Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dịch ở Hải Dương phức tạp, khó lường, có thể kéo dài

GiadinhNet - Bộ trưởng đề nghị Hải Dương cần áp dụng phong toả trên diện hẹp, giãn cách theo Chỉ thị 16 trên diện rộng hơn để "không phải đuổi theo dịch mà phải chặn dịch, bởi cứ phát hiện ca nào lại đuổi theo ca đó là thất bại".

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dịch ở Hải Dương phức tạp, khó lường, có thể kéo dài - Ảnh 1.

Chiều 14/2 (mùng 3 Tết Tân Sửu), GS.TS Nguyễn Thanh Long, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế và ông Phạm Xuân Thăng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương, đồng chủ trì hội nghị trực tuyến chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Hải Dương.

10/12 huyện ở Hải Dương có ca bệnh, bắt đầu xuất hiện ca bệnh trong khu phong toả

Ông Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết từ một doanh nghiệp ghi nhận ca bệnh ở Chí Linh, tính đến thời điểm 15h00 ngày 14/2, 10/12 thành phố, huyện ở Hải Dương có bệnh nhân COVID-19.

Để triển khai các biện pháp chống dịch, Hải Dương đã phong toả 66 khu dân cư, 9 thôn, 2 xã và 2 huyện, thành phố. Toàn tỉnh có 103 khu cách ly tập trung, trong đó nhiều nhất là Chí Linh với 29 khu cách ly, tiếp đến là Kinh Môn với 27 khu cách ly.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dịch ở Hải Dương phức tạp, khó lường, có thể kéo dài - Ảnh 2.

Ảnh: Nguyễn Huy Hoàng


Nhận định về tình hình của các ổ dịch trên địa bàn tỉnh, ông Lương Văn Cầu cho hay ổ dịch Chí Linh và Kinh Môn "cơ bản đã được khống chế".

Đối với ổ dịch Cẩm Giàng ghi nhận 49 ca mắc, tổng số F1 là 1.550 đã xét nghiệm hết. Tuy nhiên trên địa bàn đã xuất hiện ổ dịch trong khu công nghiệp, trong đó riêng công ty Kuroda Kagaku có 12 ca mắc. Hiện hơn 400 công nhân của công ty này đều cách ly tập trung.

Đối với công nhân tại các tỉnh khác, Sở Y tế đã thông báo đến các địa phương tổ chức cách ly tập trung, theo dõi giám sát và lấy mẫu xét nghiệm. Đến nay chưa phát hiện ca bệnh nào là công nhân của công ty này tại các địa phương khác.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho rằng ổ dịch trên địa bàn này còn diễn biến phức tạp. Tỉnh đã xét nghiệm toàn bộ người liên quan đến quán karaoke, tiếp tục truy vết ổ dịch huyện Nam Sách có 26 ca bệnh, 100% F1 đã xét nghiệm. Ổ dịch này vẫn trong tầm kiểm soát, tuy nhiên đã bắt đầu xuất hiện ca bệnh trong các khu phong toả...

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dịch ở Hải Dương phức tạp, khó lường, có thể kéo dài - Ảnh 3.

Dịch bệnh tại Hải Dương vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường và có thể kéo dài hơn, nhưng tổng thể chung vẫn kiểm soát tốt tình hình" - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định.


Dịch ở Hải Dương phức tạp, khó lường

Từ điểm cầu Hải Dương, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho hay dịch bùng phát trên địa bàn tỉnh Hải Dương ở môi trường phức tạp là khu công nghiệp đông công nhân, lại liên quan mật thiết đến cộng đồng dân cư đông đúc và ảnh hưởng liên quan đến các địa phương lân cận.

Dịch xảy ra vào thời điểm khó khăn cho công tác phòng chống dịch là giáp Tết. Tuy nhiên Hải Dương cũng đã bám sát các chỉ đạo của trung ương, sáng tạo trong công tác phòng chống dịch.

Dịch xảy ra trên nhiều địa bàn, nhưng Hải Dương đã kiểm soát được. Đặc biệt, ổ dịch công ty Poyun đã được "điểm trúng, khoá chặt" ngay từ đầu nên đã ngăn chặn được dịch bệnh lây lan, "cứu được sự nguy hiểm" cho tỉnh và các địa phương khác.

Tuy nhiên, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế tại Hải Dương Trần Như Dương cũng nhận định tình hình chung về dịch bệnh của Hải Dương còn phức tạp, khó lường với nhiều nguy cơ, khi sau Tết công nhân đi làm trở lại, giao thương nhiều...

Đặc biệt trong điều kiện thực hiện sản xuất tại các khu công nghiệp, vừa phải chống dịch, nhưng vừa phải duy trì sản xuất trong điều kiện bình thường mới (ví như huyện Cẩm Giàng có khu công nghiệp lớn với 60.000 công nhân).

Do đó việc thực hiện cách ly nhà với nhà trong các khu cách ly là rất cần thiết và phải quán triệt thực hiện.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dịch ở Hải Dương phức tạp, khó lường, có thể kéo dài - Ảnh 4.

