Bộ trưởng Bộ Y tế: Ưu tiên trang thiết bị, nhân lực tinh tuý nhất giữ bằng được mặt trận "đặc biệt"
GiadinhNet - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng cho "kịch bản xấu và xấu hơn"; đồng thời cam kết không để thiếu đồ bảo hộ, bảo đảm an toàn tối đa cho lực lượng điều trị tuyến đầu.
Ưu tiên trang thiết bị, nhân lực tinh tuý nhất cho miền Nam
Báo cáo tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 sáng 18/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tình hình dịch COVID-19 tại TP HCM, các địa phương khu vực phía Nam tiếp tục có xu hướng diễn biến phức tạp.
Ngành Y tế đang tập trung chuẩn bị tích cực, đồng bộ, ưu tiên giảm số ca bệnh nặng, hạn chế số tử vong, đặc biệt đối với các ca mắc có bệnh lý nền, người cao tuổi, bệnh nhân chạy thận nhân tạo…
Chia sẻ về tháp 3 tầng điều trị gồm: Tầng 1 dành cho bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng, tầng 2 là bệnh nhân có triệu chứng nguy cơ diễn biến nặng và tầng 3 là tầng dành điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay, tầng 3 là tầng được quan tâm nhất.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Trung Kiên
Tư lệnh ngành Y tế cho biết, sau khi trao đổi với lãnh đạo TP HCM, Bệnh viện Hồi sức tích cực COVID-19 (đặt tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM cơ sở 2) đã được thiết lập, có công suất 1.000 giường, với cơ chế điều hành của bệnh viện Trung ương hạng Đặc biệt. Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy được chỉ định sang làm Giám đốc Bệnh viện này.
"Bộ Y tế ưu tiên tối đa trang thiết bị vật tư, y tế, nhân lực tinh túy nhất để đưa về bệnh viện này, tối ưu hóa điều trị tất cả trường hợp thở máy trên toàn Thành phố, quyết giữ cho bằng được mặt trận này", Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.
Về trang thiết bị, Bộ Y tế cũng đã thành lập kho trang thiết bị, vật tư tiêu hao dã chiến tại TP HCM và sẽ điều phối 2.000 máy thở chức năng cao cũng như máy thở thông thường cho kho dự trữ này. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đang tích cực huy động các nguồn lực, vận động các nhà tài trợ để có thể đảm bảo trang thiết bị cho công tác phòng chống dịch khu vực này.
"Bộ Y tế cho phép Giám đốc Bệnh viện Hồi sức 1.000 giường này được quyền xuất cấp kho này mà không cần xin ý kiến của Bộ, thiếu đâu lấy đó, cùng với lãnh đạo TP HCM, phải giữ bằng được mặt trận này trong điều trị" – Bộ trưởng chia sẻ.
Rà soát, chuẩn bị các kịch bản mua sắm trang thiết bị phòng dịch
Tuần qua, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến với tất cả các tỉnh, thành phố để chuẩn bị sẵn sàng cho "kịch bản xấu và xấu hơn". Tại cuộc họp này, Bộ trưởng yêu cầu tất cả các bệnh viện hạng 2, hạng 3 (tuyến huyện và tương đương) buộc phải thiết lập hệ thống oxy trung tâm, kiểm soát lại toàn bộ quá trình thiết lập, chuẩn bị các giường hồi sức tại các bệnh viện này.
Các bệnh viện tuyến tỉnh thiết lập tối thiểu 50 giường cấp cứu, hồi sức tích cực để điều trị bệnh nhân nặng theo phân tầng điều trị. Ngoài ra Bộ Y tế thành lập các trung tâm hồi sức tích cực tại các khu vực. Bộ Y tế sẽ trực tiếp chỉ đạo các khu vực này.
"Đợt dịch này không như các lần trước, Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đang chuẩn bị cho ‘kịch bản xấu và xấu hơn’", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng tại TP HCM. Ảnh: Zing
Liên quan đến vấn đề trang thiết bị phòng, chống dịch, GS Nguyễn Thanh Long cho biết, các địa phương mua sắm theo phương châm "4 tại chỗ" nhưng còn chậm do nhiều nguyên nhân; thủ tục, quy trình mua sắm nhiều bước; khả năng đáp ứng của các đơn vị cung ứng hạn chế; việc sử dụng sinh phẩm chẩn đoán ở mức độ cao hơn nhiều…
Về công tác xét nghiệm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay test kháng nguyên nhanh đang được sử dụng rộng rãi. Đánh giá hiệu quả ở Bắc Giang hay TP HCM cho thấy, độ nhạy của test kháng nguyên nhanh tương đương với test mẫu gộp Realtime RT-PCR. Bộ Y tế đã hướng dẫn thực hiện xét nghiệm nhanh mẫu gộp 3 hoặc 5 mẫu đơn, tiết kiệm sinh phẩm.
"Bộ Y tế phải chuẩn bị kịch bản dài hơi với mua sắm sinh phẩm chẩn đoán do nhu cầu rất lớn, với đặc tính sinh học lây lan nhanh của biến chủng virus đợt này" – Bộ trưởng nói. Bộ Y tế đã đưa ra kịch bản sẽ đàm phán mua trực tiếp với các nhà sản xuất lớn trên thế giới như Hàn Quốc, châu Âu, Trung Quốc… về xét nghiệm nhanh; tăng cường sản xuất trong nước về xét nghiệm Realtime RT-PCR.
"Đầu tuần tới, có khoảng 7 triệu test nhanh sẽ về Việt Nam qua các nguồn viện trợ. Bộ Y tế sẽ ưu tiên cho các tỉnh có tình hình dịch phức tạp" – Bộ trưởng thông tin.
Về thiết bị máy móc xét nghiệm (máy PCR và máy tách chiết), lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, số lượng máy móc tạm đủ trong tình hình dịch hiện nay và vẫn phải mua thêm để dự trữ. Đáng chú ý, Bộ Y tế sẽ thành lập 25 xe xét nghiệm lưu động với công suất khoảng 2.000 mẫu đơn RT-PCR/ngày để hỗ trợ không chỉ cho các địa phương nguy cơ cao mà tiến hành sàng lọc, tầm soát tại những khu vực an toàn.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang tính toán nhu cầu các thiết bị phục vụ điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch như hệ thống ECMO, máy thở chức năng cao, máy thở oxy cao áp (HFNC), bơm tiêm điện, máy theo dõi các chức năng sống của bệnh nhân, máy lọc thận chậm…
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn đồng tình với phương án Bộ Y tế mua sắm tập trung số lượng lớn sinh phẩm xét nghiệm, máy móc, trang thiết bị y tế… theo Điều 22 về việc chỉ định thầu, Điều 26 về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt của Luật Đấu thầu 2013. Bộ Tài chính sẽ cân đối nguồn kinh phí bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Cam kết không để thiếu đồ bảo hộ, bảo đảm an toàn tối đa cho lực lượng điều trị tuyến đầu
Ngoài nguồn ngân sách, Bộ Y tế đang tích cực huy động, kêu gọi sự đóng góp, chung tay của cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân… Lãnh đạo Bộ Y tế cam kết không để đội ngũ y, bác sĩ thiếu các đồ bảo hộ, bảo đảm an toàn tối đa cho lực lượng điều trị tuyến đầu.
Võ Thu

