Bộ GD&ĐT nêu 6 hạn chế, vướng mắc của đội ngũ nhà giáo hiện nay
Đội ngũ nhà giáo là lực lượng đông đảo nhất trong tổng số công chức, viên chức của tất cả các ngành lĩnh vực, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, theo Bộ GD&ĐT, hiện nay có rất nhiều hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn phát triển đội ngũ nhà giáo.
Trong dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo gửi Chính phủ của Bộ GD&ĐT đã chỉ ra 6 hạn chế, vướng mắc chủ yếu trong thực tiễn phát triển đội ngũ nhà giáo.
Thứ nhất , cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông còn mất cân đối. "Vấn đề thừa, thiếu cục bộ giáo viên mầm non, phổ thông diễn ra tại nhiều địa phương, trong từng cơ sở giáo dục, trong từng cấp học, môn học vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Nhiều địa phương không đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đặc biệt, thiếu một số lượng lớn giáo viên để đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018". Nếu xây dựng được 1 luật riêng điều chỉnh về nhà giáo sẽ giúp giải quyết căn cơ vấn đề này.

Bộ GD&ĐT cho biết, tính đến năm học 2020-2021, tổng số nhà giáo trong cả nước là 1.402.469 người. Ảnh minh họa
Thứ hai, việc thực hiện, tuyển dụng, bố trí, điều động giáo viên tại các địa phương, cơ sở giáo dục còn nhiều vướng mắc, bất cập. "Việc bỏ biên chế suốt đời đối với giáo viên và thực hiện cơ chế tuyển dụng giáo viên như những viên chức thông thường đã và đang bộc lộ một số hạn chế:
Tuyển dụng đúng quy trình nhưng chú trọng đến kiến thức quản lý nhà nước nhiều hơn kỹ năng nghiệp vụ. Khó tuyển được người giỏi vào ngành. Chuyển biên chế suốt đời của giáo viên sang chế độ làm việc theo hợp đồng, hưởng lương theo vị trí việc làm nhưng không có quy định đặc thù nên không thực hiện được công tác điều động, biệt phái giáo viên từ vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi lên vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn công tác.
Thứ ba , việc thực hiện tinh giản biên chế theo yêu cầu chung gặp nhiều khó khăn đối với ngành giáo dục vì đặc điểm nghề nghiệp của nhà giáo là dạy học và giáo dục theo cấp học, môn học.
Số lượng biên chế tinh giản trong ngành Giáo dục chủ yếu là do giáo viên nghỉ chế độ, chuyển công tác, dẫn tới khó khăn trong bố trí, sắp xếp giáo viên theo định mức, theo chuyên môn đào tạo khi thực hiện yêu cầu tuyển dụng theo quy định mới.
Thứ tư, các chính sách tiền lương mặc dù đã được quan tâm nhưng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với vị trí, vai trò của nhà giáo; chưa tạo động lực để nhà giáo gắn bó với nghề.
Nếu coi nhà giáo là nguồn nhân lực đặc biệt của đất nước, là nhân lực của nhân lực" thì điều kiện làm việc của nhà giáo cần có sự sáng tạo, chính sách tiền lương, các chế độ đãi ngộ, tôn vinh, khen thưởng đối với nhà giáo cũng cần có các quy định riêng, tương xứng với vị thế và đặc thù lao động của nhà giáo.
Thứ năm , thiếu cơ chế để thu hút người giỏi thi tuyển vào ngành sư phạm và tham gia tuyển dụng nhà giáo nên một số môn học, cấp học còn xảy ra tình trạng thiếu nguồn để tuyển dụng.
Thứ sáu , chưa có đầy đủ chế tài để quản lý nhà giáo ngoài công lập. Các quy định của pháp luật hiện hành, nhất là Luật viên chức chủ yếu quản lý đối với đội ngũ nhà giáo đã được tuyển dụng vào viên chức.
Trong khi đó, trước áp lực về tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy thì giải pháp để giảm gánh nặng về ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng là mở rộng hệ thống giáo dục ngoài công lập. Tuy nhiên, chính sách đối với nhà giáo ngoài biên chế, giáo viên công tác trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập chưa được quan tâm đúng mức.
Theo Bộ GD&ĐT, tính đến năm học 2020-2021, tổng số nhà giáo trong cả nước là 1.402.469 người. Trong đó, nhà giáo các cấp học mầm non, phổ thông, đại học là 1.318.510 (biên chế 1059.729, hợp đồng 48.662, ngoài công lập 123.996).
Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có 1.190.443 nhà giáo (công lập 1.108.391, ngoài công lập 82.052; biên chế 1.059.729, hợp đồng trong các trường công lập 48.662).
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có 83.959 nhà giáo (37.235 nhà giáo trong các trường cao đẳng, 13.295 nhà giáo trong các trường trung cấp, 23.086 nhà giáo trong các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và có gần 10.343 nhà giáo thuộc các cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp).
Biên chế sự nghiệp của ngành giáo dục chiếm khoảng 70% tổng biên chế sự nghiệp của cả nước. Như vậy, có thể thấy, đội ngũ nhà giáo là lực lượng đông đảo nhất trong tổng số công chức, viên chức của tất cả các ngành/lĩnh vực, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Đội ngũ nhà giáo hoạt động rộng khắp trong các ngành, lĩnh vực, thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau.

