Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bố mẹ bé nhỏ, có “vỗ” được con cao lớn?

Thứ sáu, 11:00 23/09/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Khoa học đã chứng minh dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp trong 1.000 ngày đầu đời sẽ tác động sâu sắc đến sự phát triển, khả năng học tập và giúp định hình sức khỏe lâu dài của bé. Tuy nhiên, khá nhiều cha mẹ đã chủ quan bỏ lỡ mất cơ hội có một không hai này để giúp con có một nền tảng để phát triển tốt nhất cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần.

Khoa học đã chứng minh, dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp trong 1.000 ngày đầu đời sẽ tác động sâu sắc đến sự phát triển, giúp định hình sức khỏe lâu dài của trẻ. Ảnh: P.V
Khoa học đã chứng minh, dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp trong 1.000 ngày đầu đời sẽ tác động sâu sắc đến sự phát triển, giúp định hình sức khỏe lâu dài của trẻ. Ảnh: P.V

Giai đoạn 1.000 ngày đầu đời

Những năm gần đây, kinh tế phát triển, chế độ dinh dưỡng cho trẻ được bố mẹ đầu tư nhiều hơn. Trẻ trong những gia đình có kinh tế khá giả được ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa… nhiều hơn những thế hệ trước. Nhưng rõ ràng, bằng cảm quan và bằng cả thực tế, vẫn có nhiều trẻ bé hơn so với các bạn cùng lứa tuổi của mình.

Nhiều ông bố, bà mẹ tìm đủ mọi cách để ép con ăn nhưng cân nặng và chiều cao của “cục cưng” vẫn “lẹt đẹt”. Anh Minh Tuấn (ở Đống Đa, Hà Nội) thì tự trào: “Mình đã phải “hy sinh đời bố để củng cố đời con”, cố gắng cày cuốc cho con ăn ngon, mặc ấm không kém ai mà con vẫn như cái kẹo. Đưa con đến trường, gặp vài cháu kéo cái cặp mà xiêu xiêu vẹo vẹo. Thực tế cho thấy, không chỉ con của anh Minh Tuấn nói trên có vóc dáng còi cọc hơn so với tuổi, mà nhiều trẻ còn có sức khỏe kém và tiếp thu bài thua các bạn có thể lực và trí tuệ tốt hơn.

Ước tính hiện nay, chiều cao trung bình của nam là 164,4cm, nữ là 153,4cm, thấp hơn tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là 13,1cm và 10,7cm. Nghe thì có vẻ đáng giật mình nhưng rõ ràng, chiều cao của người Việt có sự liên quan mật thiết đến việc chăm sóc trẻ trong giai đoạn đầu đời, từ lúc trong bụng mẹ đến khi tròn 2 tuổi. Nhiều cha mẹ chủ quan, bỏ qua việc chăm sóc con kỹ lưỡng trong giai đoạn này đã khá chật vật với tầm vóc và sức khỏe của con sau giai đoạn 2 tuổi đến khi trưởng thành

TS. BS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) cho rằng, để cải thiện tầm vóc, thể lực của thế hệ tương lai, giai đoạn 1.000 ngày đầu đời có ý nghĩa quyết định. Khoa học đã chỉ ra rằng, những năm đầu đời (0 - 5 tuổi) là ưu tiên số một. Trong đó, giai đoạn 1.000 ngày đầu đời tính từ lúc người mẹ thụ thai đến lúc trẻ 2 tuổi là giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, về mặt phát triển trí tuệ thì đến 80% bộ não phát triển trong những năm đầu đời và nếu không được sớm "lập trình" để phát triển ngay từ giai đoạn này thì việc tác động vào những giai đoạn sau sẽ mất thời gian và tốn kém hơn rất nhiều.

Về mặt thể lực, khoa học cũng chứng minh, toàn bộ nguyên nhân thấp còi ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao, cân nặng của trẻ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn trong 2 năm đầu và thậm chí ngay cả trong thời gian bào thai. “Vì vậy, muốn giải quyết được vấn đề tầm vóc, thể lực cho thế hệ tương lai, chúng ta phải tác động đặc biệt trong 9 tháng mang thai và 2 năm sau khi ra đời”, TS.BS Trần Tuấn nhấn mạnh.