Tìm ra nguyên nhân 5 vụ ngộ độc thực phẩm tại Điện Biên
Y tế - 1 ngày trướcChi cục ATVSTP tỉnh Điện Biên đã có báo cáo về 5 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn tỉnh, có nguyên nhân bún nhiễm vi sinh.

Quý ông nhận trái đắng khi tân trang "cậu nhỏ" không đúng cách
Y tế - 1 ngày trướcVì mạo hiểm tân trang "cậu nhỏ" mà nhiều quý ông nhập viện do biến chứng viêm loét, hoại tử.

Phòng bệnh 'vi khuẩn ăn thịt người' theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường...

Hôm nay, 11 bệnh nhân của vụ cháy chung cư mini điều trị tại BV Bạch Mai xuất viện
Y tế - 2 ngày trướcThông tin từ BV Bạch Mai cho biết, 11 người trong số 27 bệnh nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ được ra viện hôm nay 22/9. Đây là lượt bệnh nhân đầu tiên tại Bệnh viện Bạch Mai ra viện sau gần 10 ngày theo dõi, điều trị.

Bí quyết sống thọ của người Singapore dù chịu đủ áp lực
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNgười dân Singapore sống thọ, khỏe mạnh nhờ chăm đi bộ, có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt, sử dụng thực phẩm lành mạnh.

Tìm thấy nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm trong mẫu bánh mì Phượng
Y tế - 3 ngày trướcNhiều loại vi khuẩn sinh độc tố được tìm thấy trong các mẫu rau, chả lợn, thịt heo xíu, xíu mại được lấy tại quán bánh mì Phượng ở Hội An.

Vi phạm nhiều lần, cơ sở làm đẹp ‘Pfizers’ bị Sở Y tế TP HCM chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Không tuân thủ quyết định của cơ quan chức năng, cơ sở làm đẹp có tên là “Pfizers” bị Sở Y tế TP HCM “tuýt còi" và chuyển hồ sơ vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.

Phòng khám Y học Sài Gòn ‘vẽ bệnh, moi tiền’ và giữ bệnh nhân trái quy định
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Đến khám phụ khoa tại Phòng khám Y học Sài Gòn (ở quận 5, TP HCM), một người phụ nữ bị đơn vị “vẽ bệnh, moi tiền". Thậm chí người bệnh này chuyển khoản không đủ chi phí phẫu thuật còn bị giữ lại tại phòng khám và bắt phải trả đủ tiền.

Chủ tiệm bánh mì Phượng gửi thư xin lỗi, thừa nhận đây là 'sơ sót của quán'
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sự cố ngộ độc thực phẩm liên quan đến tiệm bánh mì Phượng đã ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và sinh hoạt cuộc sống của khách hàng.

Câu hỏi đầu tiên của người phụ nữ nhảy từ tầng 9 chung cư mini sau khi tỉnh lại
Y tế - 4 ngày trướcSau cú nhảy "đặt cược tính mạng" từ tầng 9 chung cư mini Khương Hạ, Hà Nội, hai mẹ con chị T. may mắn thoát chết nhưng bị thương rất nặng. Khi tỉnh lại, câu hỏi đầu tiên của chị với người thân là về con trai.

Câu hỏi đầu tiên của người phụ nữ nhảy từ tầng 9 chung cư mini sau khi tỉnh lại
Y tếSau cú nhảy "đặt cược tính mạng" từ tầng 9 chung cư mini Khương Hạ, Hà Nội, hai mẹ con chị T. may mắn thoát chết nhưng bị thương rất nặng. Khi tỉnh lại, câu hỏi đầu tiên của chị với người thân là về con trai.