Xét nghiệm COVID-19 tại CDC Hải Dương. Ảnh: Đức Tuỳ


PGS Dương cho biết công suất xét nghiệm của Hải Dương đã tăng 20 lần so với ban đầu, trung bình 30.000 mẫu gộp/ngày. Tuy nhiên nhu cầu xét nghiệm thời gian tới rất lớn, do đó vẫn rất cần quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là khi Hải Dương triển khai xét nghiệm trên diện rộng tại một số địa phương.

Về điều trị, ThS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, cho biết hiện có hơn 400 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 1 (Trung tâm Y tế Chí Linh), Bệnh viện Dã chiến số 2 (Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương) và Trung tâm Y tế Ninh Giang, trong đó có 4 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 hiện đã ổn định, chỉ hỗ trợ oxy thường.

Các cơ sở điều trị đang theo dõi sát 87 bệnh nhân có dấu hiệu viêm phổi, một số bệnh nhân có bệnh nền, bệnh nhân cao tuổi đang được theo dõi sát sao...

ThS Nguyễn Trọng Khoa đề nghị các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng cường công tác sàng lọc, tăng cường bảo vệ bệnh nhân mạn tính như suy thận, chạy thận nhân tạo, cố gắng không để bệnh nhân suy thận mắc COVID-19; quản lý chặt chẽ bệnh nhân ung thư.

6 việc cần làm ngay

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá cao nỗ lực của Hải Dương trong thời gian ngắn đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị và lực lượng, nhân dân của tỉnh để nhanh chóng truy vết, khoanh vùng để dập dịch. Do biến chủng, nên virus có tốc độ lây lan tăng gấp 4 lần, phải triển khai tăng công suất xét nghiệm, truy vết nhanh chóng.

"Dịch bệnh tại Hải Dương vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường và có thể kéo dài hơn, nhưng tổng thể chung vẫn kiểm soát tốt tình hình" - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận xét. Theo ông, Cẩm Giàng là địa bàn "đáng quan ngại", cần triển khai các biện pháp chống dịch quyết liệt tại huyện này. Bộ trưởng nêu 6 điểm:

Thứ nhất, đề nghị lãnh đạo tỉnh Hải Dương cần áp dụng phong toả trên diện hẹp, giãn cách theo Chỉ thị 16 trên diện rộng hơn trên địa bàn Hải Dương để "không phải đuổi theo dịch mà phải chặn dịch, bởi cứ phát hiện ca nào lại đuổi theo ca đó là thất bại".

Thứ hai, ưu tiên tối đa các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn có dịch, xét nghiệm nhanh chóng. Bệnh viện Bạch Mai phải hỗ trợ máy móc, nhân sự để tăng cường xét nghiệm tại Hải Dương; Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phải lập Trung tâm xét nghiệm (Labo) ngay tại Cẩm Giàng; cứ 2 ngày sàng lọc/lần; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thiết lập ngay Labo ở Chí Linh; Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương huy động sinh viên quay lại trường sau dịp nghỉ lễ Tết sớm để tăng cường nhân lực lấy mẫu.

Thứ ba, cần giải toả cách ly ở khu vực Trường nghề Canada; Trường Chu Văn An. Đề nghị giao quân đội những khu vực, địa điểm khu cách ly trên 50 người trở lên.

Thứ tư, đối với nhà máy Poyun, nhà máy Kagaku đưa người cách ly khỏi Hải Dương về các tỉnh/thành phố lân cận do quân khu 3 quản lý. Và thực hiện tăng cường xét nghiệm trong khu cách ly.

Thứ năm, tán đồng chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Hải Dương liên quan đến khu công nghiệp vẫn giãn cách xã hội và thực hiện sản xuất, nhưng phải thực hiện nghiêm các hướng dẫn phòng, chống dịch của Bộ Y tế.

Thứ sáu, đề nghị Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục hỗ trợ tập huấn, chuẩn bị bộ máy nhân sự của Bệnh viện Dã chiến số 3. Đồng thời, tăng cường giám sát việc thực hiện cách ly tại khu dân cư. Phương châm 4 tại chỗ vẫn cần triển khai quyết liệt hơn.

Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Phạm Xuân Thăng cho biết tỉnh đã trải qua 3 lần xuất hiện đợt dịch COVID-19. Theo đánh giá của ông Thăng, tình hình dịch bệnh COVID-19 rất phức tạp, tỉnh đã và đang đặt trạng thái khẩn cấp chống dịch COVID-19 ở mức độ cao nhất với các biện pháp đồng loạt.

"Chúng tôi sẽ báo cáo Thường trực Tỉnh uỷ để thực hiện áp dụng Chỉ thị 16 ở quy mô rộng hơn; tiếp tục phong toả trên diện hẹp; truy vết thần tốc; xét nghiệm nhanh để ngăn chặn tốc độ lây nhiễm của virus", ông Thăng cho biết.

V.Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bác sĩ của Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu cấp cứu thành công bé gái bị hóc dị vật

Bác sĩ của Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu cấp cứu thành công bé gái bị hóc dị vật

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Bằng nghiệm pháp Heimlich, bác sĩ của trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu Đà Nẵng đã cấp cứu thành công cho bé gái bị hóc dị vật.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 5 ngày trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 6 ngày trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Thiếu niên 15 tuổi (ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng bao quy đầu bị sưng nề, thắt nghẹt và hoại tử kéo dài 3 ngày.

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 1 tuần trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Y tế - 1 tuần trước

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Một người đàn ông ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn may mắn được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Top