Cơ hội quan trọng và duy nhất

Khoa học đã chứng minh, dinh dưỡng phù hợp trong 1.000 ngày đầu đời có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe, khả năng học tập và tương lai của bé sau này mà không giai đoạn nào khác thay thế được.

Lúc mới sinh, thể tích não của trẻ đạt 25% so với người trưởng thành và nặng khoảng 350g. Trong 3 năm đầu đời, thể tích não phát triển đến 85% và tăng 1g trọng lượng mỗi ngày. Không chỉ não bộ, thể chất cũng có sự tăng trưởng vượt bậc. Từ một tế bào lúc thụ thai đến 500.000 tỷ tế bào, đạt gấp 5 lần cân nặng và gấp 2 lần chiều cao, so với lúc mới sinh, khi bé được 3 tuổi. Với tốc độ phát triển này, các chất dinh dưỡng cần thiết rất quan trọng để tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng đặc biệt này.

BS Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Nhi Đồng 2) cho biết, 1.000 ngày đầu đời là giai đoạn phát triển kì diệu nhất của mỗi đứa trẻ: Phát triển đến 85% thể tích não so với lúc trưởng thành, đạt gần gấp 5 lần cân nặng và gần gấp 2 lần chiều cao, so với lúc mới sinh, khi trẻ 3 tuổi. Môi trường (gồm dinh dưỡng và lối sống) tác động đến 80% sức khỏe của mỗi người, trong khi gene chỉ tác động khoảng 20%. Ví dụ, nếu mẹ được cung cấp đủ 400mg acid folic mỗi ngày trong thai kỳ sẽ giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh. Hoặc trẻ được nhận đủ lượng chất sắt trong 1.000 ngày đầu đời sẽ có kết quả học tập tốt hơn ở môn đọc, viết và toán học…

Bằng phương pháp nuôi dạy con khoa học và nguồn dinh dưỡng phù hợp, trong 1.000 ngày đầu đời, người mẹ có thể giúp trẻ phát triển tối đa não bộ và trí lực, xây dựng hệ miễn dịch vững mạnh, giảm thiểu các nguy cơ bị dị ứng và mắc các bệnh không lây (như tim mạch, tiểu đường), có khả năng vượt qua bệnh tật đe dọa đến tính mạng gấp 10 lần, đạt điểm số cao hơn 4,6 lần trong học tập… Và đây cũng chính là thời điểm lý tưởng để cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ, phát triển trí tuệ vận động, trí tuệ toán học, trí tuệ không gian, trí tuệ âm nhạc và khả năng tự nhận thức qua khám phá thế giới xung quanh của con mình.

Chọn “giai đoạn vàng” để kích chiều cao

Có 3 giai đoạn quyết định về chiều cao con người. Giai đoạn trong bào thai: 9 tháng mang bầu, người mẹ cố gắng tăng cân 10-12kg để trẻ sơ sinh đạt chiều cao 50cm lúc chào đời (khoảng 3 kg); giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: Năm thứ nhất tăng 25cm, 2 năm kế tiếp tăng 10cm/năm; giai đoạn tuổi dậy thì (trẻ em Việt Nam là 11-13 tuổi đối với nữ và 13-15 tuổi đối với nam): Chiều cao của trẻ nữ tăng mỗi năm khoảng 6cm và trẻ nam là 7cm. Đây chính là các giai đoạn cha mẹ cần chú ý cân đối dinh dưỡng cho con.

Giai đoạn tiếp theo, chiều cao phát triển rất chậm hoặc hầu như không tăng. Sự phát triển chiều cao thường dừng lại khi nữ 20 tuổi và nam 25 tuổi.

Nghiên cứu của Tổ chức 1.000 ngày đầu đời có trụ sở tại Mỹ (website: thousanddays.org) nhận định, nếu được thụ hưởng một chế độ dinh dưỡng hoàn thiện trong 1.000 ngày đầu đời, trẻ sẽ:

- Có khả năng vượt qua các bệnh tật đe dọa đến tính mạng cao gấp 10 lần;

- Đạt điểm số cao hơn 4,6 lần;

- Có thu nhập cao hơn 21%;

- Tự xây dựng cho mình một gia đình mới khỏe mạnh hơn khi trưởng thành.

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Top