phép chia sẻ dữ liệu về sinh trắc (Hiệp ước châu Âu) trên tinh thần tự nguyện và phục vụ cho công tác tìm kiếm, tội phạm. Tại Mỹ, Đạo luật Định danh cũng khẳng định nội dung trên. Tại Việt Nam, Luật Căn cước vừa qua đưa ADN vào trong luật. |

Vụ người phụ nữ nguy kịch khi đến trị liệu làm đẹp ở MELIZA: Đã gỡ biển quảng cáo dịch vụ thẩm mỹ
Xã hội - 4 giờ trướcDù ngừng hoạt động hơn năm qua, cũng không được cấp phép hành nghề khám chữa bệnh song biển hiệu MELIZA (Trung tâm đào tạo thẩm mỹ công nghệ cao) vẫn treo. Đến trưa hôm qua 14/7, biển quảng cáo này đã được hạ xuống.

Giám đốc Công an Hà Nội: Áp dụng camera AI, CSGT không cần phải ra đường
Xã hội - 6 giờ trướcCông an Hà Nội đang triển khai hệ thống camera AI có thể tự động điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông, lực lượng CSGT không cần phải trực tiếp điều hành tại điểm nóng.

Hà Nội gấp rút 'thay áo' cho đôi bờ sông Tô Lịch
Xã hội - 7 giờ trướcSau thời gian dài ô nhiễm, đến nay sông Tô Lịch đang vào giai đoạn nước rút hoàn thiện các hạng mục hạ tầng – môi trường – cảnh quan, hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho đô thị Thủ đô.

Hơn 500 điểm 10 môn Toán: Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có gì bất ngờ và điểm chuẩn đại học sẽ ra sao?
Xã hội - 7 giờ trướcSau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều thí sinh rời phòng thi môn Toán với gương mặt thất thần, thậm chí bật khóc tại nhiều điểm trường. Tuy nhiên, phổ điểm môn Toán vừa được Bộ GD&ĐT công bố ngày hôm nay đã hé lộ những bất ngờ lớn và tín hiệu tích cực cho mùa tuyển sinh đại học sắp tới.

Tin vui cho cán bộ về công tác tại tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 14/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp thứ hai để xem xét, quyết nghị các vấn đề thuộc thẩm quyền. Trong đó, có dự thảo về chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đến công tác tại Trung tâm Hành chính của tỉnh Thái Nguyên sau hợp nhất.

Hà Nội lập tổ công tác về chuyển đổi phương tiện giao thông xanh, hạ tầng trạm sạc xe điện
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3763/QĐ-UBND về thành lập Tổ công tác liên ngành để tham mưu UBND TP triển khai các nội dung, nhiệm vụ chuyển đổi phương tiện giao thông xanh và hạ tầng trạm sạc xe điện trên địa bàn TP Hà Nội.

Kiểu thời tiết khiến hàng triệu người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kéo dài
Thời sự - 19 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khu vực Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội về chiều tối tiếp tục có mưa dông. Từ ngày 15/7, khu vực này xảy ra đợt nắng nóng diện rộng.

Tin sáng 15/7: Miền Bắc chuyển mưa dông vào cuối tuần; Muốn thi công chức phải đáp ứng những điều kiện gì?
Thời sự - 20 giờ trướcGĐXH - Những ngày tới, miền Bắc đón đợt nắng nóng diện rộng, tuy nhiên hình thái thời tiết này kéo dài không lâu khi mưa rào và dông xuất hiện trở lại; Từ 1/7/2025, người đăng ký thi công chức phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, đủ sức khỏe và đáp ứng yêu cầu vị trí dự tuyển.

Nữ giáo viên kể phút bàng hoàng khi ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông
Thời sự - 1 ngày trướcMột nữ giáo viên tiểu học ở Nghệ An đã bị thương trong vụ ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông. Đang điều trị tại bệnh viện, nạn nhân vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại vụ tai nạn.

Bé 6 ngày tuổi bị bỏ rơi ở lô cao su, bên cạnh là thư mẹ viết nghẹn lòng
Thời sự - 1 ngày trướcPhát hiện bé trai nặng 3,5kg bị bỏ trong lô cao su ở Đồng Nai kèm theo tờ giấy viết tay, chính quyền địa phương phát thông báo tìm người thân.

Tin sáng 14/7: Tuyến đường nào ở Hà Nội cấm xe máy chạy xăng từ tháng 7/2026? Nối thành công bàn tay bị đứt lìa của nam TikToker có tiếng ở Thái Nguyên
Thời sựGĐXH - Từ ngày 1/7/2026, Hà Nội sẽ cấm xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xe máy chạy xăng) hoạt động trong khu vực Vành đai 1; Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tiến hành phẫu thuật nhiều giờ, nối lại bàn tay bị chém lìa cho nam TikToker có tiếng ở Thái Nguyên.