Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bố mẹ cần biết điều này khi con mắc bệnh đường hô hấp

Thứ năm, 08:18 28/12/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Viêm đường hô hấp trên/dưới là bệnh khá phổ biến và dễ tái phát ở trẻ em. Vì vậy, cha mẹ cần có kiến thức đúng để chăm sóc con, nhất là với trẻ sơ sinh trong điều kiện thời tiết có nhiều thay đổi đột ngột như hiện nay.


Thời tiết thay đổi rất dễ khiến trẻ bị viêm đường hô hấp. ẢNH: T.G

Thời tiết thay đổi rất dễ khiến trẻ bị viêm đường hô hấp. ẢNH: T.G

Viêm đường hô hấp trên

Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản - do tiếp xúc trực tiếp với không khí, dẫn đến cảm lạnh, tiếp đó là viêm mũi họng, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa… Các viêm sưng do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể do virus, vi khuẩn, vi nấm (dị vật, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá), do dị ứng thời tiết (những ngày trời lạnh, chuyển mùa đông-xuân).

Triệu chứng chủ yếu là sốt nhẹ, ho, chảy mũi hoặc không chảy mũi, khò khè… Tùy thể trạng mà điều trị triệu chứng. Bệnh nhẹ chỉ cần vệ sinh mũi, họng sạch sẽ, không cần dùng thuốc cũng có thể sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày.

Viêm đường hô hấp dưới

Tỷ lệ mắc phải viêm đường hô hấp dưới quanh năm rất cao, đặc biệt vào mùa lạnh ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam. Bệnh hay xảy ra sau khi bị cảm cúm, cảm lạnh và hay gặp nặng nhất là hai thể viêm phế quản cấp và viêm phổi vì dễ biến chứng, gây tử vong. Đặc biệt viêm phổi ở trẻ nhỏ diễn biến rất nhanh. Vì thế, cha mẹ phải theo dõi sát diễn biến của trẻ, nhất là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh diễn biến rất nhanh.

Mức độ nguy hiểm của viêm hô hấp dưới không thể xem thường, cần dùng thuốc kháng sinh để chữa trị dứt điểm, nhưng phải có sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Cha mẹ không được tự ý cho trẻ dùng kháng sinh vì vi khuẩn dễ kháng thuốc. Một đợt viêm phổi cấp điều trị đúng thường khỏi sau 7-10 ngày, nhưng nếu để biến chứng nặng rất dễ bị tử vong.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, bất kì ai cũng có thể bị bệnh viêm đường hô hấp dưới, nhưng trẻ nhỏ và người già dễ mắc hơn do sức đề kháng, hệ miễn dịch bị suy yếu, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Hay trẻ mắc các bệnh lý mạn tính ở phổi như bị hen phế quản.

Xử trí ở nhà

Theo lương y Nguyễn Anh Đào (nguyên bác sĩ Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội), khi bị viêm đường hô hấp trên/dưới đều gây chảy nước mũi, nghẹt mũi, tắc mũi (do tăng tiết nhiều ở đường hô hấp trên). Nếu chỉ cảm ho, không khó thở, không có các dấu hiệu nguy hiểm thì có thể chăm sóc tại nhà với vài loại thuốc ho an toàn - loại này bố mẹ cần nhờ bác sĩ, điều dưỡng chuyên khoa hô hấp tư vấn để mua.

Có thể dùng một số thuốc giảm ho an toàn như mật ong (nhấp ít một, 6giờ/1 lần, mỗi lần 1/2 thìa cà phê) hoặc nước quất hấp đường kính (quả quất bỏ hạt, vắt bớt nước, hấp cách thủy 20 phút, chắt lấy nước cho trẻ nhấp miệng ít một).

Nếu bị đau họng, pha nước ấm với chanh mật ong, giúp làm giảm sưng tấy hiệu quả và rất lành tính. Riêng với trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên dùng mật ong vì có thể chứa một số loại mật hoa không an toàn.

Nếu ho có đờm nhầy, có thể xông hơi nước pha thêm tinh dầu bạc hà để hỗ trợ làm sạch đờm nhầy khỏi ngực.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nếu bác sĩ xác định rõ nguyên nhân, có thể dùng kháng sinh, kháng viêm, nhưng cha mẹ không tự ý dùng thuốc cho con khi chưa đi khám, chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi thấy trẻ bị cảm, ho có thể dùng nhóm “thuốc ho an toàn” chế từ thảo dược, nhưng cần có tư vấn của bác sĩ. Bạn nên cho con nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước để tránh mất nước.

