Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dồn tổng lực chi viện Bắc Giang chống dịch ở mức cao hơn Đà Nẵng

GiadinhNet - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định quan điểm Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tối đa cho Bắc Giang. Tỉnh cũng cần chuẩn bị kịch bản trong tình huống gia tăng ca mắc cao hơn kịch bản hiện tại.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dồn tổng lực chi viện Bắc Giang chống dịch ở mức cao hơn Đà Nẵng - Ảnh 1.

Phải hết sức bình tĩnh

Theo báo cáo của Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giang tại cuộc họp khẩn với Bộ trưởng Bộ Y tế chiều 25/5, tình hình dịch của Bắc Giang, Bắc Ninh đang rất nóng.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dồn tổng lực chi viện Bắc Giang chống dịch ở mức cao hơn Đà Nẵng - Ảnh 3.

Ảnh: Trần Minh

Tại thời điểm diễn ra cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết những ngày qua, nhờ huy động tổng lực xét nghiệm, hôm nay đã phát hiện hơn 300 ca bệnh ở Bắc Giang. Mẫu xét nghiệm được lấy từ ngày 22/5 đến nay, kết quả tăng hơn gấp 3 lần so với một số lần đỉnh cao nhất ở tỉnh Bắc Giang.

Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết 3 ngày qua, lực lượng chức năng vừa tập trung lấy mẫu trên diện rộng, vừa bám vào các điểm có nguy cơ cao và số lượng F0 tăng lên rất nhanh. Hầu hết số F0 mới phát hiện đều là các trường hợp được xác định là F1 trước đó.

Tỷ lệ F1 âm tính trở thành dương tính rất cao. Riêng tại ổ dịch công ty SJ Tech (trong KCN Vân Trung) có ca nhiễm đầu tiên, tỷ lệ chuyển từ âm tính sang dương tính là 79%. Tại Công ty Hosiden (KCN Quang Châu), tỷ lệ này là 55%, đến nay công ty này có 660 F0" - ông Lê Ánh Dương nói.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dồn tổng lực chi viện Bắc Giang chống dịch ở mức cao hơn Đà Nẵng - Ảnh 4.

Ảnh: Trần Minh

Đánh giá chủng virus gây bệnh lần này có khả năng lây lan rất nhanh, mạnh, có khả năng nhân lên, phát tán mầm bệnh rất rộng, Bộ trưởng cho hay chủng lần này cũng có những điểm khác biệt. Hình thái lây nhiễm cũng khác biệt khi lây nhiễm chủ yếu trong khu công nghiệp.

Dù tình hình dịch được nhận định tiếp tục phức tạp, ghi nhận nhiều ca mắc hơn, rất nguy hiểm nhưng Bộ trưởng cho biết điểm "tạm an tâm" là tất cả trường hợp này đã trong khu phong toả, nhà máy, khu công nghiệp đã cách ly nên việc lây nhiễm ra cộng đồng dù có nhưng không lớn.

"Phải hết sức bình tĩnh" – Bộ trưởng nhận định ưu tiên nhất hiện nay là phòng chống và dập dịch Bắc Giang. Nếu không làm được thì chúng ta thất bại và sẽ lây ra các tỉnh, thành phố khác thì rất nguy hiểm.

Bắc Giang đang đi đúng hướng và cần quyết liệt hơn

Đánh giá biện pháp phòng chống dịch của Bắc Giang, Bộ trưởng cho biết Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ đặt tại Bắc Giang đã thành lập các tiểu ban với các thành viên là những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trên nhiều mặt trận phòng chống COVID-19 ở Vĩnh Phúc, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hải Dương.

"Bắc Giang đang đi đúng hướng và đang làm quyết liệt" – Bộ trưởng nhấn mạnh. Tuy nhiên, theo ông tỉnh này phải đối mặt thực tế số ca bệnh tiếp tục tăng và chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dồn tổng lực chi viện Bắc Giang chống dịch ở mức cao hơn Đà Nẵng - Ảnh 5.

Theo Bộ trưởng, Bắc Giang cần mạnh dạn hơn, "đừng ngần ngại" áp dụng biện pháp cách ly xã hội hoặc cách ly vùng y tế, thẩm quyền thuộc về UBND tỉnh. Ảnh: Trần Minh

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ phận thường trực đặc biệt cần phối hợp tỉnh Bắc Giang đánh giá lại, cập nhật liên tục nguy cơ trên toàn tỉnh không riêng 4 huyện đã thực hiện theo Chỉ thị 16. Bắc Giang cần "mạnh dạn hơn", "đừng ngần ngại" áp dụng biện pháp cách ly xã hội hoặc cách ly vùng y tế, thẩm quyền thuộc về UBND tỉnh.

Thứ hai, đối với tất cả những trường hợp có ổ dịch tại cộng đồng, thực hiện đúng nguyên tắc truy vết, cách ly, dập dịch, điều trị nhưng phải truy vết triệt để, không được để sót trường hợp F1. “Chỉ cần bỏ sót 1 trường hợp cũng gây hậu quả khôn lường” - người đứng đầu ngành Y tế nhấn mạnh.

Thứ ba, các khu vực có nhiều công nhân như My Điền, Núi Hiểu, Trung Đồng… phải đóng băng lại, áp dụng thiết chế cách ly tập trung toàn bộ khu vực này và mở rộng các khu vực khác nếu có đông công nhân và yếu tố nguy cơ. Phải coi cả vùng đó là khu cách ly tập trung thì mới khống chế, kiểm soát được dịch.

