Bố mẹ cưỡng ép con cái học tập có thể phải lao động công ích
Người có hành vi bạo lực gia đình như cưỡng ép thành viên trong gia đình học tập có thể phải thực hiện công việc phục vụ cộng đồng theo quyết định của chủ tịch UBND cấp xã nơi cư trú.
Tại kỳ họp thứ 4 vừa qua, ngày 14/11, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022. Luật này có hiệu lực từ ngày 1/7/2023 với nhiều nội dung mới nổi bật.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 định nghĩa bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Trong đó, Điều 3 Luật này liệt kê các hành vi bạo lực gia đình. Đáng chú ý là hành vi cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác.
Cưỡng ép thành viên gia đình học tập là hành vi mới được bổ sung so với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.
Đối với các hành vi bạo lực gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 cũng bổ sung một quy định mới đó là thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.
Cụ thể, công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú, bao gồm: (1) Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc công trình công cộng khác; (2) Tham gia công việc khác nhằm cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.
Danh mục công việc phục vụ cộng đồng sẽ do Chủ tịch UBND cấp xã công nhận trên cơ sở thảo luận, quyết định của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Chủ tịch UBND cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú quyết định và tổ chức cho người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.
Hành vi bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
2. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

Nam sinh cõng bạn thân lên nhận bằng tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội
Giáo dục - 13 giờ trướcNgay sau khi tan học vào sáng nay (10/5), Ngô Văn Hiếu – cậu học trò “10 năm cõng bạn tới trường” - từ Thái Bình bắt xe lên Hà Nội để kịp tham dự lễ tốt nghiệp của cậu bạn thân Nguyễn Tất Minh.

Không cần học thuộc, đây là 8 cách mở bài khiến bài văn được điểm cao, đến học sinh giỏi cũng gật gù công nhận
Giáo dục - 16 giờ trướcGĐXH - Bạn luôn lúng túng khi viết mở bài trong bài văn nghị luận? Những công thức “khô cứng” khiến bạn mất điểm ngay từ đoạn đầu? Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ bật mí 8 cách mở bài sáng tạo, dễ nhớ và phù hợp với mọi đề thi Ngữ văn.

ĐH Văn Lang kỷ luật sinh viên vô lễ với cựu chiến binh trong lễ diễu binh 30/4
Giáo dục - 1 ngày trướcTrường Đại học Văn Lang kỷ luật khiển trách sinh viên Ngô Nguyên Giáp vì hành vi vô lễ với cựu chiến binh trong lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.

Đại học Ngoại thương tăng chỉ tiêu và điểm xét tuyển 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcĐại học Ngoại thương dự kiến tuyển 4.180 chỉ tiêu (tăng 50 chỉ tiêu so với năm ngoái) bằng 4 phương thức, trong đó tăng điểm xét chứng chỉ quốc tế SAT và ACT.

Một trường đại học tuyển sinh bằng 42 tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 2 ngày trướcNăm 2025, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh 2.400 chỉ tiêu bằng 42 tổ hợp xét tuyển.

Nam sinh trường huyện 3 lần thi đánh giá tư duy, ‘bứt tốc’ trở thành thủ khoa toàn quốc
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Nguyễn Đức Lương, học sinh lớp 12T1 Trường THPT Đô Lương 3, Nghệ An vừa xuất sắc trở thành thủ khoa Kỳ thi đánh giá tư duy lần 3 do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. Em vượt qua gần 24.000 thí sinh, đạt 91,29/100 điểm, kỳ lục khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Công an, nhà trường vào cuộc vụ học sinh lớp 8 bị đánh tới tấp trong quán nước
Giáo dục - 3 ngày trướcCơ quan chức năng đang điều tra, xác minh làm rõ việc một nam sinh lớp 8 trên địa bàn huyện Tuy Phước (Bình Định) bị đánh đập thô bạo.

Phát động cuộc thi ảnh online 'Tôi và Sách Cánh Diều'
Giáo dục - 3 ngày trướcNgày 20/4/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam phát động cuộc thi ảnh online mang tên "Tôi và Sách Cánh Diều" – mùa 2.

Nam sinh 10 năm được bạn cõng tới trường tốt nghiệp ĐH Bách khoa loại giỏi
Giáo dục - 3 ngày trướcSuốt 4 năm Nguyễn Tất Minh học tập tại Hà Nội, bố em vẫn luôn đồng hành cùng con. Ngoài giờ Minh tới lớp, bố em xin đi làm bảo vệ cho một quán cà phê, bơm nước cho trường để có thêm thu nhập.

Hành trình Trạng Nguyên Nhỏ Tuổi: Nơi Văn phòng phẩm Hồng Hà đồng hành gieo mầm tri thức cho tương lai
Giáo dục - 3 ngày trướcCuộc thi Trạng nguyên nhỏ tuổi 2025 tại Hà nội đã đến hồi kết với nhiều gương mặt nhí tỏa sáng không chỉ bằng kiến thức văn toán mà còn bằng nét chữ sạch đẹp gọn gàng.

Tổng Bí thư: Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm tới
Giáo dụcTổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên. Việc dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm không thu phí và giảm áp lực với học sinh, tăng cường dạy học về văn hoá, nghệ thuật bảo đảm cho học sinh phát triển toàn diện.