Cách phòng bệnh hô hấp khi giao mùa

Theo hướng dẫn của Bệnh viện Nhi Trung ương về phòng bệnh đường hô hấp trên/dưới khi thời tiết giao mùa như sau:

- Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, trực tiếp với người bệnh, tránh các yếu tố có hại cho đường hô hấp như: Bụi, hơi nóng, khí nóng, khí độc…

Với trẻ em:

- Giữ vệ sinh và bảo quản sữa mẹ tránh nhiễm khuẩn. Tránh nằm phòng điều hòa, sinh hoạt ngoài trời lâu khi trời lạnh, chuyển mùa

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng: Trẻ bé bú nhiều hơn. Trẻ lớn cho ăn đồ dễ ăn, giàu dinh dưỡng, vi chất, tăng cường hoa quả.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần/ngày sau bữa ăn. Luôn rửa tay bằng xà phòng, trước khi ăn.

- Giữ ấm cơ thể khi trời trở, gió lạnh, mưa. Đeo khẩu trang khi ra đường để tránh tiếp xúc trực tiếp với khói bụi ô nhiễm hoặc hít phải các dị vật, vi sinh vật không tốt.

- Môi trường sống thông thoáng, tránh ẩm thấp và nơi đông người. Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào trong căn phòng có trẻ em. Hạn chế sử dụng than, củi… vì có khí độc hại.

-Tránh học, làm việc ở nơi nhiệt độ quá thấp.

Cha mẹ phân biệt viêm hô hấp trên và dưới để có cách xử lý phù hợp khi trở trời, chữa trị kịp thời bệnh sẽ không thể tiến triển nặng hơn, tránh để lại những di chứng khó chữa.

Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyên rằng, cần cho trẻ đi viện ngay khi có một trong các triệu chứng sau: Trẻ ăn uống (bú) kém, bỏ bữa, sốt không rõ ràng, hay nôn trớ, giấc ngủ không ngon. Trẻ nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày…và sức khỏe không tốt lên sau 2 ngày điều trị. Hoặc trẻ được bố chăm sóc tại nhà 1 tuần mà không bớt, nôn, ho có đàm đặc như mủ, ho ra máu, sốt cao liên tục 2 ngày, khó thở, thở nhanh hơn 50 lần/1 phút, rút lõm lồng ngực…

Hàng ngày cần vệ sinh mũi, thông mũi trước khi ăn (bú) để tránh bị nôn.

Không tự ý nhỏ các thuốc co mạch kéo dài cho trẻ.

Không nhỏ nước ép tỏi cho trẻ vì dễ gây bỏng niêm mạc của trẻ.

Không tự đặt khí dung cho con tại nhà, vì không tiệt khuẩn sẽ làm trẻ ốm thêm.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng

Uyển Hương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách ngăn ngừa và giảm táo bón khi đi du lịch

Cách ngăn ngừa và giảm táo bón khi đi du lịch

Sống khỏe - 36 phút trước

Táo bón gây bất tiện, khó chịu và làm giảm niềm vui khi đi du lịch. Tuy nhiên, có một số cách có thể ngăn ngừa và giảm táo bón…

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh lý nào dẫn đến hôi miệng?

Bệnh thường gặp - 41 phút trước

Nhiều người nghĩ hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không sạch hoặc ăn các loại gia vị nặng mùi như hành, tỏi… mà không biết hôi miệng còn có thể do liên quan đến một số bệnh lý.

Loại hạt 'siêu thực phẩm' giúp ngừa bệnh xương khớp và tim mạch, được bán rẻ ở nhiều chợ Việt Nam

Loại hạt 'siêu thực phẩm' giúp ngừa bệnh xương khớp và tim mạch, được bán rẻ ở nhiều chợ Việt Nam

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Nhiều nghiên cứu chứng minh, isoflavone trong đậu nành còn giúp ngăn ngừa sự mất xương và tăng mật độ khoáng của xương, giúp xương chắc khỏe hơn.

Tế bào ung thư cực 'ghét' 6 nhóm người sau, bạn yên tâm nếu có mặt trong danh sách này

Tế bào ung thư cực 'ghét' 6 nhóm người sau, bạn yên tâm nếu có mặt trong danh sách này

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Ai cũng ghét bệnh ung thư xong ngay cả ung thư cũng có những kiểu người mà nó rất ghét. Nếu bạn nằm trong số 6 kiểu người dưới đây thì có thể phần nào yên tâm căn bệnh quái ác này sẽ không tấn công.

4 loại trứng càng ăn càng có hại cho cơ thể

4 loại trứng càng ăn càng có hại cho cơ thể

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Trứng nứt, trứng sống, trứng lòng đào, trứng chế biến quá kỹ... đều không tốt cho cơ thể, dễ gây tăng cân, nhiễm khuẩn.

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày?

Top