Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, trong đó sửa đổi quy định về văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Sửa đổi quy định về văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Dự thảo Luật sửa theo hướng bỏ bằng tốt nghiệp THCS và giao thẩm quyền cho hiệu trưởng trường THCS/người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục THCS xác nhận hoàn thành chương trình THCS thay cho việc Trưởng phòng GDĐT cấp huyện cấp bằng tốt nghiệp THCS; giao thẩm quyền cho hiệu trưởng trường THPT/người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục THPT cấp bằng tốt nghiệp THPT thay cho việc Giám đốc Sở GDĐT cấp bằng tốt nghiệp THPT.
Theo Bộ GDĐT, nội dung sửa đổi nêu trên phù hợp với thực tiễn, thực hiện triệt để việc phân cấp, phân quyền, tuân thủ nguyên tắc "nơi nào đào tạo nơi đó cấp bằng" phù hợp với thông lệ quốc tế. Đảm bảo phù hợp với chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (KL số 137-KL/TW ngày 28/3/2025 của BCT, BBT); phù hợp với mục tiêu phổ cập giáo dục. Đồng thời phù hợp với xu thế quốc tế: Nhiều quốc gia phát triển (Mỹ, Canada, Anh, Úc, Phần Lan) không cấp bằng Tốt nghiệp THCS mà sử dụng xác nhận của Hiệu trưởng về kết quả học tập ở lớp dưới để xét học ở bậc học cao hơn hoặc phân luồng. Việc xác nhận hoàn thành chương trình THCS không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của người học.
Cụ thể, nội dung sửa đổi được thể hiện tại Điều 12, Điều 34 và khoản 2, 3 Điều 45 Luật Giáo dục, đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, giao hiệu trưởng/người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện chương trình THCS xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình THCS cho người học; giao thẩm quyền cho hiệu trưởng trường THPT/người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục THPT cấp bằng tốt nghiệp THPT, bỏ thủ tục cấp bằng tốt nghiệp THPT thực hiện tại Sở GDĐT.
Sửa đổi, bổ sung quy định về sách giáo khoa và tài liệu giáo dục
Các nội dung quy định chi tiết trong Luật hiện hành về thành phần, tiêu chuẩn Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa, về trách nhiệm/nhiệm vụ cụ thể của Bộ trưởng Bộ GDĐT (quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa giáo dục phổ thông; quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa và hội đồng thẩm định cấp tỉnh) được lược bỏ, dự thảo Luật quy định chung: Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định.

Theo Bộ GDĐT, lý do nhằm: Thực hiện phân cấp, phân quyền, giao việc tổ chức biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương cho Giám đốc Sở GDĐT; chuyển thẩm quyền phê duyệt từ Bộ trưởng Bộ GDĐT thành Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Sửa đổi quy định này cũng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, thực hiện cắt giảm TTHC theo chỉ đạo chung của Thủ tướng Chính phủ (không còn thủ tục trình Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt).
Bên cạnh đó, dự thảo cũng sửa đổi quy định về học bổng khuyến khích học tập và quy định về học bổng chính sách cho người học theo hướng sẽ giao Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện, đối tượng hưởng học bổng. Bổ sung đối tượng: Sinh viên đang học chương trình đào tạo để thực hiện các Chương trình, Đề án phát triển nguồn nhân lực các ngành công nghiệp mới do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4 địa phương đầu tiên quy định khung giờ không được phép dạy thêm, học thêm
Giáo dục - 4 giờ trướcYên Bái, Ninh Bình, Hải Phòng và TP.HCM là 4 địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành quy định chi tiết về thời gian dạy thêm, học thêm.

PGS-TS Bùi Hiền, người đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Giáo dục - 7 giờ trướcPGS-TS Bùi Hiền, người được biết đến với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, đã qua đời chiều 11/5.

Hai sứ giả tuổi 16 mang niềm tự hào Việt Nam đến nước Mỹ
Giáo dục - 11 giờ trướcGĐXH - Tháng 6 tới, hai nam sinh lớp 10 chuyên Ngoại ngữ của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) sẽ cùng 12 học sinh trên cả nước tham gia Chương trình “Lãnh đạo thanh niên theo yêu cầu” (ODYLP) tại Hoa Kỳ – một hành trình trải nghiệm ý nghĩa do Đại sứ quán Mỹ tài trợ.

Bộ GD&ĐT đề xuất xoá sổ bằng tốt nghiệp THCS
Giáo dục - 12 giờ trướcHọc sinh tốt nghiệp cấp THCS chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng nhằm phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.

Học sinh Việt Nam đoạt 8 huy chương tại Olympic Vật lý châu Á
Giáo dục - 14 giờ trướcNgày 11/5, Bộ GD&ĐT thông tin, đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 được tổ chức tại Ả rập Xê út đã thắng lớn với 8 huy chương.

Nam sinh cõng bạn thân lên nhận bằng tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội
Giáo dục - 2 ngày trướcNgay sau khi tan học vào sáng nay (10/5), Ngô Văn Hiếu – cậu học trò “10 năm cõng bạn tới trường” - từ Thái Bình bắt xe lên Hà Nội để kịp tham dự lễ tốt nghiệp của cậu bạn thân Nguyễn Tất Minh.

Không cần học thuộc, đây là 8 cách mở bài khiến bài văn được điểm cao, đến học sinh giỏi cũng gật gù công nhận
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Bạn luôn lúng túng khi viết mở bài trong bài văn nghị luận? Những công thức “khô cứng” khiến bạn mất điểm ngay từ đoạn đầu? Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ bật mí 8 cách mở bài sáng tạo, dễ nhớ và phù hợp với mọi đề thi Ngữ văn.

ĐH Văn Lang kỷ luật sinh viên vô lễ với cựu chiến binh trong lễ diễu binh 30/4
Giáo dục - 3 ngày trướcTrường Đại học Văn Lang kỷ luật khiển trách sinh viên Ngô Nguyên Giáp vì hành vi vô lễ với cựu chiến binh trong lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.

Đại học Ngoại thương tăng chỉ tiêu và điểm xét tuyển 2025
Giáo dục - 3 ngày trướcĐại học Ngoại thương dự kiến tuyển 4.180 chỉ tiêu (tăng 50 chỉ tiêu so với năm ngoái) bằng 4 phương thức, trong đó tăng điểm xét chứng chỉ quốc tế SAT và ACT.

Một trường đại học tuyển sinh bằng 42 tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 4 ngày trướcNăm 2025, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh 2.400 chỉ tiêu bằng 42 tổ hợp xét tuyển.

Nam sinh trường huyện 3 lần thi đánh giá tư duy, ‘bứt tốc’ trở thành thủ khoa toàn quốc
Giáo dụcGĐXH - Nguyễn Đức Lương, học sinh lớp 12T1 Trường THPT Đô Lương 3, Nghệ An vừa xuất sắc trở thành thủ khoa Kỳ thi đánh giá tư duy lần 3 do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. Em vượt qua gần 24.000 thí sinh, đạt 91,29/100 điểm, kỳ lục khiến nhiều người ngỡ ngàng.