Theo đó, tất cả những trường hợp vi phạm phải xử lý nghiêm, nhà nào ở nhà đó, phòng nào ở phòng đó, có giám sát chặt và nếu ra ngoài là vi phạm" - Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu.

Thứ tư, Bắc Giang cần phát huy nhiều hơn nữa vai trò của các tổ COVID-19 cộng đồng. Trong khu vực áp dụng Chỉ thị 16 thì phải làm nghiêm.

Cùng đó, phải từng bước làm sạch môi trường công nhân qua nhiều vòng. Nếu không làm sạch bằng xét nghiệm, không áp thiết chế cách ly tập trung thì không thể dừng chuỗi lây nhiễm lại được. Theo Bộ trưởng, nếu phát hiện ca dương phải đưa F0 và F1 phải đưa đi ngay.

Thay đổi phương thức xét nghiệm: Đà Nẵng nhanh 1, Bắc Giang phải nhanh 10 mới chặn được

Bộ trưởng yêu cầu PGS.TS Trần Như Dương và PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai (2 Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, thành viên Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giang), cần họp với tỉnh và đưa ra phương án là thay thế xét nghiệm khẳng định bằng Realtime RT-PCR bằng test kháng nguyên nhanh, sàng lọc những người có nguy cơ cao.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dồn tổng lực chi viện Bắc Giang chống dịch ở mức cao hơn Đà Nẵng - Ảnh 6.

PGS.TS Dương đánh giá hiện Bắc Giang có 50.000 người nguy cơ lây nhiễm rất cao. Ảnh: Trần Minh

PGS.TS Dương đánh giá hiện Bắc Giang có 50.000 người nguy cơ lây nhiễm rất cao. Bộ trưởng yêu cầu phải xét nghiệm kháng nguyên nhanh 3 ngày/lần, nếu dương tính phải đưa đi ngay. Đặc biệt, với trường hợp âm tính tuyệt đối không được coi là an toàn mà phải tiếp tục cách ly và làm xét nghiệm 3 ngày/lần, sau 7 ngày thì làm xét nghiệm khẳng định RT-PCR để đánh giá và điều chỉnh lại.

Đặc biệt, với phương thức xét nghiệm này, Bắc Giang không phải lấy mẫu mang về cho CDC tỉnh hay tuyến huyện mà tổ chức các điểm vừa lấy mẫu, làm xét nghiệm và trả kết quả ngay. Khi có kết quả dương tính là đưa bệnh nhân đi ngay và làm lại RT-PCR để khẳng định.

"Chấp nhận nhầm còn hơn bỏ sót thì mới nhanh được. Mỗi ngày phải làm 50.000 mẫu" – Bộ trưởng nhấn mạnh trên nguyên tắc phải nhanh nhất mới có thể thắng được. "Đà Nẵng nhanh 1 thì trận này phải nhanh 10 mới chặn được. Chúng tôi rất lo ngại" – Bộ trưởng nói.

Dồn tổng lực hỗ trợ tối đa cho Bắc Giang cao hơn Đà Nẵng

Người đứng đầu ngành Y tế khẳng định quan điểm Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tối đa cho Bắc Giang. "Ngành Y tế từng hỗ trợ rất lớn để dập dịch tại Đà Nẵng năm ngoái, nhưng lần này phải hỗ trợ ở mức cao hơn" – Bộ trưởng khẳng định và giao cho Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt, toàn quyền “điều quân” từ mọi nơi tới Bắc Giang. Bên cạnh đó cũng cần “đảo quân”, bố trí để các cán bộ, nhân viên y tế đã tham gia từ đầu đợt dịch tới giờ có cơ hội nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.

Riêng với lực lượng xét nghiệm, Bộ trưởng đã yêu cầu các trường Y khoa trên cả nước phải chuẩn bị nhân lực lượng sẵn sàng với hơn 20.000 người. Cục Khoa học Đào tạo và Công nghệ sẽ điều phối, tập huấn lại cho lực lượng này để về Bắc Giang thay thế cho lực lượng ở tỉnh hiện tại. Điều này, theo Bộ trưởng là để đủ duy trì lực lượng chiến đấu.

Về điều trị, Bộ Y tế đã điều Bệnh viện Chợ Rẫy ở TP.HCM (chiều mai có mặt ở Bắc Giang), Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - những nơi có các đơn vị hồi sức tích cực tốt về hỗ trợ cho Bắc Giang điều trị COVID-19 đặc biệt với bệnh nhân nặng.

Trong điều kiện cần thiết, Bộ Y tế sẽ thành lập kho dã chiến tiền phương, hỗ trợ trang thiết bị, vật tư tối đa với Bắc Giang. Tuy nhiên, Bắc Giang cũng cần chuẩn bị kịch bản trong tình huống gia tăng ca mắc cao hơn kịch bản hiện tại (3.000 ca).

Bộ trưởng kêu gọi các địa phương, đơn vị trên cả nước phải hướng về tâm điểm Bắc Giang, Bắc Ninh, đặc biệt là Bắc Giang. Theo tư lệnh ngành Y tế, khống chế dịch ở Bắc Giang, Bắc Ninh thành công có ý nghĩa quan trọng trong cuộc chiến chống dịch lần này.

"Ngành y dồn tổng lực hỗ trợ tối đa Bắc Giang ở mức cao hơn so với đợt dịch tại Đà Nẵng"– Bộ trưởng nhấn mạnh và yêu cầu ngay ngày mai, Bắc Giang phải bắt tay vào thực hiện xét nghiệm theo phương thức mới.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 13 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 3 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 6 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 6 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Top