Phát động cuộc thi ảnh online 'Tôi và Sách Cánh Diều'
Giáo dục - 7 giờ trướcNgày 20/4/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam phát động cuộc thi ảnh online mang tên "Tôi và Sách Cánh Diều" – mùa 2.

Nam sinh 10 năm được bạn cõng tới trường tốt nghiệp ĐH Bách khoa loại giỏi
Giáo dục - 13 giờ trướcSuốt 4 năm Nguyễn Tất Minh học tập tại Hà Nội, bố em vẫn luôn đồng hành cùng con. Ngoài giờ Minh tới lớp, bố em xin đi làm bảo vệ cho một quán cà phê, bơm nước cho trường để có thêm thu nhập.

Hành trình Trạng Nguyên Nhỏ Tuổi: Nơi Văn phòng phẩm Hồng Hà đồng hành gieo mầm tri thức cho tương lai
Giáo dục - 13 giờ trướcCuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi 2025 tại Hà nội đã đến hồi kết với nhiều gương mặt nhí tỏa sáng không chỉ bằng kiến thức văn toán mà còn bằng nét chữ sạch đẹp gọn gàng.

Tổng Bí thư: Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm tới
Giáo dục - 14 giờ trướcTổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên. Việc dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm không thu phí và giảm áp lực với học sinh, tăng cường dạy học về văn hoá, nghệ thuật bảo đảm cho học sinh phát triển toàn diện.

Tỷ lệ chọi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2025
Giáo dục - 17 giờ trướcNăm 2025, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên tuyển 525 chỉ tiêu lớp 10 với 5 khối chuyên; mỗi khối chuyên tuyển 105 em. Trong đó, khối chuyên Tin có tỷ lệ chọi cao nhất, lên đến 1/8,1.

Bí quyết học và ôn thi môn Toán tốt nghiệp THPT 2025 đạt điểm cao
Giáo dục - 1 ngày trướcLà người đang đồng hành với học sinh lớp 12, thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên dạy Toán (Hà Nội) chia sẻ các bí quyết ôn luyện cấp tốc môn Toán để đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

8 tổ hợp xét tuyển vào trường Đại học Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcTrường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa công bố thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm học 2025-2026.

“Tiếp sức mùa thi” 2025 ứng dụng công nghệ AI trong hỗ trợ, giúp thí sinh bớt áp lực, thi cử nhẹ nhàng
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Chương trình ‘Tiếp sức mùa thi’ năm 2025 chính thức khởi động trên quy mô toàn quốc với thông điệp ‘mùa thi hạnh phúc’. Chương trình đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện, công nghệ AI trong hỗ trợ, giúp thí sinh bớt áp lực, thi cử nhẹ nhàng.

Các trường đại học kinh tế top đầu đồng loạt tăng học phí 2025
Giáo dục - 2 ngày trướcDưới đây là thông tin về học phí các trường đại học kinh tế top đầu trên cả nước năm học 2025-2026 để học sinh, phụ huynh tham khảo.

Hà Nội công bố 30 số điện thoại 'nóng' hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp
Giáo dục - 2 ngày trướcHà Nội vừa công bố 30 số điện thoại nhằm hỗ trợ phụ huynh các thông tin liên quan đến công tác tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Tổng Bí thư: Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm tới
Giáo dụcTổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên. Việc dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm không thu phí và giảm áp lực với học sinh, tăng cường dạy học về văn hoá, nghệ thuật bảo đảm cho học sinh phát triển toàn diện.